Nhập khẩu dầu thô của châu Á từ Iran trong tháng 11 giảm mạnh nhất trong 9 tháng do Ấn Độ và Hàn Quốc cắt giảm nhập khẩu bởi các khách hàng chủ yếu trì hoãn nâng lượng nhập khẩu sau thỏa thuận lịch sử trong tháng 7 về chương trình hạt nhân gây tranh chấp của Tehran.
Lượng nhập khẩu của bốn khách hàng lớn nhất Iran – Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc – là 894.685 thùng/ngày trong tháng 11, giảm 16,2% so với cùng tháng một năm trước và giảm mạnh kể từ tháng 2. Tuy nhiên nhập khẩu tăng 11,3% so với tháng 10.
Sự sụt giảm này hầu như phù hợp với số liệu xuất tại các cảng của Iran trong tháng trước. Xuất khẩu sang châu Á có thể tăng trên 1 triệu thùng/ngày trong tháng này.
Ấn Độ và Hàn Quốc có nhập khẩu từ Iran giảm mạnh nhất. Nhập khẩu của Ấn Độ giảm xuống 138.100 thùng/ngày, giảm 44,9% so với tháng 11/2014 và thấp nhất kể từ tháng 3, trong khi nhập khẩu của Hàn Quốc giảm xuống 97.200 thùng/ngày giảm 28,8% và thấp nhất kể từ tháng 7.
Nhập khẩu dầu thô của Nhật Bản từ Iran trong tháng 11 tăng 3,1% so với một năm trước đạt 168.285 thùng/ngày.
Tổng lượng nhập khẩu trung bình của 4 khách hàng hàng đầu châu Á giảm 7,1% xuống 1,03 triệu thùng/ngày trong 11 tháng đầu năm nay.
Mặc dù giá giá dầu suy giảm, Iran đã tuyên bố tăng sản lượng dầu thô và giành lại thị phần xuất khẩu đã mất của họ sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế đối với thành viên OPEC này được dỡ bỏ vào tháng 1/2016.
Xuất khẩu dầu thô của Iran có thể tăng nửa triệu thùng/ngày trong 6 đến 12 tháng tới khi các lệnh trừng phạt chống lại nước này được dỡ bỏ, theo giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA.
Các lệnh trừng phạt hạn chế xuất khẩu của Iran khoảng 1 triệu thùng/ngày, giảm từ 2,5 triệu thùng/ngày trong năm 2011, và buộc Tehaarn phải ngồi vào bàn đàm phán về các hoạt động hạt nhân gây tranh chấp của họ. Các cường quốc phương tây cho biết hoạt động này là vỏ bọc cho việc xây dựng vũ khí hạt nhân, trong khi đó Iran luôn phủ nhận.
Theo một hiệp ước đạt được tại Vienna vào 14/7, Iran sẽ là đối tượng bị hạn chế lâu dài về chương trình hạt nhân bù lại Mỹ, Liên hợp quốc và châu Âu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Lượng nhập khẩu của bốn khách hàng lớn nhất Iran – Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc – là 894.685 thùng/ngày trong tháng 11, giảm 16,2% so với cùng tháng một năm trước và giảm mạnh kể từ tháng 2. Tuy nhiên nhập khẩu tăng 11,3% so với tháng 10.
Sự sụt giảm này hầu như phù hợp với số liệu xuất tại các cảng của Iran trong tháng trước. Xuất khẩu sang châu Á có thể tăng trên 1 triệu thùng/ngày trong tháng này.
Ấn Độ và Hàn Quốc có nhập khẩu từ Iran giảm mạnh nhất. Nhập khẩu của Ấn Độ giảm xuống 138.100 thùng/ngày, giảm 44,9% so với tháng 11/2014 và thấp nhất kể từ tháng 3, trong khi nhập khẩu của Hàn Quốc giảm xuống 97.200 thùng/ngày giảm 28,8% và thấp nhất kể từ tháng 7.
Nhập khẩu dầu thô của Nhật Bản từ Iran trong tháng 11 tăng 3,1% so với một năm trước đạt 168.285 thùng/ngày.
Mặc dù giá giá dầu suy giảm, Iran đã tuyên bố tăng sản lượng dầu thô và giành lại thị phần xuất khẩu đã mất của họ sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế đối với thành viên OPEC này được dỡ bỏ vào tháng 1/2016.
Xuất khẩu dầu thô của Iran có thể tăng nửa triệu thùng/ngày trong 6 đến 12 tháng tới khi các lệnh trừng phạt chống lại nước này được dỡ bỏ, theo giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA.
Các lệnh trừng phạt hạn chế xuất khẩu của Iran khoảng 1 triệu thùng/ngày, giảm từ 2,5 triệu thùng/ngày trong năm 2011, và buộc Tehaarn phải ngồi vào bàn đàm phán về các hoạt động hạt nhân gây tranh chấp của họ. Các cường quốc phương tây cho biết hoạt động này là vỏ bọc cho việc xây dựng vũ khí hạt nhân, trong khi đó Iran luôn phủ nhận.
Theo một hiệp ước đạt được tại Vienna vào 14/7, Iran sẽ là đối tượng bị hạn chế lâu dài về chương trình hạt nhân bù lại Mỹ, Liên hợp quốc và châu Âu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC/Reuters
Relate Threads