Từ khi phương Tây ngừng cấm vận Iran vào cuối tháng 1/2016, doanh số bán dầu sang các nước châu Á của nước này tăng mạnh...
Chính phủ nhiều nước châu Á đang đẩy mạnh mua dầu của Iran, nó cho thấy Iran có mối quan hệ năng lượng ngày càng chặt chẽ hơn với khu vực này trong bối cảnh nhu cầu của châu Âu đối với dầu Iran chững lại.
Theo Wall Streer Journal, từ đầu năm 2016 đến nay, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật và Hàn Quốc đã nhập khẩu mạnh dầu của Iran. Chính phủ Trung Quốc và Ấn Độ thậm chí còn có kế hoạch đầu tư khá nhiều tiền vào các dự án năng lượng tại Iran. Sau nhiều năm ngành năng lượng phát triển trì trệ vì cấm vận, Iran đang cần khoảng 130 tỷ USD đầu tư để phát triển ngành năng lượng.
“Trung Quốc có rất nhiều lợi thế so với các nước khác trong các thỏa thuận năng lượng với Iran. Đơn giản bởi trong suốt nhiều năm Mỹ cấm vận Iran, Trung Quốc vẫn mua dầu Iran. Người Trung Quốc đang nắm cả thị trường dầu Iran trong tay họ”, tổng lãnh sự của Iran tại Hồng Kông và Macao, ông Mehdi Fakheri, nhận xét.
Tính từ khi chính phủ các nước phương Tây ngừng cấm vận Iran vào cuối tháng 1/2016, doanh số bán dầu sang các nước châu Á đóng góp đến 70% tăng trưởng doanh số bán dầu nói chung của Iran. Ở thời điểm tháng 8/2016, Iran khai thác mỗi ngày 3,6 triệu thùng dầu. Chính phủ nước này đặt mục tiêu sẽ nâng mức sản lượng hàng ngày lên hơn 4 triệu thùng dầu.
Trong tháng 8/2016, lượng dầu Ấn Độ nhập từ Iran tăng gấp 3 lần so với 1 năm trước lên mức 576 nghìn thùng/ngày. Cũng trong tháng này, lượng dầu Trung Quốc nhập từ Iran tăng 48% so với cùng kỳ lên mức 749 nghìn thùng/ngày.
Mức tăng trưởng nhập khẩu dầu của Nhật từ Iran trong cùng tháng tăng 45%. Hàn Quốc cũng mua rất nhiều dầu của Iran, lượng mua trong tháng 8/2016 thậm chí tăng gấp đôi so với tháng 8/2015.
Iran giành được thị phần lớn tại châu Á do chính phủ nước này chấp nhận bán dầu thô giá thấp hơn so với nhiều nước khác, ví như Saudi Arabia. Trong năm nay, giá mỗi thùng dầu của Iran bán tại thị trường châu Á rẻ hơn 25 cent/thùng so với đối thủ Saudi Arabia, theo tính toán của chuyên gia phân tích về thị trường năng lượng tại quỹ JBC Energy, ông Eugene Lindell.
Dù vậy, chính phủ Iran cũng không muốn hạ giá bán dầu quá sâu bởi không muốn nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá của nước này. Iran xuất được nhiều dầu sang châu Á còn vì châu Á là nơi tập trung của những thị trường dầu thô tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng trưởng 14% trong năm nay, gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu dầu thô Mỹ. Châu Âu cũng nhập khẩu khá nhiều dầu của Iran. Hiện Iran đang bán sang châu Âu mỗi ngày 500 nghìn thùng dầu trong khi cả năm 2015, châu Âu không nhập thùng dầu nào của Iran. Mỹ đã không mua dầu của Iran trong suốt nhiều thập kỷ.
Theo Wall Streer Journal, từ đầu năm 2016 đến nay, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật và Hàn Quốc đã nhập khẩu mạnh dầu của Iran. Chính phủ Trung Quốc và Ấn Độ thậm chí còn có kế hoạch đầu tư khá nhiều tiền vào các dự án năng lượng tại Iran. Sau nhiều năm ngành năng lượng phát triển trì trệ vì cấm vận, Iran đang cần khoảng 130 tỷ USD đầu tư để phát triển ngành năng lượng.
“Trung Quốc có rất nhiều lợi thế so với các nước khác trong các thỏa thuận năng lượng với Iran. Đơn giản bởi trong suốt nhiều năm Mỹ cấm vận Iran, Trung Quốc vẫn mua dầu Iran. Người Trung Quốc đang nắm cả thị trường dầu Iran trong tay họ”, tổng lãnh sự của Iran tại Hồng Kông và Macao, ông Mehdi Fakheri, nhận xét.
Tính từ khi chính phủ các nước phương Tây ngừng cấm vận Iran vào cuối tháng 1/2016, doanh số bán dầu sang các nước châu Á đóng góp đến 70% tăng trưởng doanh số bán dầu nói chung của Iran. Ở thời điểm tháng 8/2016, Iran khai thác mỗi ngày 3,6 triệu thùng dầu. Chính phủ nước này đặt mục tiêu sẽ nâng mức sản lượng hàng ngày lên hơn 4 triệu thùng dầu.
Trong tháng 8/2016, lượng dầu Ấn Độ nhập từ Iran tăng gấp 3 lần so với 1 năm trước lên mức 576 nghìn thùng/ngày. Cũng trong tháng này, lượng dầu Trung Quốc nhập từ Iran tăng 48% so với cùng kỳ lên mức 749 nghìn thùng/ngày.
Mức tăng trưởng nhập khẩu dầu của Nhật từ Iran trong cùng tháng tăng 45%. Hàn Quốc cũng mua rất nhiều dầu của Iran, lượng mua trong tháng 8/2016 thậm chí tăng gấp đôi so với tháng 8/2015.
Iran giành được thị phần lớn tại châu Á do chính phủ nước này chấp nhận bán dầu thô giá thấp hơn so với nhiều nước khác, ví như Saudi Arabia. Trong năm nay, giá mỗi thùng dầu của Iran bán tại thị trường châu Á rẻ hơn 25 cent/thùng so với đối thủ Saudi Arabia, theo tính toán của chuyên gia phân tích về thị trường năng lượng tại quỹ JBC Energy, ông Eugene Lindell.
Dù vậy, chính phủ Iran cũng không muốn hạ giá bán dầu quá sâu bởi không muốn nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá của nước này. Iran xuất được nhiều dầu sang châu Á còn vì châu Á là nơi tập trung của những thị trường dầu thô tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng trưởng 14% trong năm nay, gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu dầu thô Mỹ. Châu Âu cũng nhập khẩu khá nhiều dầu của Iran. Hiện Iran đang bán sang châu Âu mỗi ngày 500 nghìn thùng dầu trong khi cả năm 2015, châu Âu không nhập thùng dầu nào của Iran. Mỹ đã không mua dầu của Iran trong suốt nhiều thập kỷ.
ĐAN NGUYÊN - vneconomy.vn
Relate Threads