Giá dầu lao dốc và chưa thấy dấu hiệu của khả năng hồi phục ổn định. Những hệ lụy trước mắt rất rõ ràng.
Kết thúc năm 2015, giá dầu đã giảm đến 35%, còn 37 USD/thùng, thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đà lao dốc cũng gây hoang mang khi chỉ 18 tháng trước giá dầu vẫn còn ở mức ngất ngưởng 108 USD/thùng.
Tuy nhiên, đây chưa phải là điều tồi tệ nhất khi Tập đoàn Goldman Sachs đưa ra kịch bản mức trung bình giá dầu trong tháng 2-2016 chỉ vào khoảng 38 USD/thùng. Đây là mức giá hiếm thấy suốt năm ngoái.
Suy sụp vì mất tiền
Sự sụt giảm giá dầu càng kéo dài, tác động của nó lên các nước sản xuất dầu càng nhức nhối. Các khoản thặng dư khổng lồ biến thành thâm hụt, các chính sách xã hội hào phóng bị thay bằng những biện pháp thắt lưng buộc bụng. Những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất phần lớn chính là các thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Chính phủ Venezuela, nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới, đã quen với việc chi tiêu tiền từ sản xuất dầu cho các chương trình lương hưu, chăm sóc y tế, phúc lợi xã hội và thậm chí hỗ trợ vấn đề nhà ở và các cửa hàng tạp hóa. Nhưng nền kinh tế này đang đứng bên bờ vực khủng hoảng.
Lạm phát trong năm 2015 đã tăng hơn 150% và dự kiến vượt 200% trong năm nay. Chính phủ không còn khả năng chi trả, trong khi các nguồn nhu yếu phẩm và lương thực thiếu hụt.
Sự bất ổn kinh tế làm thay đổi cán cân chính trị khi phe đối lập đã có chiến thắng đầu tiên sau 17 năm trong cuộc bầu cử hồi tháng trước và một nhân vật đối lập vừa lên giữ chức chủ tịch quốc hội hôm 3-1-2016.
Thủ lĩnh của OPEC, Saudi Arabia, cũng chịu chung số phận. Nguồn thu từ dầu chiếm đến 75% thu nhập của nước này và sự sụt giảm giá dầu khiến chính quyền Riyadh thâm hụt gần 100 tỉ USD trong năm ngoái, buộc phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng trong năm 2016.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thậm chí cảnh báo Saudi Arabia có thể phá sản trong vòng năm năm tới.
“Đó là một lời nhắc nhở rằng ngay cả nhà sản xuất dầu chi phí thấp nhất thế giới cũng cần giá cao hơn để cân bằng ngân sách và mức giá hiện tại khó làm được điều này” - CNN dẫn lời chiến lược gia Kit Juckes của Tập đoàn tài chính Société Générale.
Nigeria, nhà sản xuất dầu lớn nhất của châu Phi, cũng phụ thuộc lớn vào dầu mỏ, chiếm đến 90% xuất khẩu. Nhưng truyền thông địa phương cho biết nhiều công chức chính quyền đang bị nợ lương hàng tháng trời trong khi tình trạng cúp điện, thiếu hụt năng lượng xảy ra như cơm bữa.
Ở Trung Đông, Iraq điêu đứng với giá dầu dù đang cần nguồn tài chính cho cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Iraq sản xuất lượng dầu thô kỷ lục trong năm 2015 nhưng không đủ bù đắp khoản sụt giảm.
Với Nga, sự sụt giảm giá dầu gây sức ép lớn lên nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây do cuộc khủng hoảng Ukraine và đang cần tiền cho cuộc chiến chống IS ở Syria.
Xuất khẩu dầu và khí đốt chiếm gần một nửa doanh thu của Matxcơva và ngân sách của chính phủ được xây dựng trên mức giá dầu tối thiểu là 50 USD/thùng. Đồng rúp cũng mất giá đến 20% trong năm qua.
“Đỉnh điểm của những vấn đề vẫn chưa qua” - cựu bộ trưởng tài chính Nga Alexei Kudrin nói trên Hãng tin Interfax. Theo tính toán của IMF, GDP của Nga giảm 3,8% trong năm 2015 và tiếp tục giảm thêm 0,6% trong năm nay.
Hai chiều dự báo
Theo giới phân tích, giá dầu đang chịu sức ép lớn bởi sự sụt giảm nhu cầu từ các nước tiêu thụ dầu lớn như Trung Quốc. Trong khi đó để giữ vững thị phần trước những nhà sản xuất ở Mỹ và một số nước khác, OPEC vẫn cương quyết không cắt giảm sản lượng dầu.
Iran, một thành viên của OPEC, thậm chí đang tăng tốc cho mục tiêu 1,5 triệu thùng/ngày trong năm nay để quay lại nhóm các nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới sau một thời gian dài bị cấm vận.
Giá dầu sẽ là bài toán đau đầu cho các nước xuất khẩu dầu trong năm 2016. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), tổ chức theo dõi xu hướng thị trường tại các quốc gia giàu nhất, dự đoán tình trạng thừa mứa sẽ kéo dài đến gần hết năm 2016, đồng nghĩa với việc giá dầu vẫn chưa chạm đáy.
Giới đầu tư cũng có cơ sở để tin rằng các nhà sản xuất dầu sẽ phải cắt giảm chi phí để sống sót và tiếp tục bán dầu giá rẻ trong năm nay để trả nợ. Dù vậy, một số nhà phân tích vẫn lạc quan rằng giá dầu có thể phục hồi vào cuối năm 2016, dự báo mức giá trung bình của dầu Brent sẽ vào khoảng 57 USD/thùng.
Nhưng cũng có những dự báo bi quan hơn nhiều. “Bong bóng hàng hóa đã xì hơi ba lần trong 100 năm qua: lần đầu tiên sau Thế chiến thứ nhất, lần thứ hai sau cú sốc giá dầu những năm 1980 và lần thứ ba đang diễn ra trước mắt” - nhà kinh tế Dhaval Joshi của Công ty nghiên cứu BCA (London) nói trên báo Guardian.
Ông Joshi dự báo giá dầu sẽ giảm xuống mức 25 USD/thùng và duy trì mức này trong dài hạn.
Kết thúc năm 2015, giá dầu đã giảm đến 35%, còn 37 USD/thùng, thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đà lao dốc cũng gây hoang mang khi chỉ 18 tháng trước giá dầu vẫn còn ở mức ngất ngưởng 108 USD/thùng.
Tuy nhiên, đây chưa phải là điều tồi tệ nhất khi Tập đoàn Goldman Sachs đưa ra kịch bản mức trung bình giá dầu trong tháng 2-2016 chỉ vào khoảng 38 USD/thùng. Đây là mức giá hiếm thấy suốt năm ngoái.
Suy sụp vì mất tiền
Sự sụt giảm giá dầu càng kéo dài, tác động của nó lên các nước sản xuất dầu càng nhức nhối. Các khoản thặng dư khổng lồ biến thành thâm hụt, các chính sách xã hội hào phóng bị thay bằng những biện pháp thắt lưng buộc bụng. Những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất phần lớn chính là các thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Chính phủ Venezuela, nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới, đã quen với việc chi tiêu tiền từ sản xuất dầu cho các chương trình lương hưu, chăm sóc y tế, phúc lợi xã hội và thậm chí hỗ trợ vấn đề nhà ở và các cửa hàng tạp hóa. Nhưng nền kinh tế này đang đứng bên bờ vực khủng hoảng.
Lạm phát trong năm 2015 đã tăng hơn 150% và dự kiến vượt 200% trong năm nay. Chính phủ không còn khả năng chi trả, trong khi các nguồn nhu yếu phẩm và lương thực thiếu hụt.
Sự bất ổn kinh tế làm thay đổi cán cân chính trị khi phe đối lập đã có chiến thắng đầu tiên sau 17 năm trong cuộc bầu cử hồi tháng trước và một nhân vật đối lập vừa lên giữ chức chủ tịch quốc hội hôm 3-1-2016.
Thủ lĩnh của OPEC, Saudi Arabia, cũng chịu chung số phận. Nguồn thu từ dầu chiếm đến 75% thu nhập của nước này và sự sụt giảm giá dầu khiến chính quyền Riyadh thâm hụt gần 100 tỉ USD trong năm ngoái, buộc phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng trong năm 2016.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thậm chí cảnh báo Saudi Arabia có thể phá sản trong vòng năm năm tới.
“Đó là một lời nhắc nhở rằng ngay cả nhà sản xuất dầu chi phí thấp nhất thế giới cũng cần giá cao hơn để cân bằng ngân sách và mức giá hiện tại khó làm được điều này” - CNN dẫn lời chiến lược gia Kit Juckes của Tập đoàn tài chính Société Générale.
Nigeria, nhà sản xuất dầu lớn nhất của châu Phi, cũng phụ thuộc lớn vào dầu mỏ, chiếm đến 90% xuất khẩu. Nhưng truyền thông địa phương cho biết nhiều công chức chính quyền đang bị nợ lương hàng tháng trời trong khi tình trạng cúp điện, thiếu hụt năng lượng xảy ra như cơm bữa.
Ở Trung Đông, Iraq điêu đứng với giá dầu dù đang cần nguồn tài chính cho cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Iraq sản xuất lượng dầu thô kỷ lục trong năm 2015 nhưng không đủ bù đắp khoản sụt giảm.
Với Nga, sự sụt giảm giá dầu gây sức ép lớn lên nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây do cuộc khủng hoảng Ukraine và đang cần tiền cho cuộc chiến chống IS ở Syria.
“Đỉnh điểm của những vấn đề vẫn chưa qua” - cựu bộ trưởng tài chính Nga Alexei Kudrin nói trên Hãng tin Interfax. Theo tính toán của IMF, GDP của Nga giảm 3,8% trong năm 2015 và tiếp tục giảm thêm 0,6% trong năm nay.
Hai chiều dự báo
Theo giới phân tích, giá dầu đang chịu sức ép lớn bởi sự sụt giảm nhu cầu từ các nước tiêu thụ dầu lớn như Trung Quốc. Trong khi đó để giữ vững thị phần trước những nhà sản xuất ở Mỹ và một số nước khác, OPEC vẫn cương quyết không cắt giảm sản lượng dầu.
Iran, một thành viên của OPEC, thậm chí đang tăng tốc cho mục tiêu 1,5 triệu thùng/ngày trong năm nay để quay lại nhóm các nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới sau một thời gian dài bị cấm vận.
Giá dầu sẽ là bài toán đau đầu cho các nước xuất khẩu dầu trong năm 2016. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), tổ chức theo dõi xu hướng thị trường tại các quốc gia giàu nhất, dự đoán tình trạng thừa mứa sẽ kéo dài đến gần hết năm 2016, đồng nghĩa với việc giá dầu vẫn chưa chạm đáy.
Giới đầu tư cũng có cơ sở để tin rằng các nhà sản xuất dầu sẽ phải cắt giảm chi phí để sống sót và tiếp tục bán dầu giá rẻ trong năm nay để trả nợ. Dù vậy, một số nhà phân tích vẫn lạc quan rằng giá dầu có thể phục hồi vào cuối năm 2016, dự báo mức giá trung bình của dầu Brent sẽ vào khoảng 57 USD/thùng.
Nhưng cũng có những dự báo bi quan hơn nhiều. “Bong bóng hàng hóa đã xì hơi ba lần trong 100 năm qua: lần đầu tiên sau Thế chiến thứ nhất, lần thứ hai sau cú sốc giá dầu những năm 1980 và lần thứ ba đang diễn ra trước mắt” - nhà kinh tế Dhaval Joshi của Công ty nghiên cứu BCA (London) nói trên báo Guardian.
Ông Joshi dự báo giá dầu sẽ giảm xuống mức 25 USD/thùng và duy trì mức này trong dài hạn.
Theo: Tuổi Trẻ
Relate Threads