Giá dầu sụt giảm đã kéo theo sự đi xuống của phần lớn ngành năng lượng. Nhưng một số quỹ phòng hộ năng lượng đã xoay xở để tránh được thảm kịch trên.
Trong tài chính, bán khống có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự sụt giá mạnh mẽ của một loại tài sản tài chính. Phần lớn các nhà đầu tư sẽ theo đuổi một khoản đầu tư lâu dài khi họ hi vọng giá của tài sản đó sẽ tăng lên. Tuy nhiên, bán khống có nghĩa là bán thứ mà nhà đầu tư không hề có trong tay. Kiếm lợi nhuận từ sự sụt giá có nghĩa là người bán khống sẽ “mượn tạm” tài sản và bán đi sau này, với hi vọng sẽ thu được lợi nhuận vì có thể mua lại ở mức giá thấp để trả nợ và hưởng chênh lệch giá.
Giá dầu đã giảm mạnh trong thời gian vừa qua và khiến không ít người lao đao. Tuy nhiên, theo nguồn thạo tin, Lansdowne Partners – một trong những quỹ phòng hộ lớn nhất Châu Âu nắm trong tay 22 tỷ USD đã thu được lợi suất 14,8% trong năm ngoái dựa vào chiến lược mua bán khống cổ phiếu ngành năng lượng. Một số công ty tư vấn mua bán hàng hóa thậm chí còn đưa ra con số tăng trưởng 25% trong năm 2015.
Khi mà giá dầu giảm 30% và chỉ số nhóm cổ phiếu năng lượng của S&P500 mất 21% thì hòa vốn đã là một thành tựu lớn trong năm 2015. Theo báo cáo hoạt động mới nhất về các quỹ phòng hộ của eVestment, các quỹ phòng hộ chứng khoán đã mất 10,7% giá trị vào năm ngoái. Giá dầu được dự báo giảm thêm 21% trong năm 2016 và xuống dưới mức 30 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2003.
Quỹ Landsdowne đã đi ngược xu thế trên khi đạt được phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động bán khống. Một quỹ phòng hộ khác có trị giá 140 triệu USD do Per Lekander quản lý thu được lợi nhuận nhờ mua bán khống cổ phiếu trong ngành điện nước, cơ sở hạ tầng năng lượng và năng lượng tái tạo.
Trong một bức thư gửi các nhà đầu tư, Brenham Capital Management – một quỹ phòng hộ mua bán khống chứng khoán có trụ sở ở Texas (Mỹ) do John Labanowski điều hành cho biết quỹ này đã tăng 23,2% giá trị vào năm ngoái. Quỹ có trị giá 824 triệu USD này hiện tập trung mua bán cổ phiếu năng lượng của các công ty vừa và nhỏ.
Ngành năng lượng vẫn có một vài công ty hoạt động tốt bất chấp sự hỗn loạn của thị trường. Cổ phiếu của Parsley Energy, một công ty sản xuất và thăm dò năng lượng có trụ sở ở Texas (Mỹ) đã tăng 15,6% giá trị trong năm 2015. Việc mua bán khống cổ phiếu này đã giúp Zimmer Partners, một quỹ phòng hộ có trị giá 1,9 tỷ USD tăng 3,5% giá trị.
Cổ phiếu của các công ty lọc dầu là một điểm sáng trong năm qua mặc dù chúng bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu gần đây của Mỹ. Nhiều nhà đầu tư cho biết việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ làm xói mòn khả năng tiếp cận dầu giá rẻ của các công ty lọc dầu. Quỹ Năng lượng McGinnis MLP chuyên mua khống cổ phiếu của các công ty lọc dầu đã tăng 1,4% trị giá trong năm vừa qua sau khi giá dầu giảm 10,4% trong tháng 12 năm ngoái đã lấy đi phần lớn lợi nhuận trong năm của quỹ này.
Những quỹ này đã tăng trưởng rất tốt trong năm ngoái bất chấp giá dầu giảm
Steve Henderlite, giám đốc điều hành của Mission Advisors – một quỹ phòng hộ năng lượng có trụ sở ở Texas (Mỹ) mà là công ty mẹ của quỹ McGinnis cho rằng cổ phiếu của các công ty lọc dầu vẫn sẽ tăng trong thời gian tới.
“Chúng tôi không nghĩ rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu sẽ ảnh hưởng lớn đến các công ty lọc dầu. Ngay cả khi không có lệnh cấm, các công ty lọc dầu vẫn có thể hưởng lợi từ dầu giá rẻ ở Canada và Mexico,” ông nói.
Chiến lược bán khống
Một trong những chiến lược đem lợi nhiều lợi nhuận nhất là đánh cược vào sự giảm giá dầu và hàng hóa. Pierre Andurand, giám đốc một quỹ phòng hộ chuyên về hàng hóa có giá trị tăng 8% tính đến ngày 11 tháng 12 năm ngoái trả lời các nhà đầu tư rằng giá dầu có thể giảm xuống 25 USD/thùng hoặc thấp hơn trong quý một năm nay. Nguồn cung toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong khi nhu cầu giảm, điều này có thể làm giá dầu thô giảm sâu hơn nữa. Quỹ Andurand Capital Management của ông có trụ sở ở London (Anh) hiện đang quản lý khối tài sản trị giá 615 triệu đô la.
Chiến lược bán khống đã giúp một số nhà tư vấn mua bán hàng hóa thu được lợi nhuận hai con số trong năm ngoái. Chiến lược mua bán khống hàng hóa có hệ thống của Red Rock Capital đã giúp quỹ này tăng 31,3% giá trị trong năm 2015. Thomas Rollinger, giám đốc điều hành kiêm giám đốc đầu tư của quỹ cho biết qua e-mail rằng phần lớn lợi nhuận trong năm ngoái có được nhờ các hoạt động bán khống cổ phiếu năng lượng tương lai như dầu thô, khí thiên nhiên, xăng và dầu sưởi.
Giá sẽ tiếp tục giảm
“Các nhà tư vấn mua bán hàng hóa hiện vẫn hưởng lợi bởi xu hướng giá năng lượng giảm chậm và ổn định trong hai năm qua,” Melanie Rijkenberg, phó giám đốc quỹ phòng hộ Pacific Alternative Asset Management Co. trị giá 9 tỷ USD có trụ sở ở London (Anh) cho biết. Tuy nhiên, một khi xu hướng này dừng lại, các nhà tư vấn mua bán hàng hóa sẽ gặp nhiều khó khăn đặc biệt nếu thị trường bước vào giai đoạn mất phương hướng.
Rijkenberg cảnh báo việc bán khống cố phiếu năng lượng sẽ không có tác dụng mãi mãi. “Khi thị trường ổn định và giá dầu chạm đáy, sẽ có nhiều cơ hội đầu tư giá trị để tận dụng hơn,” bà cho biết.
Trong tài chính, bán khống có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự sụt giá mạnh mẽ của một loại tài sản tài chính. Phần lớn các nhà đầu tư sẽ theo đuổi một khoản đầu tư lâu dài khi họ hi vọng giá của tài sản đó sẽ tăng lên. Tuy nhiên, bán khống có nghĩa là bán thứ mà nhà đầu tư không hề có trong tay. Kiếm lợi nhuận từ sự sụt giá có nghĩa là người bán khống sẽ “mượn tạm” tài sản và bán đi sau này, với hi vọng sẽ thu được lợi nhuận vì có thể mua lại ở mức giá thấp để trả nợ và hưởng chênh lệch giá.
Giá dầu đã giảm mạnh trong thời gian vừa qua và khiến không ít người lao đao. Tuy nhiên, theo nguồn thạo tin, Lansdowne Partners – một trong những quỹ phòng hộ lớn nhất Châu Âu nắm trong tay 22 tỷ USD đã thu được lợi suất 14,8% trong năm ngoái dựa vào chiến lược mua bán khống cổ phiếu ngành năng lượng. Một số công ty tư vấn mua bán hàng hóa thậm chí còn đưa ra con số tăng trưởng 25% trong năm 2015.
Khi mà giá dầu giảm 30% và chỉ số nhóm cổ phiếu năng lượng của S&P500 mất 21% thì hòa vốn đã là một thành tựu lớn trong năm 2015. Theo báo cáo hoạt động mới nhất về các quỹ phòng hộ của eVestment, các quỹ phòng hộ chứng khoán đã mất 10,7% giá trị vào năm ngoái. Giá dầu được dự báo giảm thêm 21% trong năm 2016 và xuống dưới mức 30 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2003.
Quỹ Landsdowne đã đi ngược xu thế trên khi đạt được phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động bán khống. Một quỹ phòng hộ khác có trị giá 140 triệu USD do Per Lekander quản lý thu được lợi nhuận nhờ mua bán khống cổ phiếu trong ngành điện nước, cơ sở hạ tầng năng lượng và năng lượng tái tạo.
Trong một bức thư gửi các nhà đầu tư, Brenham Capital Management – một quỹ phòng hộ mua bán khống chứng khoán có trụ sở ở Texas (Mỹ) do John Labanowski điều hành cho biết quỹ này đã tăng 23,2% giá trị vào năm ngoái. Quỹ có trị giá 824 triệu USD này hiện tập trung mua bán cổ phiếu năng lượng của các công ty vừa và nhỏ.
Ngành năng lượng vẫn có một vài công ty hoạt động tốt bất chấp sự hỗn loạn của thị trường. Cổ phiếu của Parsley Energy, một công ty sản xuất và thăm dò năng lượng có trụ sở ở Texas (Mỹ) đã tăng 15,6% giá trị trong năm 2015. Việc mua bán khống cổ phiếu này đã giúp Zimmer Partners, một quỹ phòng hộ có trị giá 1,9 tỷ USD tăng 3,5% giá trị.
Cổ phiếu của các công ty lọc dầu là một điểm sáng trong năm qua mặc dù chúng bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu gần đây của Mỹ. Nhiều nhà đầu tư cho biết việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ làm xói mòn khả năng tiếp cận dầu giá rẻ của các công ty lọc dầu. Quỹ Năng lượng McGinnis MLP chuyên mua khống cổ phiếu của các công ty lọc dầu đã tăng 1,4% trị giá trong năm vừa qua sau khi giá dầu giảm 10,4% trong tháng 12 năm ngoái đã lấy đi phần lớn lợi nhuận trong năm của quỹ này.
Những quỹ này đã tăng trưởng rất tốt trong năm ngoái bất chấp giá dầu giảm
“Chúng tôi không nghĩ rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu sẽ ảnh hưởng lớn đến các công ty lọc dầu. Ngay cả khi không có lệnh cấm, các công ty lọc dầu vẫn có thể hưởng lợi từ dầu giá rẻ ở Canada và Mexico,” ông nói.
Chiến lược bán khống
Một trong những chiến lược đem lợi nhiều lợi nhuận nhất là đánh cược vào sự giảm giá dầu và hàng hóa. Pierre Andurand, giám đốc một quỹ phòng hộ chuyên về hàng hóa có giá trị tăng 8% tính đến ngày 11 tháng 12 năm ngoái trả lời các nhà đầu tư rằng giá dầu có thể giảm xuống 25 USD/thùng hoặc thấp hơn trong quý một năm nay. Nguồn cung toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong khi nhu cầu giảm, điều này có thể làm giá dầu thô giảm sâu hơn nữa. Quỹ Andurand Capital Management của ông có trụ sở ở London (Anh) hiện đang quản lý khối tài sản trị giá 615 triệu đô la.
Chiến lược bán khống đã giúp một số nhà tư vấn mua bán hàng hóa thu được lợi nhuận hai con số trong năm ngoái. Chiến lược mua bán khống hàng hóa có hệ thống của Red Rock Capital đã giúp quỹ này tăng 31,3% giá trị trong năm 2015. Thomas Rollinger, giám đốc điều hành kiêm giám đốc đầu tư của quỹ cho biết qua e-mail rằng phần lớn lợi nhuận trong năm ngoái có được nhờ các hoạt động bán khống cổ phiếu năng lượng tương lai như dầu thô, khí thiên nhiên, xăng và dầu sưởi.
Giá sẽ tiếp tục giảm
“Các nhà tư vấn mua bán hàng hóa hiện vẫn hưởng lợi bởi xu hướng giá năng lượng giảm chậm và ổn định trong hai năm qua,” Melanie Rijkenberg, phó giám đốc quỹ phòng hộ Pacific Alternative Asset Management Co. trị giá 9 tỷ USD có trụ sở ở London (Anh) cho biết. Tuy nhiên, một khi xu hướng này dừng lại, các nhà tư vấn mua bán hàng hóa sẽ gặp nhiều khó khăn đặc biệt nếu thị trường bước vào giai đoạn mất phương hướng.
Rijkenberg cảnh báo việc bán khống cố phiếu năng lượng sẽ không có tác dụng mãi mãi. “Khi thị trường ổn định và giá dầu chạm đáy, sẽ có nhiều cơ hội đầu tư giá trị để tận dụng hơn,” bà cho biết.
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
Relate Threads