Việc tiêu thụ nhiên liệu ở Trung Quốc đang gia tăng, đã khiến mức nhập khẩu dầu thô ròng tại quốc gia này tăng cao, giúp đẩy giá dầu lên mức mới
Giá dầu châu Á tăng trong phiên 12/1, trước nhận định nhu cầu tại Trung Quốc tăng mạnh và những dấu hiệu cho thấy các nước thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang bắt đầu cắt giảm sản lượng, nhưng thị trường vẫn chịu sức ép từ việc dự trữ dầu thô của Mỹ tăng và nguồn cung toàn cầu dư thừa.
Tại sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 121 giá dầu Brent kỳ hạn, giá dầu chuẩn của quốc tế, tăng 20 Mỹ xu so với mức chốt phiên trước, lên 55,3 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ kỳ hạn của Mỹ tăng 7 xu Mỹ, lên 52,32 USD/thùng.
Các nhà giao dịch cho rằng dầu Brent đang nhận được sự hỗ trợ từ việc doanh số bán xe tại Trung Quốc đạt kỷ lục trong năm 2016, tăng 13,7% so với năm 2015, đạt tổng 28 triệu chiếc.
Phản ánh việc tiêu thụ nhiên liệu ở Trung Quốc đang gia tăng, mức nhập khẩu dầu thô ròng của nước này sẽ tăng 5,3%, lên 396 triệu tấn (khoảng 8 triệu thùng/ngày) trong năm 2017, theo ước tính của Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia (CNPC). Theo CNPC, tổng nhu cầu dầu thô sẽ đạt kỷ lục 594 triệu tấn trong năm nay (khoảng 12 triệu thùng/ngày).
Về phía nguồn cung, Saudi Arabia đang tiến hành cắt giảm sản lượng, trong nỗ lực chung của OPEC để giải quyết tình trạng dư cung trên toàn cầu. Nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới này đang tập trung cắt giảm nguồn cung cho châu Âu và Mỹ.
Một thành viên khác của OPEC là Iraq, quốc gia mà nhiều nhà phân tích cho rằng sẽ không tuân thủ thỏa thuận đã đạt được, ngày 12/1 cho biết đã cắt giảm sản lượng 160.000 thùng/ngày kể từ đầu tháng Một. Vào cuối tháng này, sản lượng của Iraq sẽ bị cắt giảm 210.000 thùng/ngày.
BMI Research cho rằng, nhìn chung, các dấu hiệu cho thấy việc tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài OPEC là tích cực và mức độ cắt giảm đã đạt được là 73%, dẫn đầu là các nước thành viên Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) là Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Kuwait, Qatar, Bahrain và Oman.
Tuy nhiên, BMI nhấn mạnh rằng sản lượng giảm không có nghĩa xuất khẩu giảm. Theo BMI, các nước GCC và Iraq, những nước đã thực hiện nhiều đợt cắt giảm, hiện đang trong giai đoạn mà nhu cầu thấp nhất trong năm và rất linh hoạt trong việc giảm sản lượng nhưng duy trì mức xuất khẩu.
Tại Mỹ, theo các nhà giao dịch, báo cáo về lượng dự trữ được Cơ quan Thông tin năng lượng công bố ngày 11/1 cho thấy tình trạng dư cung vẫn tiếp diễn khi kho dự trữ dầu thô bất ngờ tăng 4,1 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 6/1, lên 483,11 triệu thùng.
Giá dầu châu Á tăng trong phiên 12/1, trước nhận định nhu cầu tại Trung Quốc tăng mạnh và những dấu hiệu cho thấy các nước thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang bắt đầu cắt giảm sản lượng, nhưng thị trường vẫn chịu sức ép từ việc dự trữ dầu thô của Mỹ tăng và nguồn cung toàn cầu dư thừa.
Tại sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 121 giá dầu Brent kỳ hạn, giá dầu chuẩn của quốc tế, tăng 20 Mỹ xu so với mức chốt phiên trước, lên 55,3 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ kỳ hạn của Mỹ tăng 7 xu Mỹ, lên 52,32 USD/thùng.
Các nhà giao dịch cho rằng dầu Brent đang nhận được sự hỗ trợ từ việc doanh số bán xe tại Trung Quốc đạt kỷ lục trong năm 2016, tăng 13,7% so với năm 2015, đạt tổng 28 triệu chiếc.
Về phía nguồn cung, Saudi Arabia đang tiến hành cắt giảm sản lượng, trong nỗ lực chung của OPEC để giải quyết tình trạng dư cung trên toàn cầu. Nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới này đang tập trung cắt giảm nguồn cung cho châu Âu và Mỹ.
Một thành viên khác của OPEC là Iraq, quốc gia mà nhiều nhà phân tích cho rằng sẽ không tuân thủ thỏa thuận đã đạt được, ngày 12/1 cho biết đã cắt giảm sản lượng 160.000 thùng/ngày kể từ đầu tháng Một. Vào cuối tháng này, sản lượng của Iraq sẽ bị cắt giảm 210.000 thùng/ngày.
BMI Research cho rằng, nhìn chung, các dấu hiệu cho thấy việc tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài OPEC là tích cực và mức độ cắt giảm đã đạt được là 73%, dẫn đầu là các nước thành viên Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) là Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Kuwait, Qatar, Bahrain và Oman.
Tuy nhiên, BMI nhấn mạnh rằng sản lượng giảm không có nghĩa xuất khẩu giảm. Theo BMI, các nước GCC và Iraq, những nước đã thực hiện nhiều đợt cắt giảm, hiện đang trong giai đoạn mà nhu cầu thấp nhất trong năm và rất linh hoạt trong việc giảm sản lượng nhưng duy trì mức xuất khẩu.
Tại Mỹ, theo các nhà giao dịch, báo cáo về lượng dự trữ được Cơ quan Thông tin năng lượng công bố ngày 11/1 cho thấy tình trạng dư cung vẫn tiếp diễn khi kho dự trữ dầu thô bất ngờ tăng 4,1 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 6/1, lên 483,11 triệu thùng.
Lê Minh - Bnews.vn (Theo Reuters)
Relate Threads