Hãng tin Reuters ngày 26-10 dẫn các báo cáo được công bố trong tuần qua của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và Công ty tư vấn và nghiên cứu năng lượng Wood Mackenzie (Anh) cho biết Đông Nam Á và Ần Độ sẽ thúc đẩy nhu cầu than toàn cầu cho đến năm 2040 khi Trung Quốc cắt giảm sử dụng loại nhiên liệu rắn này để giảm ô nhiễm môi trường.
Các báo cáo cho rằng trong các thập kỷ tới, các nước ở Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ tiêu thụ phần lớn sản lượng than tăng lên trên toàn cầu vì những nước này phải dựa vào than, một trong những nguồn năng lượng rẻ nhất, để sản xuất điện.
“Tình hình tiêu thụ than ở Đông Nam Á được dự báo sẽ duy trì vững chắc không chỉ vì than rẻ hơn nhiều so với khí đốt mà còn vì trong nhiều trường hợp, các dự án khai thác than sẽ dễ dàng triển khai hơn vì chúng không đòi hỏi đầu tư hạ tầng cần nhiều vốn như khí đốt”, báo cáo của IEA nhận định.
IEA dự báo từ nay đến năm 2040, công suất nhiệt điện than sẽ tăng thêm 100 GW ở Đông Nam Á, nâng tổng công suất nhiệt điện than trong khu vực lên 160 GW. Indonesia sẽ chiếm 40% công suất nhiệt điện than tăng thêm.
Theo IEA, Đông Nam Á sẽ nhập khẩu than ròng vào năm 2040 khi sản lượng than của khu vực này thấp hơn nhu cầu tiêu thụ.
IEA dự báo Việt Nam, nước tiêu thụ than lớn thứ hai Đông Nam Á, sẽ trở thành nước nhập khẩu than lớn nhất khu vực này vào năm 2040.
Báo cáo của Wood Mackenzie dự báo nhập khẩu than nhiệt lượng cao (thermal coal) của Đông Nam Á sẽ tăng lên 226 triệu tấn vào năm 2035, tăng hơn gấp đôi với mức 85 triệu tấn hiện nay.
Nhập khẩu than nhiệt lượng cao của khu vực Nam Á bao gồm các nước như Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan cũng sẽ tăng lên 284 triệu tấn vào năm 2035, tăng 72% so với mức hiện nay.
Các báo cáo cho rằng trong các thập kỷ tới, các nước ở Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ tiêu thụ phần lớn sản lượng than tăng lên trên toàn cầu vì những nước này phải dựa vào than, một trong những nguồn năng lượng rẻ nhất, để sản xuất điện.
IEA dự báo từ nay đến năm 2040, công suất nhiệt điện than sẽ tăng thêm 100 GW ở Đông Nam Á, nâng tổng công suất nhiệt điện than trong khu vực lên 160 GW. Indonesia sẽ chiếm 40% công suất nhiệt điện than tăng thêm.
Theo IEA, Đông Nam Á sẽ nhập khẩu than ròng vào năm 2040 khi sản lượng than của khu vực này thấp hơn nhu cầu tiêu thụ.
IEA dự báo Việt Nam, nước tiêu thụ than lớn thứ hai Đông Nam Á, sẽ trở thành nước nhập khẩu than lớn nhất khu vực này vào năm 2040.
Báo cáo của Wood Mackenzie dự báo nhập khẩu than nhiệt lượng cao (thermal coal) của Đông Nam Á sẽ tăng lên 226 triệu tấn vào năm 2035, tăng hơn gấp đôi với mức 85 triệu tấn hiện nay.
Nhập khẩu than nhiệt lượng cao của khu vực Nam Á bao gồm các nước như Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan cũng sẽ tăng lên 284 triệu tấn vào năm 2035, tăng 72% so với mức hiện nay.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads