Sau nhiều năm bùng nổ, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của các nền kinh tế hàng đầu châu Á lại đang có xu hướng giảm sút.
Điều này cản trở những nỗ lực cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhằm hạn chế tình trạng dôi dư nguồn cung trên toàn cầu và đẩy giá dầu đi lên.
Với mức tiêu thụ hơn 1/3 tổng sản lượng dầu thô trên toàn cầu, châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất và nhanh nhất thế giới về tiêu thụ dầu mỏ.
Chính "cơn khát" nhiên liệu tưởng như không bao giờ có thể thỏa mãn này của châu Á đã trở thành nhân tố chính hỗ trợ giá dầu thế giới trong một thời gian khá dài.
Tuy nhiên, xu hướng này không thể duy trì khi nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của châu lục lớn nhất thế giới đang dần suy yếu. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ dầu mỏ của Trung Quốc hiện ở mức thấp nhất ba năm, trong khi tiêu thụ dầu mỏ của Nhật Bản cũng sụt giảm đáng kể.
Giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn đã tăng khoảng 5,5% trong tháng 4/2017, lên 55,75 USD/thùng, giữa bối cảnh nhiều nhà đầu tư đặt niềm tin vào sự phục hồi của thị trường hàng hóa trong thời gian tới, cũng như bất ổn tại khu vực giàu dầu mỏ Trung Đông sau khi Mỹ tiến hàng không kích một căn cứ không quân của Syria hồi tuần trước.
Tuy nhiên, Saudi Arabia - nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới- vẫn hạ giá dầu giao tháng 5/2017 cho các khách hàng châu Á với mức giảm là 30 xu Mỹ mỗi thùng do nguồn cung dầu vẫn quá dư thừa.
Xuất khẩu xăng của Trung Quốc trong tháng Hai vừa qua cũng tăng lên mức cao thứ hai tính theo tháng khi các nhà máy lọc dầu của nước này chuyển hướng sang các thị trường châu Á nhằm tháo gỡ tình trạng dư cung trong nước.
Dù vậy, nhập khẩu dầu mỏ của nền kinh tế lớn nhất châu Á này trong tháng 3/2017 vẫn đạt mức cao kỷ lục là 38,95 triệu tấn, tương đương 9,17 triệu thùng/ngày, tăng so với mức 8,286 triệu thùng/ngày trong tháng Hai và vượt xa mức nhập khẩu 8,57 triệu thùng/ngày của tháng 12/2016.
Ngay cả tại Ấn Độ, quốc gia thường được xem là động lực thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu chỉ xếp sau Trung Quốc cũng chứng kiến mức sụt giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu 0,6% trong tháng Ba.
Giới phân tích cho rằng nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do quyết định rút các đồng tiền mệnh giá 500 rupee và 1.000 rupee khỏi hệ thống tài chính của chính phủ nước này hồi cuối năm ngoái, gây ra tình trạng thiếu hụt tiền mặt trầm trọng và khiến nền kinh tế đình trệ.
Dù vậy, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của quốc gia Nam Á này được dự báo vẫn sẽ tăng trưởng trong năm nay, song không đủ để bù đắp cho những tác động mà quyết sách đổi tiền của Chính phủ.
Điều này cản trở những nỗ lực cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhằm hạn chế tình trạng dôi dư nguồn cung trên toàn cầu và đẩy giá dầu đi lên.
Với mức tiêu thụ hơn 1/3 tổng sản lượng dầu thô trên toàn cầu, châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất và nhanh nhất thế giới về tiêu thụ dầu mỏ.
Chính "cơn khát" nhiên liệu tưởng như không bao giờ có thể thỏa mãn này của châu Á đã trở thành nhân tố chính hỗ trợ giá dầu thế giới trong một thời gian khá dài.
Tuy nhiên, xu hướng này không thể duy trì khi nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của châu lục lớn nhất thế giới đang dần suy yếu. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ dầu mỏ của Trung Quốc hiện ở mức thấp nhất ba năm, trong khi tiêu thụ dầu mỏ của Nhật Bản cũng sụt giảm đáng kể.
Giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn đã tăng khoảng 5,5% trong tháng 4/2017, lên 55,75 USD/thùng, giữa bối cảnh nhiều nhà đầu tư đặt niềm tin vào sự phục hồi của thị trường hàng hóa trong thời gian tới, cũng như bất ổn tại khu vực giàu dầu mỏ Trung Đông sau khi Mỹ tiến hàng không kích một căn cứ không quân của Syria hồi tuần trước.
Tuy nhiên, Saudi Arabia - nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới- vẫn hạ giá dầu giao tháng 5/2017 cho các khách hàng châu Á với mức giảm là 30 xu Mỹ mỗi thùng do nguồn cung dầu vẫn quá dư thừa.
Dù vậy, nhập khẩu dầu mỏ của nền kinh tế lớn nhất châu Á này trong tháng 3/2017 vẫn đạt mức cao kỷ lục là 38,95 triệu tấn, tương đương 9,17 triệu thùng/ngày, tăng so với mức 8,286 triệu thùng/ngày trong tháng Hai và vượt xa mức nhập khẩu 8,57 triệu thùng/ngày của tháng 12/2016.
Ngay cả tại Ấn Độ, quốc gia thường được xem là động lực thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu chỉ xếp sau Trung Quốc cũng chứng kiến mức sụt giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu 0,6% trong tháng Ba.
Giới phân tích cho rằng nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do quyết định rút các đồng tiền mệnh giá 500 rupee và 1.000 rupee khỏi hệ thống tài chính của chính phủ nước này hồi cuối năm ngoái, gây ra tình trạng thiếu hụt tiền mặt trầm trọng và khiến nền kinh tế đình trệ.
Dù vậy, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của quốc gia Nam Á này được dự báo vẫn sẽ tăng trưởng trong năm nay, song không đủ để bù đắp cho những tác động mà quyết sách đổi tiền của Chính phủ.
Minh Trang
Theo Bnews/Reuters
Theo Bnews/Reuters
Relate Threads