Những hợp đồng dầu khí hàng tỷ USD giúp bảo vệ Iran khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Kể từ khi nhiều biện pháp trừng phạt của phương Tây lên Iran được dỡ bỏ vào đầu năm ngoái, Tehran đã và đang cố gắng khôi phục lại xuất khẩu dầu thô của mình về mức tiền cấm vận và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng trong nước. Tuy một số công ty vẫn còn thận trọng và không vội lao đầu vào làm ăn với Iran, nhưng nhiều công ty châu Âu, Nga, và châu Á đã ký các thỏa thuận sơ bộ hoặc thảo ước hợp đồng với Iran rằng sẽ chuyển hàng tỷ đô la vào đầu tư.

Các khoản đầu tư được cam kết và tiềm năng này có thể giúp Iran giảm bớt tác động của bất kỳ động thái nào từ Tổng thống Mỹ Donald Trump để chấm dứt thỏa thuận hạt nhân với Iran mà Mỹ đã đồng ý với Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Anh.

Trong khi Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với các công ty của Iran nhằm đáp trả lại chương trình tên lửa đạn đạo và Tổng thống Trump đã ký một đạo luật áp đặt các biện pháp trừng phạt mới lên Iran, thì một số công ty dầu lớn nhất của châu Âu và Trung Quốc đã bước vào các thỏa thuận sơ bộ với ngành năng lượng của Iran.

Trong những tuần gần đây, cuộc khẩu chiến giữa Mỹ với Iran đã gia tăng, trong đó Tehran cảnh báo rằng họ có thể từ bỏ thỏa thuận hạt nhân "trong vòng vài giờ" nếu Hoa Kỳ áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt khác.

Nếu Hoa Kỳ tăng cường các biện pháp trừng phạt hoặc nếu muốn xem xét lại thỏa thuận hạt nhân thì Iran có vòng đệm đỡ từ các khoản đầu tư đến từ các công ty của Pháp, Trung Quốc, Nga, Anh, và Đức. Các chuyên gia trao đổi với Bloomberg hồi đầu tuần rằng những quốc gia này là rất quan trọng đối với hiệp ước hạt nhân, và các công ty của họ đã phát tín hiệu rằng họ muốn tiếp cận với sự mở cửa của thị trường Iran.

Sanam Vakil, một cộng sự tại Chương trình Trung Đông và Bắc Phi ở London của Chatham House, nói với Bloomberg rằng “Đang có áp lực đến từ việc thành lập cơ sở kinh doanh tại những quốc gia này để duy trì sự tiếp cận tới thị trường Iran. Nhiều trong số những chính phủ đó "thừa nhận rằng việc li khai và cô lập Iran không có lợi cho họ”.

Theo các chuyên gia, thỏa thuận với các công ty châu Âu, Nga, và châu Á sẽ khó được hoàn tất, và Iran đang đánh cược chuyện đó.

Hãng tin Tasnim của Iran đưa tin Bộ trưởng Dầu mỏ Bijan Zanganeh tuyên bố vào cuối tuần trước rằng Iran dự kiến sẽ ký hợp đồng dầu và khí đốt trị giá 50 - 60 tỷ USD vào ngày 20 tháng 3 năm 2018 – thời điểm kết thúc năm tài khóa hiện tại của Iran.

iran-sanctions.jpg

Tháng trước, hãng dầu lớn của Pháp -Total đã ký một hợp đồng để phát triển giai đoạn 11 của mỏ khí South Pars ở Iran - mỏ khí đốt lớn nhất thế giới - đánh dấu hợp đồng dầu mỏ đầu tiên của Iran với một hãng lớn của phương Tây lớn kể từ khi hầu hết các biện pháp trừng phạt lên Iran được dỡ bỏ. Total sở hữu 50,1 phần trăm và công ty dầu khí quốc doanh Trung Quốc CNPC sở hữu 30 phần trăm tổng trị giá đầu tư 5 tỷ đôla Mỹ của dự án.

Ngoài thỏa thuận với Total, các công ty châu Âu khác cũng đã ký thoả thuận tạm thời để thăm dò nhiều mỏ dầu khí tiềm năng khác của Iran. Theo Bộ Dầu mỏ Iran, Shell, Total, Petronas và Inpex đã đệ trình những nghiên cứu về tiềm năng phát triển mỏ dầu lớn nhất của Iran -Azadegan, mà Tehran tuyên bố có 37 tỷ thùng dầu và đồng sở hữu với nước láng giềng Iraq.

Tập đoàn dầu khí lớn nhất của Ý, Eni, tháng trước đã ký một biên bản ghi nhớ với Công ty dầu mỏ quốc gia Iran (NIOC) nhằm khảo sát tiềm năng đầu tư vào mỏ khí đốt Kish ở Vịnh Ba Tư và giai đoạn thứ ba trong phát triển mỏ dầu Darquain.

Hồi đầu tháng này, Shell đã trình lên Iran kết quả của các nghiên cứu khả thi cho sự phát triển tiềm năng của các mỏ dầu Nam Azadegan và Yadavaran.

Còn từ Châu Á, SK Engineering & Construction của Hàn Quốc đã ký thỏa thuận trị giá 1,6 tỉ đô la Mỹ để cải tạo nhà máy lọc dầu Tabriz Oil Refining có công suất 110 tỷ thùng ở tây bắc Tehran.

Tuần trước, công ty năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Unit International, hãng Zarubezhneft của Nga và công ty đầu tư phi chính phủ Ghadir của Iran đã cam kết đầu tư 7 tỷ USD để khoan tại ba mỏ dầu và một mỏ khí tự nhiên tại Iran.

Iran cũng đã ký thỏa thuận với các công ty châu Âu trong các lĩnh vực khác ngoài năng lượng.

Hai trong số các nhà sản xuất ô tô lớn nhất của châu Âu, Renault của Pháp và Volkswagen của Đức, cũng cam kết sự có mặt và đầu tư vào Iran. Trong hai tháng vừa qua, Renault đã thành lập một công ty liên doanh, trong khi Volkswagen cho biết họ sẽ trở lại thị trường Iran sau hơn 17 năm.

Trong khi Mỹ đang tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Iran, thì châu Âu, Nga và châu Á đang ký kết các thỏa thuận - dù nhiều hợp đồng chỉ là sơ bộ- để đầu tư vào năng lượng và công nghiệp của Iran. Điều này có thể tạo cho Tehran một lớp đệm nếu Mỹ tiếp tục tăng cường các biện pháp trừng phạt.

Nguồn tin: xangdau.net​
 

Việc làm nổi bật

Top