Những mảng dầu đen loang lổ, vết tích mà Công ty Dầu mỏ Texaco của Mỹ bỏ lại ở vùng rừng nhiệt đới Amazon thuộc Ecuador mấy chục năm trước, hiện vẫn còn rất nhiều và đang hằng ngày ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân nơi đây.
Một vũng đen nằm ở giữa được rào chắn xung quanh bằng những dải ruy băng vàng giống như một hiện trường vụ án. Bên trong khu vực bị phong tỏa, không khó để nhìn thấy một thứ chất lỏng đen sệt và loang lổ bóng dầu len lỏi dưới gốc những cây. Vũng đen này chính là “hố dầu” bị bỏ lại sau một quá trình khai thác dài hạn của công ty dầu mỏ Texaco (thuộc Tập đoàn Năng lượng đa quốc gia Chevron của Mỹ) từ năm 2001. Kể từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước, tại khu vực Lago Agrio (ở phía đông bắc Ecuador), có hơn 350 giếng dầu được khoan và hoạt động khai thác của mỗi giếng dầu lại làm phát sinh ra 4-5 hố chứa rác thải và nước thải như thế. Những hố chứa chất thải độc hại này nằm rải rác khắp rừng nhiệt đới Amazon, đã phản ánh thảm họa ô nhiễm dầu nghiêm trọng nhất trong lịch sử.
Khi rút khỏi Ecuador vào những năm 90, Texaco đã nhượng lại các giếng khoan cho công ty dầu khí Nhà nước Ecuador - Petroecuador tiếp tục khai thác mà bất chấp thảm họa sinh thái. Phần lớn các hố chứa chất thải bị Texaco để lại đều không được khử trùng và bây giờ các hố này trở thành bằng chứng để người dân Ecuador đem ra kiện Texaco.
Bồi thường bằng vài lít dầu
Đơn kiện của 30.000 người dân Ecuador được gửi đến một tòa án ở New York vào năm 1993 và sau đó vụ kiện được chuyển giao lại cho tòa án Ecuador. Vào tháng 2-2011, Tòa án Hiến pháp Quito (thủ đô của Ecuador) ra phán quyết yêu cầu Texaco phải bồi thường 9,5 tỉ USD cho những thiệt hại về môi trường và xã hội mà họ gây ra. Tập đoàn Chevron không đồng ý với phán quyết trên và đã gửi đơn kiện Ecuador ra tòa án quốc tế với lý do quốc gia Nam Mỹ này vi phạm thỏa thuận ký năm 1997 - thỏa thuận cho phép Texaco không phải chịu trách nhiệm và cũng không phải trả tiền bồi thường trong vụ gây ô nhiễm trên. Tuy nhiên, trong phán quyết ngày 13-3-2015, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) khẳng định, phán quyết trước đó của Tòa án Hiến pháp Quito là có cơ sở và người dân ở khu vực bị ảnh hưởng phải được bồi thường.
Từ 2 năm qua, các nạn nhân tại Lago Agrio vẫn mong nhận được tiền bồi thường của Chevron, như trường hợp của Donald Moncayo, ông sinh ra và lớn lên tại một vùng nông nghiệp, nằm cách giếng dầu 200m. Trong văn phòng làm việc chật chội, ông chăm chú rà soát các tài liệu lưu trữ của Hội Liên hiệp các nạn nhân của hoạt động khai thác dầu mỏ của Công ty Texaco và kể rằng: “Năm 2007, sau khi lên nhậm chức, Tổng thống Rafael Correa đã đến đây để nhắc lại vụ kiện. Trước mặt báo chí, ông đã nhúng tay vào một hố chứa chất thải”. Để diễn tả lại động tác đó, ông Moncayo từ từ nhúng bàn tay của mình xuống vũng bùn ngập đầy chất lỏng hydrocacbon (một thành phần có trong khai thác dầu thô) và vớt lên một lớp mùn đen bóng, nhão nhẹt và nhơn nhớt. Ông còn nói: “Khi một con vật đi vào khu vực này thì nó sẽ bị mắc kẹt và không thể sống sót trở ra”.
Trong một tài liệu lưu trữ mà Donald Moncayo đọc lại có đoạn ghi: “Ngày 16-2-1967, người ta mở van giếng khoan đầu tiên, dầu phụt lên cao 160m và người dân đều chìm trong niềm vui cùng dòng chất lỏng bitum (một loại chất lỏng hữu cơ có độ nhớt cao, màu đen, chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng giao thông, như: hắc ín, nhựa đường…)”. Tuy nhiên, các thiết bị được dùng trong quá trình khoan giếng dầu đã phá hủy hết 10ha rừng nguyên sinh và tất cả đền bù mà những người dân bản địa nhận được chỉ là pho mát, đường và một vài gallon dầu diesel.
Một người phụ nữ tên Aurora Garcia cho biết: “Cách đây 35 năm, hai vợ chồng tôi đã đến đây định cư. 2 năm sau, một hố chứa chất thải được đào gần nhà chúng tôi. Rồi ngày càng có nhiều chất thải trong khai thác dầu được đổ vào hố, sau đó chất thải theo dòng nước chảy ra sông. Hậu quả là súc vật bị đổ bệnh, một người hàng xóm của tôi chết vì ung thư, những người khác thì rời bỏ nơi này”. Cũng giống như 200 gia đình khác, bà Garcia với 7 đứa con được Bộ Môi trường của Ecuador hỗ trợ cho tái định cư. Tổng cộng có 6.000 gia đình được giúp đỡ. 5 năm trước, bà Garcia nhận được một căn hộ trong khu nhà hỗ trợ di dời từ khu vực bị ảnh hưởng ô nhiễm của Texaco.
Vấn đề sức khỏe
Tuy phản đối hoạt động của các công ty khai thác dầu mỏ nhưng bà Garcia vẫn muốn một trong những đứa con của mình được làm việc tại Petroecuador, bởi vì công việc là nền tảng cho mọi chi tiêu trong cuộc sống gia đình bà. Nhà xã hội học Sylvia Becerra đến từ Dự án Monoil, chuyên nghiên cứu về tác động kinh tế - xã hội, môi trường và sức khỏe từ những hoạt động khai thác dầu tại Ecuador, cho biết, vấn đề ở đây còn là “sự phụ thuộc của người dân vào ngành khai thác dầu khí”. Các nhà nghiên cứu cho biết, những người dân Ecuador đang gặp mâu thuẫn trong chính suy nghĩ của họ: một mặt họ là nạn nhân của các công ty khai thác dầu gây ô nhiễm, nhưng mặt khác họ lại vẫn muốn tìm việc làm tại các công ty này.
Bà Garcia (60 tuổi) cho biết, họ còn gặp phải các vấn đề về sức khỏe như một trong những đứa con của bà bị tăng nhãn áp và chồng bà thì bị đau dạ dày. Nhưng bà vẫn phải sống. Mỗi tuần, bà vẫn đi chăm sóc mảnh ruộng trồng cacao, khoai mì và ngô. “Cây cacao bị thâm đen, củ khoai mì cũng bị bẩn đến nỗi khó có thể nấu thành đồ ăn, nhưng chúng là phương tiện mưu sinh duy nhất mà chúng tôi có”.
Thiên nhiên bị ô nhiễm trên quy mô lớn còn đến từ nạn phá rừng để chạy theo công nghiệp hóa và khai hoang đất làm nông nghiệp. Nhà nghiên cứu Laurence Maurice tại Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD) có trụ sở tại Quito cho biết: “Hoạt động khai thác và tinh chế nhiên liệu hóa thạch không chỉ tạo ra hydrocarbon mà còn tạo ra nhiều kim loại nặng, phần lớn trong đó đều là các chất độc hại, một số còn là chất độc thần kinh”. Theo các điều phối viên của Dự án Monoil, các chất gây ô nhiễm đã ngấm vào không khí, nước và đất với mức độ khác nhau.
Theo IRD, mỗi ngày tại các tỉnh Sucumbios và Orellana có 117 cột đuốc tại các giếng khai thác dầu được đốt cháy, thải ra 1-3 triệu m3 khí. Nhà nghiên cứu Maurice cho biết chỉ riêng lượng khí thải này đã đủ để làm giảm chất lượng không khí, ngoài ra khí thải đến từ giao thông đường bộ và đốt sinh khối thực vật cũng góp phần làm ô nhiễm không khí.
Cuộn khói bốc lên từ những cột đuốc đốt dầu cũng làm ảnh hưởng đến nguồn nước - một trong những tài sản quý giá nhất đến từ rừng Amazon của người dân Ecuador. Những mẫu xét nghiệm mà Dự án Monoil thu thập từ năm 2012 đến 2016 cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm tại những nơi gần với giếng dầu và hố chứa chất thải.
Kế hoạch “Amazonia Viva”
Đối mặt với các nguồn gây ô nhiễm, người dân chỉ biết trông cậy vào sự giúp đỡ của Tổ chức phi chính phủ Accion Ecologica và cơ quan nghiên cứu môi trường nằm gần Lago Agrio.
Về phần mình, chính quyền Ecuador đã tăng cường kiểm soát các hoạt động tạo ra hydrocarbon. Ecuador đã thành lập “kế hoạch phục hồi toàn diện các trách nhiệm pháp lý về môi trường” và chương trình đặc biệt nhằm giải cứu đất đai bị ô nhiễm tại Amazon, với tên gọi “Amazonia Viva”. Từ năm 2005 đến năm 2016, các biện pháp này đã làm sạch 385 ao hồ và 613 hố chứa chất thải, cũng như là lưu vực chứa nước trung tâm của Lago Agrio. Theo Hiến pháp năm 2008, Nhà nước Ecuador cam kết sẽ can thiệp “để đảm bảo sức khỏe và đền bù thiệt hại đối với môi trường và người dân”. Nhưng Ecuador chỉ có thể thực hiện cam kết này khi nhận được tiền bồi thường của Tập đoàn Chevron.
Một vũng đen nằm ở giữa được rào chắn xung quanh bằng những dải ruy băng vàng giống như một hiện trường vụ án. Bên trong khu vực bị phong tỏa, không khó để nhìn thấy một thứ chất lỏng đen sệt và loang lổ bóng dầu len lỏi dưới gốc những cây. Vũng đen này chính là “hố dầu” bị bỏ lại sau một quá trình khai thác dài hạn của công ty dầu mỏ Texaco (thuộc Tập đoàn Năng lượng đa quốc gia Chevron của Mỹ) từ năm 2001. Kể từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước, tại khu vực Lago Agrio (ở phía đông bắc Ecuador), có hơn 350 giếng dầu được khoan và hoạt động khai thác của mỗi giếng dầu lại làm phát sinh ra 4-5 hố chứa rác thải và nước thải như thế. Những hố chứa chất thải độc hại này nằm rải rác khắp rừng nhiệt đới Amazon, đã phản ánh thảm họa ô nhiễm dầu nghiêm trọng nhất trong lịch sử.
Khi rút khỏi Ecuador vào những năm 90, Texaco đã nhượng lại các giếng khoan cho công ty dầu khí Nhà nước Ecuador - Petroecuador tiếp tục khai thác mà bất chấp thảm họa sinh thái. Phần lớn các hố chứa chất thải bị Texaco để lại đều không được khử trùng và bây giờ các hố này trở thành bằng chứng để người dân Ecuador đem ra kiện Texaco.
Bồi thường bằng vài lít dầu
Đơn kiện của 30.000 người dân Ecuador được gửi đến một tòa án ở New York vào năm 1993 và sau đó vụ kiện được chuyển giao lại cho tòa án Ecuador. Vào tháng 2-2011, Tòa án Hiến pháp Quito (thủ đô của Ecuador) ra phán quyết yêu cầu Texaco phải bồi thường 9,5 tỉ USD cho những thiệt hại về môi trường và xã hội mà họ gây ra. Tập đoàn Chevron không đồng ý với phán quyết trên và đã gửi đơn kiện Ecuador ra tòa án quốc tế với lý do quốc gia Nam Mỹ này vi phạm thỏa thuận ký năm 1997 - thỏa thuận cho phép Texaco không phải chịu trách nhiệm và cũng không phải trả tiền bồi thường trong vụ gây ô nhiễm trên. Tuy nhiên, trong phán quyết ngày 13-3-2015, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) khẳng định, phán quyết trước đó của Tòa án Hiến pháp Quito là có cơ sở và người dân ở khu vực bị ảnh hưởng phải được bồi thường.
Từ 2 năm qua, các nạn nhân tại Lago Agrio vẫn mong nhận được tiền bồi thường của Chevron, như trường hợp của Donald Moncayo, ông sinh ra và lớn lên tại một vùng nông nghiệp, nằm cách giếng dầu 200m. Trong văn phòng làm việc chật chội, ông chăm chú rà soát các tài liệu lưu trữ của Hội Liên hiệp các nạn nhân của hoạt động khai thác dầu mỏ của Công ty Texaco và kể rằng: “Năm 2007, sau khi lên nhậm chức, Tổng thống Rafael Correa đã đến đây để nhắc lại vụ kiện. Trước mặt báo chí, ông đã nhúng tay vào một hố chứa chất thải”. Để diễn tả lại động tác đó, ông Moncayo từ từ nhúng bàn tay của mình xuống vũng bùn ngập đầy chất lỏng hydrocacbon (một thành phần có trong khai thác dầu thô) và vớt lên một lớp mùn đen bóng, nhão nhẹt và nhơn nhớt. Ông còn nói: “Khi một con vật đi vào khu vực này thì nó sẽ bị mắc kẹt và không thể sống sót trở ra”.
Một người phụ nữ tên Aurora Garcia cho biết: “Cách đây 35 năm, hai vợ chồng tôi đã đến đây định cư. 2 năm sau, một hố chứa chất thải được đào gần nhà chúng tôi. Rồi ngày càng có nhiều chất thải trong khai thác dầu được đổ vào hố, sau đó chất thải theo dòng nước chảy ra sông. Hậu quả là súc vật bị đổ bệnh, một người hàng xóm của tôi chết vì ung thư, những người khác thì rời bỏ nơi này”. Cũng giống như 200 gia đình khác, bà Garcia với 7 đứa con được Bộ Môi trường của Ecuador hỗ trợ cho tái định cư. Tổng cộng có 6.000 gia đình được giúp đỡ. 5 năm trước, bà Garcia nhận được một căn hộ trong khu nhà hỗ trợ di dời từ khu vực bị ảnh hưởng ô nhiễm của Texaco.
Vấn đề sức khỏe
Tuy phản đối hoạt động của các công ty khai thác dầu mỏ nhưng bà Garcia vẫn muốn một trong những đứa con của mình được làm việc tại Petroecuador, bởi vì công việc là nền tảng cho mọi chi tiêu trong cuộc sống gia đình bà. Nhà xã hội học Sylvia Becerra đến từ Dự án Monoil, chuyên nghiên cứu về tác động kinh tế - xã hội, môi trường và sức khỏe từ những hoạt động khai thác dầu tại Ecuador, cho biết, vấn đề ở đây còn là “sự phụ thuộc của người dân vào ngành khai thác dầu khí”. Các nhà nghiên cứu cho biết, những người dân Ecuador đang gặp mâu thuẫn trong chính suy nghĩ của họ: một mặt họ là nạn nhân của các công ty khai thác dầu gây ô nhiễm, nhưng mặt khác họ lại vẫn muốn tìm việc làm tại các công ty này.
Bà Garcia (60 tuổi) cho biết, họ còn gặp phải các vấn đề về sức khỏe như một trong những đứa con của bà bị tăng nhãn áp và chồng bà thì bị đau dạ dày. Nhưng bà vẫn phải sống. Mỗi tuần, bà vẫn đi chăm sóc mảnh ruộng trồng cacao, khoai mì và ngô. “Cây cacao bị thâm đen, củ khoai mì cũng bị bẩn đến nỗi khó có thể nấu thành đồ ăn, nhưng chúng là phương tiện mưu sinh duy nhất mà chúng tôi có”.
Thiên nhiên bị ô nhiễm trên quy mô lớn còn đến từ nạn phá rừng để chạy theo công nghiệp hóa và khai hoang đất làm nông nghiệp. Nhà nghiên cứu Laurence Maurice tại Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD) có trụ sở tại Quito cho biết: “Hoạt động khai thác và tinh chế nhiên liệu hóa thạch không chỉ tạo ra hydrocarbon mà còn tạo ra nhiều kim loại nặng, phần lớn trong đó đều là các chất độc hại, một số còn là chất độc thần kinh”. Theo các điều phối viên của Dự án Monoil, các chất gây ô nhiễm đã ngấm vào không khí, nước và đất với mức độ khác nhau.
Theo IRD, mỗi ngày tại các tỉnh Sucumbios và Orellana có 117 cột đuốc tại các giếng khai thác dầu được đốt cháy, thải ra 1-3 triệu m3 khí. Nhà nghiên cứu Maurice cho biết chỉ riêng lượng khí thải này đã đủ để làm giảm chất lượng không khí, ngoài ra khí thải đến từ giao thông đường bộ và đốt sinh khối thực vật cũng góp phần làm ô nhiễm không khí.
Cuộn khói bốc lên từ những cột đuốc đốt dầu cũng làm ảnh hưởng đến nguồn nước - một trong những tài sản quý giá nhất đến từ rừng Amazon của người dân Ecuador. Những mẫu xét nghiệm mà Dự án Monoil thu thập từ năm 2012 đến 2016 cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm tại những nơi gần với giếng dầu và hố chứa chất thải.
Kế hoạch “Amazonia Viva”
Đối mặt với các nguồn gây ô nhiễm, người dân chỉ biết trông cậy vào sự giúp đỡ của Tổ chức phi chính phủ Accion Ecologica và cơ quan nghiên cứu môi trường nằm gần Lago Agrio.
Về phần mình, chính quyền Ecuador đã tăng cường kiểm soát các hoạt động tạo ra hydrocarbon. Ecuador đã thành lập “kế hoạch phục hồi toàn diện các trách nhiệm pháp lý về môi trường” và chương trình đặc biệt nhằm giải cứu đất đai bị ô nhiễm tại Amazon, với tên gọi “Amazonia Viva”. Từ năm 2005 đến năm 2016, các biện pháp này đã làm sạch 385 ao hồ và 613 hố chứa chất thải, cũng như là lưu vực chứa nước trung tâm của Lago Agrio. Theo Hiến pháp năm 2008, Nhà nước Ecuador cam kết sẽ can thiệp “để đảm bảo sức khỏe và đền bù thiệt hại đối với môi trường và người dân”. Nhưng Ecuador chỉ có thể thực hiện cam kết này khi nhận được tiền bồi thường của Tập đoàn Chevron.
S.Phương - Petrotimes.vn
Relate Threads