Chúng ta vẫn hay được nghe nhắc tới việc các quốc gia gần như bị “sụp đổ” do việc giá dầu giảm sâu. Tuy nhiên, ít khi chúng ta nghe đến các tác động của sự sụt giảm tới những công ty tư nhân hùng mạnh của Mỹ và châu Âu - những doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu.
Họ đang trong tình thế nguy hiểm?
Câu trả lời của các chuyên gia là không, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Giám đốc tại các doanh nghiệp dầu khí lớn cùng các nhà phân tích khẳng định với BBC (phiên bản tiếng Tây Ban Nha) rằng phần lớn các công ty trong lĩnh vực này đã có những sự “chuẩn bị chắc chắn” trước sự suy giảm đáng kể hiện tại của giá dầu thô.
Tuy nhiên trong vài tháng trở lại đây, những “người khổng lồ” như BP, ExxonMobil và Shell, đã buộc phải cắt giảm hàng ngàn việc làm cũng như giảm đáng kể chi tiêu.
Vậy, họ đang được “bảo vệ” bởi điều gì?
Sa thải
Tuần này, tập đoàn dầu khí BP của Anh đã công bố những số liệu tệ hại nhất trong vòng 20 năm qua.
Báo cáo chỉ ra rằng họ đã bị mất 6,5 tỉ USD trong năm 2015.
Hơn nữa, BP đã sa thải 3.000 việc làm trong lĩnh vực lọc dầu và tiếp thị, ngoài 4.000 việc làm bị cắt gảm như là một phần của chương trình tái cơ cấu trị giá 2,5 tỉ USD đã được công bố vào năm ngoái.
Tập đoàn Shell của Hà Lan là một trong nhiều công ty dầu khí đã phải áp dụng các biện pháp để đối phó với giá dầu giảm sâu
Tiếp tục có lợi nhuận
“Phần lớn các công ty dầu khí đang gặp sự sụt giảm về doanh thu, mặc dù vậy họ vẫn tiếp tục có lợi nhuận”, Brian Youngberg, một chuyên gia phân tích trong lĩnh vực năng lượng tại công ty Edward Jones, trụ sở tại San Luis, Hoa Kỳ khẳng định với BBC.
Những công ty lớn “đã giảm chi tiêu và thận trọng hơn. Họ cũng có chiến lược linh hoạt hơn về mặt tài chính để đối mặt với cơn bão”.
Tuy nhiên, “các công ty này quá lớn để sụp đổ”, nhà phân tích chia sẻ thêm trước tình hình giá dầu thấp như hiện nay.
Mặc dù vậy, các công ty dầu khí lớn khác như ExxonMobil của Mỹ không ghi nhận sự sụt giảm, lợi nhuận của năm 2015 bằng một nửa so với năm trước đó. Năm ngoái, công ty đã thu về hơn 16 tỷ USD.
Gã khổng lồ dầu khí sau đó quyết định hạn chế 25% các khoản đầu tư trong năm 2016, ở mức 23 tỉ USD. Năm ngoái công ty này đã đưa ra biện pháp tương tự với mức giảm 19%.
Công ty Royal Dutch Shell của Hà Lan là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tuyên bố cắt giảm nhân công với tổng cộng 10.300 việc làm bị mất.
“Sự cân bằng ở các công ty dầu khí quốc tế lớn là rất vững chắc, chủ yếu bởi các lĩnh vực kinh doanh của họ rất đa dạng”, Lysle Brinker, Giám đốc nghiên cứu và thu thập trong lĩnh vực tư vấn năng lượng thuộc quỹ đầu tư HIS giải thích.
Điều này có nghĩa là sự phát triển của họ không chỉ gắn liền với giá dầu mỏ. Họ vẫn có thể kinh doanh với mặt hàng gas hoặc dầu hỏa - những thứ có thể tiếp tục mang lại lợi nhuận lớn.
Người đầu tiên
Mặc dù kế hoạch cắt giảm đã có trong năm nay, Phó Chủ tịch về quan hệ với các nhà đầu tư của ExxonMobil, Jeff Woodbury cho rằng công ty sẽ tiếp tục kế hoạch của mình để nhận 10 dự án lớn trong năm 2016 và 2017.
“Chúng tôi đang có vị thế rất tốt để xây dựng các chương trình linh hoạt, tăng hoặc giảm, phụ thuộc vào môi trường kinh doanh”, Woodbuty nói thêm theo thông tin của hãng thông tấn AFP.
Tương tự như vậy, hai tuần trước giám đốc điều hành của BP, Bob Dudley, chia sẻ với biên tập viên kinh tế Kamal Ahmed của BBC rằng “chúng tôi đang nhanh chóng vận động để thích ứng và cân bằng lại tình hình công ty trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh” trong lĩnh vực dầu khí.
Về dài hạn?
Trong khi các nhà phân tích của BBC bỏ qua một tác động mạnh mẽ ngay tức thì đối với các công ty dầu khí lớn, họ cũng đồng thời cảnh báo về khả năng biến động về dài hạn.
“Mặc dù hiện không có nguy cơ nào, tuy nhiên điều đó có thể xuất hiện trong vài năm nữa. Nếu giá dầu thô tiếp tục hạ trong hai năm tiếp theo, các vấn đề sẽ xảy đến”, Brinker dự đoán.
“Vài công ty đã cắt giảm cổ tức và chúng tôi chờ đợi để theo dõi những cắt giảm vào cuối năm”, nhà phân tích nói thêm nếu giá dầu tiếp tục hạ.
Tương tự như vậy, Youngberg bày tỏ quan điểm về việc cắt giảm cổ tức, chi tiêu và việc làm, nhưng vẫn bảo vệ quan điểm rằng “ngành công nghiệp này sẽ tiếp tục sống sót”.
Họ đang trong tình thế nguy hiểm?
Câu trả lời của các chuyên gia là không, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Giám đốc tại các doanh nghiệp dầu khí lớn cùng các nhà phân tích khẳng định với BBC (phiên bản tiếng Tây Ban Nha) rằng phần lớn các công ty trong lĩnh vực này đã có những sự “chuẩn bị chắc chắn” trước sự suy giảm đáng kể hiện tại của giá dầu thô.
Tuy nhiên trong vài tháng trở lại đây, những “người khổng lồ” như BP, ExxonMobil và Shell, đã buộc phải cắt giảm hàng ngàn việc làm cũng như giảm đáng kể chi tiêu.
Vậy, họ đang được “bảo vệ” bởi điều gì?
Sa thải
Tuần này, tập đoàn dầu khí BP của Anh đã công bố những số liệu tệ hại nhất trong vòng 20 năm qua.
Báo cáo chỉ ra rằng họ đã bị mất 6,5 tỉ USD trong năm 2015.
Hơn nữa, BP đã sa thải 3.000 việc làm trong lĩnh vực lọc dầu và tiếp thị, ngoài 4.000 việc làm bị cắt gảm như là một phần của chương trình tái cơ cấu trị giá 2,5 tỉ USD đã được công bố vào năm ngoái.
Tập đoàn Shell của Hà Lan là một trong nhiều công ty dầu khí đã phải áp dụng các biện pháp để đối phó với giá dầu giảm sâu
“Phần lớn các công ty dầu khí đang gặp sự sụt giảm về doanh thu, mặc dù vậy họ vẫn tiếp tục có lợi nhuận”, Brian Youngberg, một chuyên gia phân tích trong lĩnh vực năng lượng tại công ty Edward Jones, trụ sở tại San Luis, Hoa Kỳ khẳng định với BBC.
Những công ty lớn “đã giảm chi tiêu và thận trọng hơn. Họ cũng có chiến lược linh hoạt hơn về mặt tài chính để đối mặt với cơn bão”.
Tuy nhiên, “các công ty này quá lớn để sụp đổ”, nhà phân tích chia sẻ thêm trước tình hình giá dầu thấp như hiện nay.
Mặc dù vậy, các công ty dầu khí lớn khác như ExxonMobil của Mỹ không ghi nhận sự sụt giảm, lợi nhuận của năm 2015 bằng một nửa so với năm trước đó. Năm ngoái, công ty đã thu về hơn 16 tỷ USD.
Gã khổng lồ dầu khí sau đó quyết định hạn chế 25% các khoản đầu tư trong năm 2016, ở mức 23 tỉ USD. Năm ngoái công ty này đã đưa ra biện pháp tương tự với mức giảm 19%.
Công ty Royal Dutch Shell của Hà Lan là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tuyên bố cắt giảm nhân công với tổng cộng 10.300 việc làm bị mất.
“Sự cân bằng ở các công ty dầu khí quốc tế lớn là rất vững chắc, chủ yếu bởi các lĩnh vực kinh doanh của họ rất đa dạng”, Lysle Brinker, Giám đốc nghiên cứu và thu thập trong lĩnh vực tư vấn năng lượng thuộc quỹ đầu tư HIS giải thích.
Điều này có nghĩa là sự phát triển của họ không chỉ gắn liền với giá dầu mỏ. Họ vẫn có thể kinh doanh với mặt hàng gas hoặc dầu hỏa - những thứ có thể tiếp tục mang lại lợi nhuận lớn.
Người đầu tiên
Mặc dù kế hoạch cắt giảm đã có trong năm nay, Phó Chủ tịch về quan hệ với các nhà đầu tư của ExxonMobil, Jeff Woodbury cho rằng công ty sẽ tiếp tục kế hoạch của mình để nhận 10 dự án lớn trong năm 2016 và 2017.
“Chúng tôi đang có vị thế rất tốt để xây dựng các chương trình linh hoạt, tăng hoặc giảm, phụ thuộc vào môi trường kinh doanh”, Woodbuty nói thêm theo thông tin của hãng thông tấn AFP.
Tương tự như vậy, hai tuần trước giám đốc điều hành của BP, Bob Dudley, chia sẻ với biên tập viên kinh tế Kamal Ahmed của BBC rằng “chúng tôi đang nhanh chóng vận động để thích ứng và cân bằng lại tình hình công ty trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh” trong lĩnh vực dầu khí.
Về dài hạn?
Trong khi các nhà phân tích của BBC bỏ qua một tác động mạnh mẽ ngay tức thì đối với các công ty dầu khí lớn, họ cũng đồng thời cảnh báo về khả năng biến động về dài hạn.
“Mặc dù hiện không có nguy cơ nào, tuy nhiên điều đó có thể xuất hiện trong vài năm nữa. Nếu giá dầu thô tiếp tục hạ trong hai năm tiếp theo, các vấn đề sẽ xảy đến”, Brinker dự đoán.
“Vài công ty đã cắt giảm cổ tức và chúng tôi chờ đợi để theo dõi những cắt giảm vào cuối năm”, nhà phân tích nói thêm nếu giá dầu tiếp tục hạ.
Tương tự như vậy, Youngberg bày tỏ quan điểm về việc cắt giảm cổ tức, chi tiêu và việc làm, nhưng vẫn bảo vệ quan điểm rằng “ngành công nghiệp này sẽ tiếp tục sống sót”.
Vũ Việt Thành – Thương vụ Việt Nam tại Chile
Relate Threads