Giá dầu giảm trong bối cảnh những nền kinh tế đang nổi tăng trưởng chậm lại và sự rối loạn của thị trường tài chính có khả năng đè nặng lên kinh tế toàn cầu.
Lâu nay, việc giá dầu thô giảm vẫn được đánh giá là “đòn bẩy” kích thích tăng trưởng kinh tế cho những nước tiêu thụ dầu. Tuy nhiên lần này, đà lao dốc không phanh của giá dầu, thậm chí có lúc xuống dưới ngưỡng 30 USD/thùng, có thể dẫn tới những ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Giá dầu thô rẻ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, nhất là nền kinh tế của các nước xuất khẩu dầu, và việc các nước đang phát triển đi xuống sẽ ảnh hưởng xấu tới các nền kinh tế phát triển.
Nhiều doanh nghiệp khai khoáng và luyện kim đang tỏ ra hết sức lo ngại khi hoạt động khai thác khí đốt và dầu thô chững lại. Nguyên nhân hết sức đơn giản là các đơn đặt hàng, nhu cầu đối với sản phẩm ống hút, ống dẫn dầu đang giảm mạnh.
Công ty khai thác tài nguyên của Mỹ Anadarko mới đây đã trì hoãn đưa ra quyết định cuối cùng liên quan tới hoạt động đầu tư khai thác khí đốt tại Mozambique, châu Phi.
Vì thế, công ty xây dựng - hóa chất Chiyoda của Nhật Bản, dự kiến nhận được hợp đồng cơ sở khí hóa lỏng LNG từ Anadarko, cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì lẽ đó, Chủ tịch Tập đoàn Hitachi, ông Nakanishi cho rằng giá năng lượng giảm sẽ ảnh hưởng xấu tới cơ hội kinh doanh của các nước xuất khẩu tài nguyên.
Giá dầu thô cũng góp phần “đổ thêm dầu vào lò lửa Trung Đông”. Đây cũng là tác động của dầu thô vào sự giảm tốc của nền kinh tế thế giới. Giá dầu thô rẻ khiến những nước nhập khẩu dầu thô giành được nhiều thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, theo ông Matsuoka, nhà kinh tế trưởng của công ty chứng khoán Đức, ở chiều ngược lại, kinh tế giảm tốc cũng khiến đầu tư thiết bị và tiêu dùng suy giảm. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng quay lại xu hướng tích lũy.
Nếu giá dầu thô giảm 10% thì sản lượng ngành khoáng sản thế giới trong sáu tháng tới sẽ giảm 0,76%.
Xu hướng giá dầu rẻ có vẻ sẽ còn kéo dài. Cục Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 12/1 cho biết giá bình quân giả định của dầu ngọt nhẹ WTI trong năm nay sẽ ở mức 38,54USD/thùng, thấp hơn rất nhiều mức giả định 50,89 USD/thùng đưa ra đó. Mức giá giả định trong năm 2017 cũng chỉ đạt 47 USD/thùng.
Cùng với những lo ngại về sụt giảm tiêu thụ của thị trường Trung Quốc, nước Mỹ cũng đang lo ngại về lượng hàng tồn kho ngày càng nhiều. Khi người Mỹ tăng lãi suất, những nước xuất khẩu dầu đang gặp khó khăn về tài chính sẽ giảm giá đồng nội tệ.
Nhờ thế, giá trị xuất khẩu sẽ cao hơn về mặt tính toán lợi nhuận, song không nhờ thế mà có thể dẫn tới thay đổi mạnh liên quan đến hoạt động khai thác.
Những tác động từ giá dầu rẻ tới các doanh nghiệp buôn bán dầu thô Nhật Bản cũng rất mạnh mẽ. Tập đoàn thương mại Mitsui tính toán giá dầu thô trong sáu tháng đầu năm 2016 sẽ ở mức 56 USD/thùng.
Nếu giá dầu thô cứ rẻ hơn mức tính toán là 1 USD/thùng, số lãi của tập đoàn này trong năm sẽ giảm đi 2,7 tỷ yen. Theo Chủ tịch tập đoàn khai thác khoáng sản Nhật Bản, ông Kimura, mức giá hiện nay không phải là mức giá mà cả hai bên, quốc gia tiêu thụ và quốc gia xuất khẩu dầu, đều có thể chấp nhận và duy trì lâu dài.
Tuy nhiên, trong một dự báo mang tính lạc quan đối với thị trường năng lượng, Harold Hamm, Giám đốc điều hành công ty sản xuất dầu mỏ Mỹ Continental Resources Inc., cho hay giá dầu có thể tăng lên mức 60 USD/thùng vào thời điểm cuối năm 2016, trong bối cảnh hoạt động khai thác dầu tại khu vực phía Bắc Dakota và Texas của Mỹ sẽ được hạn chế lại để giải quyết tình trạng cung vượt cầu trên thị trường dầu mỏ./.
Tri Phương (P/v TTXVN tại Tokyo)
Lâu nay, việc giá dầu thô giảm vẫn được đánh giá là “đòn bẩy” kích thích tăng trưởng kinh tế cho những nước tiêu thụ dầu. Tuy nhiên lần này, đà lao dốc không phanh của giá dầu, thậm chí có lúc xuống dưới ngưỡng 30 USD/thùng, có thể dẫn tới những ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Giá dầu thô rẻ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, nhất là nền kinh tế của các nước xuất khẩu dầu, và việc các nước đang phát triển đi xuống sẽ ảnh hưởng xấu tới các nền kinh tế phát triển.
Nhiều doanh nghiệp khai khoáng và luyện kim đang tỏ ra hết sức lo ngại khi hoạt động khai thác khí đốt và dầu thô chững lại. Nguyên nhân hết sức đơn giản là các đơn đặt hàng, nhu cầu đối với sản phẩm ống hút, ống dẫn dầu đang giảm mạnh.
Công ty khai thác tài nguyên của Mỹ Anadarko mới đây đã trì hoãn đưa ra quyết định cuối cùng liên quan tới hoạt động đầu tư khai thác khí đốt tại Mozambique, châu Phi.
Vì thế, công ty xây dựng - hóa chất Chiyoda của Nhật Bản, dự kiến nhận được hợp đồng cơ sở khí hóa lỏng LNG từ Anadarko, cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì lẽ đó, Chủ tịch Tập đoàn Hitachi, ông Nakanishi cho rằng giá năng lượng giảm sẽ ảnh hưởng xấu tới cơ hội kinh doanh của các nước xuất khẩu tài nguyên.
Giá dầu thô cũng góp phần “đổ thêm dầu vào lò lửa Trung Đông”. Đây cũng là tác động của dầu thô vào sự giảm tốc của nền kinh tế thế giới. Giá dầu thô rẻ khiến những nước nhập khẩu dầu thô giành được nhiều thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, theo ông Matsuoka, nhà kinh tế trưởng của công ty chứng khoán Đức, ở chiều ngược lại, kinh tế giảm tốc cũng khiến đầu tư thiết bị và tiêu dùng suy giảm. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng quay lại xu hướng tích lũy.
Nếu giá dầu thô giảm 10% thì sản lượng ngành khoáng sản thế giới trong sáu tháng tới sẽ giảm 0,76%.
Xu hướng giá dầu rẻ có vẻ sẽ còn kéo dài. Cục Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 12/1 cho biết giá bình quân giả định của dầu ngọt nhẹ WTI trong năm nay sẽ ở mức 38,54USD/thùng, thấp hơn rất nhiều mức giả định 50,89 USD/thùng đưa ra đó. Mức giá giả định trong năm 2017 cũng chỉ đạt 47 USD/thùng.
Nhờ thế, giá trị xuất khẩu sẽ cao hơn về mặt tính toán lợi nhuận, song không nhờ thế mà có thể dẫn tới thay đổi mạnh liên quan đến hoạt động khai thác.
Những tác động từ giá dầu rẻ tới các doanh nghiệp buôn bán dầu thô Nhật Bản cũng rất mạnh mẽ. Tập đoàn thương mại Mitsui tính toán giá dầu thô trong sáu tháng đầu năm 2016 sẽ ở mức 56 USD/thùng.
Nếu giá dầu thô cứ rẻ hơn mức tính toán là 1 USD/thùng, số lãi của tập đoàn này trong năm sẽ giảm đi 2,7 tỷ yen. Theo Chủ tịch tập đoàn khai thác khoáng sản Nhật Bản, ông Kimura, mức giá hiện nay không phải là mức giá mà cả hai bên, quốc gia tiêu thụ và quốc gia xuất khẩu dầu, đều có thể chấp nhận và duy trì lâu dài.
Tuy nhiên, trong một dự báo mang tính lạc quan đối với thị trường năng lượng, Harold Hamm, Giám đốc điều hành công ty sản xuất dầu mỏ Mỹ Continental Resources Inc., cho hay giá dầu có thể tăng lên mức 60 USD/thùng vào thời điểm cuối năm 2016, trong bối cảnh hoạt động khai thác dầu tại khu vực phía Bắc Dakota và Texas của Mỹ sẽ được hạn chế lại để giải quyết tình trạng cung vượt cầu trên thị trường dầu mỏ./.
Tri Phương (P/v TTXVN tại Tokyo)
Relate Threads