Rủi ro địa - chính trị, sản lượng dầu đá phiến Mỹ, đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu, chính sách của OPEC và động thái của các quỹ đầu cơ sẽ là những yếu tố chủ chốt chi phối biến động của giá dầu.
Giá dầu thô Brent Biển Bắc trong những phiên giao dịch gần đây đã tăng lên ngưỡng 68 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2015. Trong bối cảnh giá dầu thô đạt mức cao nhất trong ba năm trở lại đây, giới phân tích đánh giá rằng rủi ro địa - chính trị, sản lượng dầu đá phiến Mỹ, đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu, chính sách của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và động thái của các quỹ đầu cơ sẽ là những yếu tố chủ chốt chi phối biến động của giá dầu trong năm nay.
Iran và những rủi ro địa chính trị
Với sản lượng 3,8 triệu thùng/ngày, Iran hiện là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba OPEC, chi phối trên 4% nguồn cung dầu mỏ toàn cầu. Vì thế, các cuộc biểu tình chính trị ở nước này trong tuần qua đã khiến thị trường dầu mỏ chú ý. Các cuộc biểu tình này chưa ảnh hưởng đến sản lượng dầu thô và có lẽ sẽ không gây tác động trực tiếp trừ khi các cuộc biểu tình này dẫn đến sự xáo trộn lớn hơn ở nước này. Theo các nhà phân tích thuộc JBC Energy, rủi ro lớn nhất trong ngắn hạn là phản ứng của Chính phủ Iran đối với các cuộc biểu tình có thể khiến phía Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Trong khi đó, căng thẳng giữa Iran và Saudi Arabia (A-rập Xê-út) cũng ở mức cao.
Nguồn cung dầu mỏ của Khu tự trị người Kurd ở Iraq (I-rắc) giảm kể từ tháng 10/2017, khi Baghdad đòi lại các mỏ dầu ở vùng đất tranh chấp. Sản lượng của Venezuela (Vê-nê-xu-ê-la), cũng giảm xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm do khủng hoảng kinh tế leo thang. Một số nhà phân tích cho rằng mức sản lượng 1,9 triệu thùng/ngày của Venezuela là rủi ro nguồn cung lớn nhất trong năm 2018.
Nguồn cung dầu đá phiến Mỹ và của các nước ngoài OPEC
Giới giao dịch hy vọng nguồn cung dầu đá phiến Mỹ và nguồn cung dầu mỏ của các nước ngoài OPEC sẽ tăng nhanh hơn mức tiêu thụ trong năm nay. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự báo sản lượng dầu đá phiến của nước này sẽ tăng 780.000 thùng/ngày trong năm 2018, tăng gấp hai lần mức của năm 2017, dựa trên mức giá dầu thô được điều chỉnh lên trên ngưỡng 60 USD/thùng.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), các dự án khai thác dầu quy mô lớn được lên kế hoạch trước khi giá dầu lao dốc dự kiến sẽ được đưa vào thực hiện trong năm nay ở Brazil (Bra-xin) và Canada (Ca-na-đa), qua đó đưa tổng nguồn cung ngoài OPEC tăng khoảng 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2018. Tuy nhiên, tình hình nguồn cung dầu mỏ ngoài OPEC sẽ rõ ràng hơn trong những năm tới, do các công ty dầu mỏ cắt giảm mạnh vốn đầu từ kể từ năm 2014.
Nhu cầu dầu mỏ và triển vọng kinh tế thế giới
Đà tăng nhu cầu dầu mỏ dường như ít được nhắc tới đằng sau sự hồi phục của giá dầu. Trên thực tế, tiêu thụ dầu mỏ tăng gần 5 triệu thùng/ngày trong khoảng từ năm 2015 đến cuối năm 2017, cao hơn nhiều so với mức tăng dưới 1 triệu thùng/ngày khi giá dầu thô cán mốc 100 USD/thùng. Mặc dù mức tăng tiêu thụ dầu mỏ này có được nhờ giá dầu ở mức thấp, song đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu được coi là yếu tố chủ chốt. Các nhà dự báo tin rằng thế giới đang trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính. Theo dự đoán mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,6% trong năm nay. Mặc dù ngưỡng giá dầu thô 60 USD/thùng có thể khiến nhu cầu giảm đôi chút, song các nhà phân tích thuộc công ty môi giới PVM cho rằng nếu kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh, nhu cầu dầu mỏ cũng như mức tăng nhu cầu dầu của thế giới sẽ vẫn duy trì đà tăng hiện nay. Thế giới sẽ chú ý sát sao tới kho dự trữ chiến lược của Trung Quốc ước tính ở mức 150 triệu thùng trong năm 2017 và dự đoán đứng ở mức 130 triệu thùng trong năm 2018 theo dự báo của Energy Aspects.
Chiến lược dầu mỏ của OPEC và Nga
Việc các nước thành viên OPEC, Nga và một số nước sản xuất dầu mỏ lớn nằm ngoài OPEC cùng bắt tay cắt giảm sản lượng gần 1,8 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2017 đã gây tác động lớn nhất tới việc làm giảm dự trữ dầu mỏ. Hồi cuối tháng 11/2018, các nước này đã nhất trí kéo dài thỏa thuận này tới cuối năm 2018, dù sẽ họp bàn đánh giá lại quyết định này tại cuộc họp tháng Sáu tới. Các nhà giao dịch dầu mỏ sẽ dõi theo các động thái của Nga và Saudi Arabia để xem liệu hai nước này có đi tới nhất trí một chiến lược có thể ngăn chặn tình trạng dư thừa dầu thô trên thị trường trở lại. Việc tuân thủ thỏa thuận nói trên cũng sẽ được giám sát chặt chẽ để xem liệu các nước thành viên có bắt đầu lơ là việc tuân thủ quyết định cắt giảm sản lượng vào thời điểm giá dầu thô tăng lên.
Động thái của các quỹ đầu cơ
Các quỹ đầu cơ cũng là yếu tố đẩy giá dầu tăng lên. Các quỹ này đã "găm" trên 1 tỷ thùng dầu thô Brent Biển Bắc và dầu chuẩn WTI của Mỹ dựa trên dự báo rằng giá dầu thô sẽ còn tăng nữa. Mặc dù không loại trừ khả năng các quỹ này sẽ bán ra kiếm lời sau những đợt tăng giá mạnh gần đây của dầu thô, song cũng có lý do để nghi ngờ khả năng thực hiện điều này.
Giá dầu thô Brent Biển Bắc trong những phiên giao dịch gần đây đã tăng lên ngưỡng 68 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2015. Trong bối cảnh giá dầu thô đạt mức cao nhất trong ba năm trở lại đây, giới phân tích đánh giá rằng rủi ro địa - chính trị, sản lượng dầu đá phiến Mỹ, đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu, chính sách của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và động thái của các quỹ đầu cơ sẽ là những yếu tố chủ chốt chi phối biến động của giá dầu trong năm nay.
Iran và những rủi ro địa chính trị
Với sản lượng 3,8 triệu thùng/ngày, Iran hiện là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba OPEC, chi phối trên 4% nguồn cung dầu mỏ toàn cầu. Vì thế, các cuộc biểu tình chính trị ở nước này trong tuần qua đã khiến thị trường dầu mỏ chú ý. Các cuộc biểu tình này chưa ảnh hưởng đến sản lượng dầu thô và có lẽ sẽ không gây tác động trực tiếp trừ khi các cuộc biểu tình này dẫn đến sự xáo trộn lớn hơn ở nước này. Theo các nhà phân tích thuộc JBC Energy, rủi ro lớn nhất trong ngắn hạn là phản ứng của Chính phủ Iran đối với các cuộc biểu tình có thể khiến phía Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Trong khi đó, căng thẳng giữa Iran và Saudi Arabia (A-rập Xê-út) cũng ở mức cao.
Nguồn cung dầu đá phiến Mỹ và của các nước ngoài OPEC
Giới giao dịch hy vọng nguồn cung dầu đá phiến Mỹ và nguồn cung dầu mỏ của các nước ngoài OPEC sẽ tăng nhanh hơn mức tiêu thụ trong năm nay. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự báo sản lượng dầu đá phiến của nước này sẽ tăng 780.000 thùng/ngày trong năm 2018, tăng gấp hai lần mức của năm 2017, dựa trên mức giá dầu thô được điều chỉnh lên trên ngưỡng 60 USD/thùng.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), các dự án khai thác dầu quy mô lớn được lên kế hoạch trước khi giá dầu lao dốc dự kiến sẽ được đưa vào thực hiện trong năm nay ở Brazil (Bra-xin) và Canada (Ca-na-đa), qua đó đưa tổng nguồn cung ngoài OPEC tăng khoảng 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2018. Tuy nhiên, tình hình nguồn cung dầu mỏ ngoài OPEC sẽ rõ ràng hơn trong những năm tới, do các công ty dầu mỏ cắt giảm mạnh vốn đầu từ kể từ năm 2014.
Nhu cầu dầu mỏ và triển vọng kinh tế thế giới
Đà tăng nhu cầu dầu mỏ dường như ít được nhắc tới đằng sau sự hồi phục của giá dầu. Trên thực tế, tiêu thụ dầu mỏ tăng gần 5 triệu thùng/ngày trong khoảng từ năm 2015 đến cuối năm 2017, cao hơn nhiều so với mức tăng dưới 1 triệu thùng/ngày khi giá dầu thô cán mốc 100 USD/thùng. Mặc dù mức tăng tiêu thụ dầu mỏ này có được nhờ giá dầu ở mức thấp, song đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu được coi là yếu tố chủ chốt. Các nhà dự báo tin rằng thế giới đang trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính. Theo dự đoán mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,6% trong năm nay. Mặc dù ngưỡng giá dầu thô 60 USD/thùng có thể khiến nhu cầu giảm đôi chút, song các nhà phân tích thuộc công ty môi giới PVM cho rằng nếu kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh, nhu cầu dầu mỏ cũng như mức tăng nhu cầu dầu của thế giới sẽ vẫn duy trì đà tăng hiện nay. Thế giới sẽ chú ý sát sao tới kho dự trữ chiến lược của Trung Quốc ước tính ở mức 150 triệu thùng trong năm 2017 và dự đoán đứng ở mức 130 triệu thùng trong năm 2018 theo dự báo của Energy Aspects.
Chiến lược dầu mỏ của OPEC và Nga
Việc các nước thành viên OPEC, Nga và một số nước sản xuất dầu mỏ lớn nằm ngoài OPEC cùng bắt tay cắt giảm sản lượng gần 1,8 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2017 đã gây tác động lớn nhất tới việc làm giảm dự trữ dầu mỏ. Hồi cuối tháng 11/2018, các nước này đã nhất trí kéo dài thỏa thuận này tới cuối năm 2018, dù sẽ họp bàn đánh giá lại quyết định này tại cuộc họp tháng Sáu tới. Các nhà giao dịch dầu mỏ sẽ dõi theo các động thái của Nga và Saudi Arabia để xem liệu hai nước này có đi tới nhất trí một chiến lược có thể ngăn chặn tình trạng dư thừa dầu thô trên thị trường trở lại. Việc tuân thủ thỏa thuận nói trên cũng sẽ được giám sát chặt chẽ để xem liệu các nước thành viên có bắt đầu lơ là việc tuân thủ quyết định cắt giảm sản lượng vào thời điểm giá dầu thô tăng lên.
Động thái của các quỹ đầu cơ
Các quỹ đầu cơ cũng là yếu tố đẩy giá dầu tăng lên. Các quỹ này đã "găm" trên 1 tỷ thùng dầu thô Brent Biển Bắc và dầu chuẩn WTI của Mỹ dựa trên dự báo rằng giá dầu thô sẽ còn tăng nữa. Mặc dù không loại trừ khả năng các quỹ này sẽ bán ra kiếm lời sau những đợt tăng giá mạnh gần đây của dầu thô, song cũng có lý do để nghi ngờ khả năng thực hiện điều này.
TTXVN
Relate Threads