Giá dầu giảm gần 4% trong phiên giao dịch ngày 9/1 bởi kim ngạch xuất khẩu dầu thô kỷ lục của I-rắc và sản lượng tại Mỹ tăng. Thị trường lo ngại rằng điều này sẽ khiến tình trạng dư cung toàn cầu không được cải thiện.
Giá dầu Brent giảm 2,16 USD (3,8%) xuống mức 54,94 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 2,03 USD (3,8%) xuống mức 51,96 USD/thùng – mức thấp nhất kể từ ngày 16/12.
Diễn biến giá dầu Brent trong 3 tháng qua
I-rắc – quốc gia lớn thứ 2 Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) – cho biết kim ngạch xuất khẩu tháng 12 của khu cảng Barsa đạt mức kỷ lục 3,51 triệu thùng/ngày.
Bộ Dầu mỏ I-rắc nhấn mạnh rằng con số này không ảnh hưởng tới quyết định cắt giảm sản lượng theo thỏa thuận OPEC. Tuy nhiên, một số thành phần thị trường vẫn lo ngại về tính khả thi của tuyên bố này mặc dù sản lượng sản xuất tới từ các khu mỏ phía Bắc chứ không phải các khu cảng phía Nam.
Hãng tin Reuters cho biết công ty dầu mỏ quốc gia của I-rắc (SOMO) vẫn sẽ xuất khẩu đầy đủ các đơn hàng sang châu Á và châu Âu trong tháng 2.
Sự lạc quan sụt giảm bất chấp việc Nga – quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới ngoài OPEC – thể hiện tính tuân thủ thỏa thuận cao. Nguồn tin của Reuters cho biết sản lượng của quốc gia này giảm 100.000 thùng/ngày trong tuần đầu tiên của tháng 1.
Ngày 9/1, Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait cho biết ông kỳ vọng sự cam kết từ các thành viên trong và ngoài OPEC tham gia thỏa thuận hồi cuối tháng 11, đầu tháng 12. Bên cạnh đó, vị Bộ trưởng này cũng cho biết cuộc họp sắp tới vào ngày 21-22/1 sẽ thống nhất về cơ chế giám sát.
Tuần trước, số lượng giàn khoan tại Mỹ tăng tuần thứ 10 liên tiếp lên 529 giàn. Các nhà phân tích của Barclays dự báo số giàn khoan tại Mỹ có thể đạt 850-875 giàn vào cuối năm.
Giá dầu Brent giảm 2,16 USD (3,8%) xuống mức 54,94 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 2,03 USD (3,8%) xuống mức 51,96 USD/thùng – mức thấp nhất kể từ ngày 16/12.
Diễn biến giá dầu Brent trong 3 tháng qua
Bộ Dầu mỏ I-rắc nhấn mạnh rằng con số này không ảnh hưởng tới quyết định cắt giảm sản lượng theo thỏa thuận OPEC. Tuy nhiên, một số thành phần thị trường vẫn lo ngại về tính khả thi của tuyên bố này mặc dù sản lượng sản xuất tới từ các khu mỏ phía Bắc chứ không phải các khu cảng phía Nam.
Hãng tin Reuters cho biết công ty dầu mỏ quốc gia của I-rắc (SOMO) vẫn sẽ xuất khẩu đầy đủ các đơn hàng sang châu Á và châu Âu trong tháng 2.
Sự lạc quan sụt giảm bất chấp việc Nga – quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới ngoài OPEC – thể hiện tính tuân thủ thỏa thuận cao. Nguồn tin của Reuters cho biết sản lượng của quốc gia này giảm 100.000 thùng/ngày trong tuần đầu tiên của tháng 1.
Ngày 9/1, Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait cho biết ông kỳ vọng sự cam kết từ các thành viên trong và ngoài OPEC tham gia thỏa thuận hồi cuối tháng 11, đầu tháng 12. Bên cạnh đó, vị Bộ trưởng này cũng cho biết cuộc họp sắp tới vào ngày 21-22/1 sẽ thống nhất về cơ chế giám sát.
Tuần trước, số lượng giàn khoan tại Mỹ tăng tuần thứ 10 liên tiếp lên 529 giàn. Các nhà phân tích của Barclays dự báo số giàn khoan tại Mỹ có thể đạt 850-875 giàn vào cuối năm.
NDH.vn
Relate Threads