Nỗ lực cuối Ukraine, Ba Lan phá Dòng chảy phương Bắc 2

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Ukraine và Ba Lan đang tìm cách ảnh hưởng vào dự án Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga và châu Âu không qua ngả hai nước này.

Kênh truyền hình 112 của Ukraine mới đây dẫn lời Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết, Kiev và Warsaw đã đồng thuận các bước hành động chung để ngăn chặn việc thực hiện dự án "Dòng chảy Phương Bắc 2" từ Nga tới phương Tây không quá cảnh qua hai quốc gia này.

Ông Petro Poroshenko cũng cảm tạ phía Ba Lan đã ủng hộ lập trường này.

nhung-no-luc-cuoi-cung-cua-ukraine-va-ba-lan-o-chau-au_41726338.png

"Tôi cảm ơn các bạn đã ủng hộ rõ ràng cho lập trường của Ukraine liên quan đến quyết định sai lầm của EU cho phép Gazprom tăng lượng cung cấp khí đốt thông qua đường ống dẫn OPAL, điều đó có thể mở đường cho quyết định thứ hai về việc xây dựng hệ thống "Dòng chảy Phương Bắc 2", Tổng thống Poroshenko nói.

Theo lời vị Tổng thống Ukraine, Kiev và Warsaw đã nhất trí phối hợp các bước để ngăn chặn việc thực hiện dự án. Các phương tiện truyền thông trước đó cho hay: Kiev có ý định thúc giục EU ngừng nhập khẩu khí đốt từ Nga, và từ "Dòng chảy Phương Bắc 2".

nhung-no-luc-cuoi-cung-cua-ukraine-va-ba-lan-o-chau-au_41726870.jpg

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Những nỗ lực phản đối Nga từ hai quốc gia vốn được nhận những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp thông qua đường ống dầu khí mà Nga cung cấp cho châu Âu không phải lần đầu. Rõ ràng, các nước ở giữa Nga - châu Âu nhận thấy rõ ràng vai trò quan trọng của đường ống dầu khí mà Nga cung cấp quá cảnh. Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga không đi qua đây đã khiến các nước này ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích. Khi đó, với tính chiến đấu cố hữu, Ukraine sẽ không tác động tới phía Nga mà tới châu Âu - nơi đã từng cổ vũ và biến họ thành vùng giao thoa lợi ích.

Trong khi đó, phương Tây thể hiện rõ ý là ủng hộ con đường dầu khí của Nga.

Mới đây, người đứng đầu Vụ chính sách năng lượng quốc tế thuộc Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức Ursula Borak cho biết rằng, Chính phủ Đức sẽ không ngăn cản việc thực hiện các đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy Phương Bắc-2", bởi vì vấn đề này sẽ do các công ty tham gia quyết định.

“Thay mặt Chính phủ liên bang Đức, tôi chỉ có thể nói rằng dự án này (“Dòng chảy Phương Bắc-2″) thuộc về nhiều công ty và những công ty này sẽ phải quyết định từ bỏ nó hay không. Chúng tôi phải chờ quyết định của họ. Từ góc độ chính trị, chúng tôi không thể can thiệp”, ông Borak nói.

Tại Bulgaria, nơi vừa đón chào vị Tổng thống mới đắc cử Rumen Radev vốn có chủ trương chuyển mối quan hệ với Nga "sang một nền tảng thực tiễn rõ ràng", từ bỏ lệnh cấm vận Nga và sẵn sàng đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong việc thúc đẩy kinh tế song phương.

Nguồn năng lượng từ Nga cũng như dự án "Dòng chảy phương Nam" đã thu hút sự chú ý đặc biệt của Bulgaria và chắc chắn lập trường của Bulgaria sẽ không thay đổi về dòng chảy nguyên liệu này.

Sự gia tăng các ủng hộ của phương Tây vào dòng chảy dầu khí chiến lược càng cho thấy tương lai mờ mịt của Ukraine và Ba Lan khi muốn một lần nữa kéo Nga ra xa khỏi châu Âu.

Thời thế thay đổi từ ông chủ Nhà Trắng cho tới phong trào tẩy chay toàn cầu hóa ở các nước châu Âu sớm sẽ khiến Ukraine và Ba Lan nhận ra giá trị của mình và tìm cách đi con đường khác, vốn có thể mang lại cho họ nhiều lợi ích hơn là răm rắp theo lời người ở bên kia đại dương.

Huy Vũ - Báo Đất Việt​
 

Việc làm nổi bật

Top