Kết thúc năm 2015, nợ xấu của PVN đạt mức 6.787 tỷ đồng, trong đó, 3 khoản nợ xấu lớn nhất thuộc về Công ty mẹ - PVN, PVC và PV OIL.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2015 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thì tổng nợ xấu của PVN tính đến hết năm 2015 ở mức 6.787 tỷ đồng, tăng 36% so với con số 4.989 tỷ đồng của năm 2014.
Khoản nợ xấu lớn nhất là thuộc về Công ty mẹ - PVN với tổng trị giá lên tới 2.149 tỷ đồng. Được biết, đây là các khoản phải thu ủy thác đầu tư và phải thu khác của Công ty mẹ - PVN. Đáng chú ý là năm 2014, khoản nợ xấu ở Công ty mẹ - PVN chỉ là 446 tỷ đồng, thấp nhất trong số các khoản nợ xấu của các đơn vị thành viên Tập đoàn.
Khoản nợ xấu lớn thứ hai thuộc về Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) với trị giá 2.097 tỷ đồng, tăng 17% so với con số 1.793 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Đây đều là các khoản phải thu tồn đọng lâu ngày.
Khoản nợ xấu lớn thứ ba thuộc về Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) trị giá 922 tỷ đồng, giảm 13,2% so với con số 1.063 tỷ đồng của năm 2014. Đây cũng là các khoản phải thu tồn đọng lâu ngày.
Một khoản nợ xấu nữa cũng là các khoản phải thu tồn đọng lâu ngày thuộc về Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất có trị giá 897 tỷ đồng, gần như giữ nguyên so với năm 2014.
PV Drilling VI đang khoan cho Vietsovpetro tại RC 1 ở mỏ Rồng
Công ty Cổ phần PVI cũng nằm trong danh sách đơn vị thành viên của PVN có nợ xấu với giá trị nợ xấu năm 2015 là 719 tỷ đồng, giảm nhẹ 8,7% so với năm 2014. Khoản nợ xấu này bao gồm các khoản phải thu và cho vay quá hạn tồn đọng lâu ngày.
Ngoài nợ xấu thì PVN cũng phải trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính của tập đoàn này. Tính đến hết năm 2015, PVN đã đầu tư 807 tỷ đồng vào cổ phiếu và phải trích lập dự phòng 316 tỷ đồng. Ngoài ra, tập đoàn này còn đầu tư góp vốn vào nhiều đơn vị khác với tổng số tiền là 2.563 tỷ đồng, nhưng đã phải trích lập dự phòng số tiền 422 tỷ đồng.
Một điểm sáng hiếm hoi trong tình hình tài chính của PVN đó là việc các khoản trích lập dự phòng hàng tồn kho của tập đoàn này giảm khá mạnh, từ mức 3.175 tỷ đồng của năm 2014 xuống còn 1.350 tỷ đồng của năm 2015. Hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do PVN đã giảm khá nhiều hàng tồn kho trong năm 2015 (khoảng hơn 5.300 tỷ đồng) và giá dầu thế giới đã có những diễn biến tích cực hơn.
Theo số liệu mới nhất thì kết thúc 6 tháng đầu năm 2016, lợi nhuận của PVN đã giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2015, từ mức 24.124 tỷ đồng xuống mức 10.500 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2015 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thì tổng nợ xấu của PVN tính đến hết năm 2015 ở mức 6.787 tỷ đồng, tăng 36% so với con số 4.989 tỷ đồng của năm 2014.
Khoản nợ xấu lớn nhất là thuộc về Công ty mẹ - PVN với tổng trị giá lên tới 2.149 tỷ đồng. Được biết, đây là các khoản phải thu ủy thác đầu tư và phải thu khác của Công ty mẹ - PVN. Đáng chú ý là năm 2014, khoản nợ xấu ở Công ty mẹ - PVN chỉ là 446 tỷ đồng, thấp nhất trong số các khoản nợ xấu của các đơn vị thành viên Tập đoàn.
Khoản nợ xấu lớn thứ hai thuộc về Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) với trị giá 2.097 tỷ đồng, tăng 17% so với con số 1.793 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Đây đều là các khoản phải thu tồn đọng lâu ngày.
Khoản nợ xấu lớn thứ ba thuộc về Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) trị giá 922 tỷ đồng, giảm 13,2% so với con số 1.063 tỷ đồng của năm 2014. Đây cũng là các khoản phải thu tồn đọng lâu ngày.
Một khoản nợ xấu nữa cũng là các khoản phải thu tồn đọng lâu ngày thuộc về Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất có trị giá 897 tỷ đồng, gần như giữ nguyên so với năm 2014.
PV Drilling VI đang khoan cho Vietsovpetro tại RC 1 ở mỏ Rồng
Ngoài nợ xấu thì PVN cũng phải trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính của tập đoàn này. Tính đến hết năm 2015, PVN đã đầu tư 807 tỷ đồng vào cổ phiếu và phải trích lập dự phòng 316 tỷ đồng. Ngoài ra, tập đoàn này còn đầu tư góp vốn vào nhiều đơn vị khác với tổng số tiền là 2.563 tỷ đồng, nhưng đã phải trích lập dự phòng số tiền 422 tỷ đồng.
Một điểm sáng hiếm hoi trong tình hình tài chính của PVN đó là việc các khoản trích lập dự phòng hàng tồn kho của tập đoàn này giảm khá mạnh, từ mức 3.175 tỷ đồng của năm 2014 xuống còn 1.350 tỷ đồng của năm 2015. Hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do PVN đã giảm khá nhiều hàng tồn kho trong năm 2015 (khoảng hơn 5.300 tỷ đồng) và giá dầu thế giới đã có những diễn biến tích cực hơn.
Theo số liệu mới nhất thì kết thúc 6 tháng đầu năm 2016, lợi nhuận của PVN đã giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2015, từ mức 24.124 tỷ đồng xuống mức 10.500 tỷ đồng.
vietnamfinance.vn/
Relate Threads