Theo trang Business Insider, với các nước sản xuất dầu mỏ, những ngày bán mỗi thùng dầu với giá 100 USD dường như đã kết thúc. Giá dầu lao dốc xuống còn 40 USD/thùng khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định không giảm sản lượng, bảo vệ thị phần và có vẻ như dầu thô vẫn sẽ giữ mức giá này trong tương lai.
Hồi cuối tuần qua, Iran cho hay sản lượng dầu thô trong nước đã vượt ngưỡng 2 triệu thùng/ngày sau khi được dỡ bỏ lệnh trừng phạt quốc tế vào tháng 1. Yếu tố này sẽ tiếp tục đẩy mạnh nguồn cung đã quá dư trên thị trường dầu mỏ.
Để cho thấy điều này ảnh hưởng lớn ra sao với kinh tế thế giới, ngân hàng Deutsche Bank đưa ra bản đồ hiển thị các nước nhập khẩu dầu và xuất khẩu dầu nhiều nhất thế giới.
Tấm bản đồ cho thấy hiện tại, Ả Rập Xê Út, Nigeria và Venezuela nằm trong số các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi giá dầu lao dốc, trong khi đó Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ lại hưởng lợi đáng kể vì là các nước nhập khẩu ròng dầu thô.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nước lao đao vì dầu đều chịu nỗi đau theo cùng một cách. Phân tích của ngân hàng Deutsche Bank viết: “Có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia riêng lẻ, dẫn đến phần chi phí khai thác khác nhau. Trong khi Nigeria cần dầu có giá 85 USD/thùng để cân bằng ngân sách trong năm 2016, Kuwait chỉ cần giá dầu là 47 USD/thùng để cân bằng ngân sách. Nếu chính phủ các nước phải dùng tài sản quốc gia để bù đắp cho thâm hụt ngân sách vì giá dầu, Kuwait sẽ chỉ bắt đầu làm điều này sau 122 năm nữa, trong khi Nigeria thì chỉ chịu được nửa năm”.
Hồi cuối tuần qua, Iran cho hay sản lượng dầu thô trong nước đã vượt ngưỡng 2 triệu thùng/ngày sau khi được dỡ bỏ lệnh trừng phạt quốc tế vào tháng 1. Yếu tố này sẽ tiếp tục đẩy mạnh nguồn cung đã quá dư trên thị trường dầu mỏ.
Tấm bản đồ cho thấy hiện tại, Ả Rập Xê Út, Nigeria và Venezuela nằm trong số các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi giá dầu lao dốc, trong khi đó Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ lại hưởng lợi đáng kể vì là các nước nhập khẩu ròng dầu thô.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nước lao đao vì dầu đều chịu nỗi đau theo cùng một cách. Phân tích của ngân hàng Deutsche Bank viết: “Có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia riêng lẻ, dẫn đến phần chi phí khai thác khác nhau. Trong khi Nigeria cần dầu có giá 85 USD/thùng để cân bằng ngân sách trong năm 2016, Kuwait chỉ cần giá dầu là 47 USD/thùng để cân bằng ngân sách. Nếu chính phủ các nước phải dùng tài sản quốc gia để bù đắp cho thâm hụt ngân sách vì giá dầu, Kuwait sẽ chỉ bắt đầu làm điều này sau 122 năm nữa, trong khi Nigeria thì chỉ chịu được nửa năm”.
Thu Thảo - Báo Thanh Niên
Relate Threads