Để hiểu thêm về việc người Nga đang ra sao giữa lúc giá dầu Brent ngày càng lao dốc, hãy nhìn vào chỉ số Nghèo khổ, thước đo lấy tổng tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát, của nước này, theo Bloomberg.
Chỉ số Nghèo khổ của Nga tăng đến 19% từ mức 11,7% trong tháng 2.2014, đặt đất nước sản xuất dầu thô lớn thứ nhì thế giới nằm giữa các quốc gia có nền kinh tế ảm đạm nhất.
Giá dầu rơi tự do đã ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế, khiến đồng rúp Nga đi xuống và giá cả tiêu dùng lên đến gấp ba lần con số mục tiêu 4% mà ngân hàng trung ương đề ra. Nga là một nước nhập khẩu ròng hàng hóa chủ yếu, vì thế, giá nhập khẩu gia tăng vì rúp mất giá thúc đẩy lạm phát. Tuần trước, giới chức nước này giữ nguyên chi phí đi vay ngay cả khi nền kinh tế đang chìm sâu hơn vào suy thoái.
Chu kỳ bùng nổ và tan vỡ của Nga theo sát giá dầu Brent, vốn đã giảm còn quanh 30 USD/thùng trong năm 2016 từ mức 100 USD/thùng trong năm 2010.
“Câu chuyện của Nga về cơ bản là một câu chuyện dầu mỏ: Dầu đang kéo theo lạm phát gia tăng, giá trị đồng rúp Nga giảm, sự suy yếu của nền kinh tế và rất nhiều nỗi đau cho người Nga”, chuyên gia Tim Love tại hãng đầu tư GAM có trụ sở ở London (Anh), công ty giám sát 130 tỉ USD tài sản, cho hay. Nga chiếm 3% danh mục đầu tư của ông Love.
Được ra đời vào những năm 1970, kỷ nguyên của tình trạng lạm phát và thất nghiệp cao - thước đo nghèo khổ ít được sử dụng hơn khi các nền kinh tế phát triển phức tạp thêm, với nhiều người vẫn nghèo khổ dù tỷ lệ thất nghiệp và giá cả được kìm hãm.
Chuyên gia kinh tế Nga Vladimir Osakovskiy tại Bank of America là một trong số các chuyên gia cho rằng chỉ số này không nói lên được bức tranh toàn cảnh. “Chúng ta có thể thấy chỉ số này tiếp tục đi xuống trong những tháng tới vì lạm phát thấp hơn, song nó vẫn không đánh dấu bất cứ thay đổi cơ bản và lớn nào”, ông Osakovskiy cho hay.
Dù vậy, chỉ số này có thể là một ống kính hữu ích nhằm kiểm tra các quốc gia quá phụ thuộc vào một loại hàng hóa như Nga. Chỉ số Nghèo khổ của Nga cao thứ tư trong số các nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới. Tỷ lệ lạm phát hằng năm ở nước này là khoảng 13% và tỷ lệ thất nghiệp thì gần 6%.
“Lạm phát đang ăn vào lương bổng của người dân, có nghĩa là họ đang có ít tiền hơn để chi tiêu. Chuyện giá dầu thô lao dốc đồng nghĩa với việc lạm phát có thể không giảm nhanh như nhiều người dự đoán”, nhà phân tích Tomasz Noetzel thuộc Bloomberg Intelligence nói.
Với ông Love, hiện có quá nhiều biến số để đánh giá: “Tôi muốn mua thêm tài sản Nga, nhưng không thể nào dự đoán được hướng đi của giá dầu vào thời điểm này và tôi không muốn nhận thêm các nguy cơ không cần thiết”, ông Love cho biết.
Chỉ số Nghèo khổ của Nga tăng đến 19% từ mức 11,7% trong tháng 2.2014, đặt đất nước sản xuất dầu thô lớn thứ nhì thế giới nằm giữa các quốc gia có nền kinh tế ảm đạm nhất.
Giá dầu rơi tự do đã ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế, khiến đồng rúp Nga đi xuống và giá cả tiêu dùng lên đến gấp ba lần con số mục tiêu 4% mà ngân hàng trung ương đề ra. Nga là một nước nhập khẩu ròng hàng hóa chủ yếu, vì thế, giá nhập khẩu gia tăng vì rúp mất giá thúc đẩy lạm phát. Tuần trước, giới chức nước này giữ nguyên chi phí đi vay ngay cả khi nền kinh tế đang chìm sâu hơn vào suy thoái.
Chu kỳ bùng nổ và tan vỡ của Nga theo sát giá dầu Brent, vốn đã giảm còn quanh 30 USD/thùng trong năm 2016 từ mức 100 USD/thùng trong năm 2010.
“Câu chuyện của Nga về cơ bản là một câu chuyện dầu mỏ: Dầu đang kéo theo lạm phát gia tăng, giá trị đồng rúp Nga giảm, sự suy yếu của nền kinh tế và rất nhiều nỗi đau cho người Nga”, chuyên gia Tim Love tại hãng đầu tư GAM có trụ sở ở London (Anh), công ty giám sát 130 tỉ USD tài sản, cho hay. Nga chiếm 3% danh mục đầu tư của ông Love.
Chuyên gia kinh tế Nga Vladimir Osakovskiy tại Bank of America là một trong số các chuyên gia cho rằng chỉ số này không nói lên được bức tranh toàn cảnh. “Chúng ta có thể thấy chỉ số này tiếp tục đi xuống trong những tháng tới vì lạm phát thấp hơn, song nó vẫn không đánh dấu bất cứ thay đổi cơ bản và lớn nào”, ông Osakovskiy cho hay.
Dù vậy, chỉ số này có thể là một ống kính hữu ích nhằm kiểm tra các quốc gia quá phụ thuộc vào một loại hàng hóa như Nga. Chỉ số Nghèo khổ của Nga cao thứ tư trong số các nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới. Tỷ lệ lạm phát hằng năm ở nước này là khoảng 13% và tỷ lệ thất nghiệp thì gần 6%.
“Lạm phát đang ăn vào lương bổng của người dân, có nghĩa là họ đang có ít tiền hơn để chi tiêu. Chuyện giá dầu thô lao dốc đồng nghĩa với việc lạm phát có thể không giảm nhanh như nhiều người dự đoán”, nhà phân tích Tomasz Noetzel thuộc Bloomberg Intelligence nói.
Với ông Love, hiện có quá nhiều biến số để đánh giá: “Tôi muốn mua thêm tài sản Nga, nhưng không thể nào dự đoán được hướng đi của giá dầu vào thời điểm này và tôi không muốn nhận thêm các nguy cơ không cần thiết”, ông Love cho biết.
Theo: Báo Thanh Niên
Relate Threads