Có một con số mà công chúng hết sức quan tâm, đó là dòng tiền về và ra của tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam) qua “cửa ngõ” Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) kể từ khi PetroVietnam góp vốn vào tổ chức tín dụng này đến khi nó bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng do kinh doanh thua lỗ, là bao nhiêu?
Và vì sao PetroVietnam phải có một định chế tài chính “sân sau” như OceanBank, nơi có hai cổ đông lớn là PetroVietnam chiếm 20% vốn điều lệ và ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại Dương, sở hữu gần 73% như ông khai trước tòa trong phiên xét xử sơ thẩm vừa qua?
Dòng tiền vào và ra hàng năm ở PetroVietnam rất lớn, lên tới hàng trăm ngàn tỉ đồng và nó liên tục luân chuyển phụ thuộc vào tiến độ hoạt động của tập đoàn. Giao dịch tài chính trong nội bộ tập đoàn giữa các doanh nghiệp thành viên là con số cũng khổng lồ không kém. Là doanh nghiệp nhà nước và tầm cỡ quy mô như PetroVietnam, đáng lẽ các giao dịch trên phải diễn ra ở các ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Thế nhưng, PetroVietnam đã chọn OceanBank để chọn mặt gửi vàng cho hầu hết các giao dịch tài chính.
Theo báo cáo thường niên năm 2011, trang 80, số dư tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn và ủy thác vốn của tập đoàn tại OceanBank tại ngày 31-12-2011 là 21.097,6 tỉ đồng (ngày 31-12-2010 là 14.934,3 tỉ đồng). Số dư các khoản vay của tập đoàn từ OceanBank tại ngày 31-12-2011 là 4.745,4 tỉ đồng (ngày 31-12-2010 là 4.848,8 tỉ đồng).
Trang 50 báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của PetroVietnam năm 2012 chỉ ra số dư tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, ủy thác vốn của tập đoàn tại OceanBank ngày 31-12-2012 là 24.148,9 tỉ đồng và số vay từ OceanBank là 3.129,4 tỉ đồng.
PetroVietnam đã chọn OceanBank để chọn mặt gửi vàng cho hầu hết các giao dịch tài chính. Ảnh: T.L
Đấy mới chỉ là số kết sổ vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Còn tổng tiền vào ra hàng ngày, hàng tháng, hàng quí, hàng năm chắc chắn phải nhiều hơn. Liệu ai có thể đánh giá được lợi ích khủng mà một trong những tập đoàn kinh tế mũi nhọn của quốc gia mang lại cho một ngân hàng tư nhân với cổ phần áp đảo thuộc về riêng ông chủ tịch Hà Văn Thắm?
Quan trọng hơn là mối quan hệ giữa một tập đoàn quốc doanh và một tổ chức tín dụng cổ phần vốn điều lệ 4.000 tỉ đồng được đặt “nền móng” bằng văn bản (ký ngày 13-5-2009 được luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc OceanBank trưng ra trước tòa trong phiên xét xử sơ thẩm và được tòa công nhận) ký kết giữa hai ông chủ tịch, là Đinh La Thăng và Hà Văn Thắm, theo đó tất cả các doanh nghiệp trực thuộc PetroVietnam đều phải mở tài khoản giao dịch thanh toán, tiền gửi, sử dụng dịch vụ của OceanBank. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ này: chọn lựa một ngân hàng cổ phần nhỏ, vừa chuyển từ ngân hàng TMCP nông thôn lên đô thị để “hợp tác” với PetroVietnam. Vì sao OceanBank được ưu đãi vượt tầm như vậy?
Với tỷ lệ sở hữu 20% của PetroVietnam, OceanBank không phải là đơn vị trực thuộc, không phải công ty con, cũng không phải liên doanh, mà chỉ là một đơn vị liên kết. Quy định về quản lý doanh nghiệp nhà nước liệu có cho phép một tập đoàn thực hiện quy mô giao dịch quá lớn với một đơn vị liên kết là điều đặt ra với cơ quan quản lý PetroVietnam mà trực tiếp là Bộ Công Thương. Giao dịch lớn của PetroVietnam thông qua OceanBank nhiều năm liền là việc không bình thường, tuy nhiên cơ quan quản lý đã không có ý kiến về vấn đề này.
Theo báo cáo tài chính năm 2014 và 2015 của PetroVietnam, khi OceanBank bị mua lại, tập đoàn mất 800 tỉ đồng vốn góp và tập đoàn đã trích lập dự phòng rủi ro 100% cho khoản tiền trên. Tất nhiên, khoản trích lập dự phòng lấy từ lợi nhuận và thiệt hại thuộc về Nhà nước. Nếu không có khoản trích lập đó, lợi nhuận của PetroVietnam cao hơn, Nhà nước lợi hơn.
Tiền Nhà nước mất đi, Nhà nước gánh chịu, nhưng còn đó trách nhiệm của một số người quản lý, điều hành, lãnh đạo PetroVietnam chừng ấy năm.
Trong ngày xét xử cuối cùng phiên sơ thẩm ông Hà Văn Thắm, ngày 24-9-2017, Ngân hàng Nhà nước đã gửi văn bản đến tòa, công khai số lỗ lũy kế của OceanBank tới ngày 31-12-2016 là 15.330 tỉ đồng. Số lỗ lũy kế gấp gần bốn lần vốn điều lệ ngân hàng. Hệ lụy này, có phần góp sức của PetroVietnam tạo nên, giờ cả xã hội gánh chịu. Tám trăm tỉ đồng vốn góp đã mất chưa bằng một phần hai mươi số lỗ lũy kế của OceanBank!
Sự sai phạm này có thể được khái quát như sau: dùng tiền nhà nước góp vào ngân hàng tư nhân + gửi hàng chục, hàng trăm ngàn tỉ đồng của Nhà nước vào ngân hàng đó + hậu quả ngân hàng thua lỗ hàng chục ngàn tỉ đồng, mất hết vốn liếng, trong khi một số lãnh đạo PetroVietnam nhận tiền chi lãi ngoài hàng trăm tỉ đồng.
Sự lợi dụng tiền nhà nước và rút ruột nhà nước trở thành hệ thống như tại PetroVietnam mới là nỗi đau sâu sắc mà dư luận xã hội đang cảm nhận!
Và vì sao PetroVietnam phải có một định chế tài chính “sân sau” như OceanBank, nơi có hai cổ đông lớn là PetroVietnam chiếm 20% vốn điều lệ và ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại Dương, sở hữu gần 73% như ông khai trước tòa trong phiên xét xử sơ thẩm vừa qua?
Dòng tiền vào và ra hàng năm ở PetroVietnam rất lớn, lên tới hàng trăm ngàn tỉ đồng và nó liên tục luân chuyển phụ thuộc vào tiến độ hoạt động của tập đoàn. Giao dịch tài chính trong nội bộ tập đoàn giữa các doanh nghiệp thành viên là con số cũng khổng lồ không kém. Là doanh nghiệp nhà nước và tầm cỡ quy mô như PetroVietnam, đáng lẽ các giao dịch trên phải diễn ra ở các ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Thế nhưng, PetroVietnam đã chọn OceanBank để chọn mặt gửi vàng cho hầu hết các giao dịch tài chính.
Theo báo cáo thường niên năm 2011, trang 80, số dư tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn và ủy thác vốn của tập đoàn tại OceanBank tại ngày 31-12-2011 là 21.097,6 tỉ đồng (ngày 31-12-2010 là 14.934,3 tỉ đồng). Số dư các khoản vay của tập đoàn từ OceanBank tại ngày 31-12-2011 là 4.745,4 tỉ đồng (ngày 31-12-2010 là 4.848,8 tỉ đồng).
Trang 50 báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của PetroVietnam năm 2012 chỉ ra số dư tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, ủy thác vốn của tập đoàn tại OceanBank ngày 31-12-2012 là 24.148,9 tỉ đồng và số vay từ OceanBank là 3.129,4 tỉ đồng.
PetroVietnam đã chọn OceanBank để chọn mặt gửi vàng cho hầu hết các giao dịch tài chính. Ảnh: T.L
Quan trọng hơn là mối quan hệ giữa một tập đoàn quốc doanh và một tổ chức tín dụng cổ phần vốn điều lệ 4.000 tỉ đồng được đặt “nền móng” bằng văn bản (ký ngày 13-5-2009 được luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc OceanBank trưng ra trước tòa trong phiên xét xử sơ thẩm và được tòa công nhận) ký kết giữa hai ông chủ tịch, là Đinh La Thăng và Hà Văn Thắm, theo đó tất cả các doanh nghiệp trực thuộc PetroVietnam đều phải mở tài khoản giao dịch thanh toán, tiền gửi, sử dụng dịch vụ của OceanBank. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ này: chọn lựa một ngân hàng cổ phần nhỏ, vừa chuyển từ ngân hàng TMCP nông thôn lên đô thị để “hợp tác” với PetroVietnam. Vì sao OceanBank được ưu đãi vượt tầm như vậy?
Với tỷ lệ sở hữu 20% của PetroVietnam, OceanBank không phải là đơn vị trực thuộc, không phải công ty con, cũng không phải liên doanh, mà chỉ là một đơn vị liên kết. Quy định về quản lý doanh nghiệp nhà nước liệu có cho phép một tập đoàn thực hiện quy mô giao dịch quá lớn với một đơn vị liên kết là điều đặt ra với cơ quan quản lý PetroVietnam mà trực tiếp là Bộ Công Thương. Giao dịch lớn của PetroVietnam thông qua OceanBank nhiều năm liền là việc không bình thường, tuy nhiên cơ quan quản lý đã không có ý kiến về vấn đề này.
Theo báo cáo tài chính năm 2014 và 2015 của PetroVietnam, khi OceanBank bị mua lại, tập đoàn mất 800 tỉ đồng vốn góp và tập đoàn đã trích lập dự phòng rủi ro 100% cho khoản tiền trên. Tất nhiên, khoản trích lập dự phòng lấy từ lợi nhuận và thiệt hại thuộc về Nhà nước. Nếu không có khoản trích lập đó, lợi nhuận của PetroVietnam cao hơn, Nhà nước lợi hơn.
Tiền Nhà nước mất đi, Nhà nước gánh chịu, nhưng còn đó trách nhiệm của một số người quản lý, điều hành, lãnh đạo PetroVietnam chừng ấy năm.
Trong ngày xét xử cuối cùng phiên sơ thẩm ông Hà Văn Thắm, ngày 24-9-2017, Ngân hàng Nhà nước đã gửi văn bản đến tòa, công khai số lỗ lũy kế của OceanBank tới ngày 31-12-2016 là 15.330 tỉ đồng. Số lỗ lũy kế gấp gần bốn lần vốn điều lệ ngân hàng. Hệ lụy này, có phần góp sức của PetroVietnam tạo nên, giờ cả xã hội gánh chịu. Tám trăm tỉ đồng vốn góp đã mất chưa bằng một phần hai mươi số lỗ lũy kế của OceanBank!
Sự sai phạm này có thể được khái quát như sau: dùng tiền nhà nước góp vào ngân hàng tư nhân + gửi hàng chục, hàng trăm ngàn tỉ đồng của Nhà nước vào ngân hàng đó + hậu quả ngân hàng thua lỗ hàng chục ngàn tỉ đồng, mất hết vốn liếng, trong khi một số lãnh đạo PetroVietnam nhận tiền chi lãi ngoài hàng trăm tỉ đồng.
Sự lợi dụng tiền nhà nước và rút ruột nhà nước trở thành hệ thống như tại PetroVietnam mới là nỗi đau sâu sắc mà dư luận xã hội đang cảm nhận!
Relate Threads