Thị trường "vàng đen" thế giới vừa trải qua tuần giảm thứ 5 liên tiếp đồng thời là đợt giảm giá lâu nhất kể từ tháng 8/2015 do các nhà đầu tư lo ngại về tình trạng dư cung tiếp tục gia tăng.
Trong 6 tháng đầu năm, giá dầu đã mất 20% giá trị sau khi Nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu chủ chốt khác tiến hành cắt giảm sản lượng khai thác ngay từ tháng 1/2017.
Các chuyên gia kinh tế đánh giá thị trường dầu thô đang diễn biến kém tích cực nhất trong hai thập niên gần đây. Giá dầu cũng tiếp tục giảm 15% kể từ ngày 25/5, thời điểm các thành viên trong và ngoài OPEC nhất trí kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác khoảng 1,8 triệu thùng/ngày đến hết quý I/2018. Tuy nhiên, thỏa thuận này vẫn chưa phát huy hiệu quả trong việc hạn chế nguồn cung của thị trường dầu toàn cầu, khi một số nước xuất khẩu dầu thô lớn Mỹ, Libya và Nigeria liên tục tăng sản lượng.
Bên cạnh đó, việc ba nước nhập khẩu dầu chủ chốt của châu Á giảm nhập khẩu dầu thô cũng tác động tiêu cực tới nỗ lực nhằm tái cân bằng thị trường "vàng đen” của các nước trong và ngoài OPEC. Theo các báo cáo mới nhất, Trung Quốc, quốc gia đứng thứ hai thế giới về nhập khẩu dầu, mặc dù vẫn ghi nhận mức nhập khẩu cao kỷ lục 9 triệu thùng/ngày trong tháng 6, song thông tin về kế hoạch cắt giảm hoạt động lọc dầu được dự báo sẽ làm giảm nhu cầu về dầu trong quý III/2017. Trong khi đó, nhập khẩu dầu mỏ của Ấn Độ trong tháng 4-5/2017 đã giảm hơn 4%, xuống khoảng 4,2 triệu thùng/ngày. Tại Nhật Bản, nhu cầu tiêu thụ dầu đã giảm sút từ nhiều năm trở lại đây, do tình trạng dân số sụt giảm, tỉ lệ già hóa nhanh chóng, cùng với xu hướng sử dụng ô tô thân thiện với môi trường.
Thị trường đang chờ đợi Mỹ công bố dữ liệu về dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu trong tuần này. Tuy nhiên, những nghi ngờ về việc Mỹ tuân thủ mục tiêu của OPEC đã dẫn đến lo ngại về khả năng thị trường sẽ sớm cân bằng. Ngân hàng ANZ đưa ra dự báo: "Sự trượt giá dầu vẫn tiếp tục diễn ra vì các thị trường vẫn hoài nghi về khả năng cân bằng nguồn cung của OPEC.”
Trong 6 tháng đầu năm, giá dầu đã mất 20% giá trị sau khi Nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu chủ chốt khác tiến hành cắt giảm sản lượng khai thác ngay từ tháng 1/2017.
Bên cạnh đó, việc ba nước nhập khẩu dầu chủ chốt của châu Á giảm nhập khẩu dầu thô cũng tác động tiêu cực tới nỗ lực nhằm tái cân bằng thị trường "vàng đen” của các nước trong và ngoài OPEC. Theo các báo cáo mới nhất, Trung Quốc, quốc gia đứng thứ hai thế giới về nhập khẩu dầu, mặc dù vẫn ghi nhận mức nhập khẩu cao kỷ lục 9 triệu thùng/ngày trong tháng 6, song thông tin về kế hoạch cắt giảm hoạt động lọc dầu được dự báo sẽ làm giảm nhu cầu về dầu trong quý III/2017. Trong khi đó, nhập khẩu dầu mỏ của Ấn Độ trong tháng 4-5/2017 đã giảm hơn 4%, xuống khoảng 4,2 triệu thùng/ngày. Tại Nhật Bản, nhu cầu tiêu thụ dầu đã giảm sút từ nhiều năm trở lại đây, do tình trạng dân số sụt giảm, tỉ lệ già hóa nhanh chóng, cùng với xu hướng sử dụng ô tô thân thiện với môi trường.
Thị trường đang chờ đợi Mỹ công bố dữ liệu về dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu trong tuần này. Tuy nhiên, những nghi ngờ về việc Mỹ tuân thủ mục tiêu của OPEC đã dẫn đến lo ngại về khả năng thị trường sẽ sớm cân bằng. Ngân hàng ANZ đưa ra dự báo: "Sự trượt giá dầu vẫn tiếp tục diễn ra vì các thị trường vẫn hoài nghi về khả năng cân bằng nguồn cung của OPEC.”
Kinh tế Đô Thị
Relate Threads