OPEC: Các thị trường dầu mỏ tiếp tục hạn hẹp ngay cả khi dầu đá phiến Mỹ bùng nổ

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
OPEC cho biết dư thừa nguồn cung dầu mỏ toàn cầu đang bốc hơi do nhu cầu năng lượng mạnh mẽ và việc cắt giảm nguồn cung của OPEC, ngoài ra điều chỉnh tăng dự báo đối với sản lượng từ các đối thủ, người đã hưởng lợi bởi giá dầu tăng cao.

Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đang bùng nổ trong năm qua khi OPEC giảm sản lượng của mình cùng với Nga để hỗ trợ giá dầu toàn cầu.

Khi sản lượng sụt giảm tại thành viên Venezuela và đang đối mặt với gián đoạn ở các nước như Libya và Angola, tổ chức các nước xuất khẩu vẫn sản xuất dưới mục tiêu của họ, nghĩa là thế giới cần sử dụng dự trữ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

OPEC cho biết trong báo cáo hàng tháng của họ rằng dự trữ dầu mỏ tại nhóm các nước phát triển đảo chiều tăng trong tháng 1 thành giảm 17,4 triệu thùng trong tháng 2, xuống 2,854 tỷ thùng, trên mức trung bình 5 năm gần nhất 43 triệu thùng.

Tổng thư ký OPEC, ông Mohammad Barkindo trả lời phỏng vấn của Reuters tại New Delhi liên quan tới cam kết của OPEC theo hiệp ước cắt giảm nguồn cung “chúng tôi đã đạt được mức tuân thủ 150%”. Ông cho biết dư thừa đã giảm 90% kể từ đầu năm 2017. Barkindo nói “chúng tôi đã tăng tốc giảm tồn kho từ mức cao chưa từng có trên mức trung bình 5 năm khoảng 400 triệu thùng xuống 43 triệu thùng”.

Mức dự trữ hiện nay thấp hơn mức hồi tháng 2/2017 là 207 triệu thùng, với tồn kho dầu thô dư thừa 55 triệu thùng và dự trữ sản phẩm thiếu hụt 12 triệu thùng.

Dau-khi-da-phien_05_39d45.jpg

OPEC cho biết “trong tương lai, dự báo kinh tế toàn cầu mạnh trong năm 2018, số liệu bán ô tô tích cực trong những tháng gần đây, tiêu thụ sản phẩm của Mỹ tháng 1 mạnh hơn so với năm trước và khả năng các thị trường sản phẩm toàn cầu hạn hẹp hơn được dự kiến thúc đẩy nhu cầu xăng và sản phẩm chưng cất”.

Sản lượng của 14 thành viên OPEC trong tháng 3 giảm 201.000 thùng/ngày so với tháng trước xuống 31,96 triệu thùng/ngày, bởi sự sụt giảm tại Angola, Algeria, Venezuela, Saudi Arabia và Libya. Số liệu này thấp hơn dự báo nhu cầu của OPEC cho năm 2018 là 32,6 triệu thùng/ngày.
OPEC, Nga và một số nhà sản xuất dầu mỏ ngoài tổ chức này bắt đầu cắt giảm sản lượng trong tháng 1/2017. Hiệp ước này có hiệu lực hết năm nay, và cuộc họp của OPEC tại Vienna trong tháng 6 quyết định hướng hành động tiếp theo.

Năm thứ ba cắt giảm sản lượng

Saudi Arabia, lãnh đạo của OPEC cho biết họ thích thiệp ước này kéo dài sang năm 2019. Ông Bankido cho biết “niềm tin ngày càng tăng rằng tuyên bố hợp tác sẽ được kéo dài ngoài năm 2018”. “Nga sẽ tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt”.

OPEC cũng điều chỉnh dự báo của họ với tăng trưởng nguồn cung từ các đối thủ, các nước không thuộc OPEC, hiện nay dự báo tăng tiếp 80.000 thùng/ngày trong năm nay thành 1,71 triệu thùng, phần lớn bởi tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý 1 ở Mỹ và các nước thuộc Liên Xô cũ.

OPEC cũng nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm nay thêm 30.000 thùng/ngày thành 1,63 triệu thùng/ngày. Trong báo cáo thị trường hàng tháng OPEC cho biết “điều này chủ yếu phản ánh đà tích cực tại OECD trong quý 1/2018 khi số liệu tốt hơn dự kiến, và được sự hỗ trợ bởi các hoạt động công nghiệp phát triển, thời tiết lạnh hơn dự kiến và các hoạt động khai thác mạnh ở OECD châu Mỹ và OECD châu Á - Thái Bình Dương”

Trong tháng 3 sản lượng của UAE tăng mạnh nhất khi so với tháng trước, tăng khoảng 45.000 thùng/ngày lên 2,86 triệu thùng/ngày.

Saudi Arabia sản xuất 9,907 triệu thùng/ngày trong tháng 3, thấp hơn 28.000 thùng/ngày so với mức tháng 2. Trong tháng 3 sản lượng của Venezuela là 1,509 triệu thùng/ngày, thấp hơn tháng 2 là 77.000 thùng/ngày.

Nguồn: VITIC/Retuers
 

Việc làm nổi bật

Top