Các nhà hoạch định chính sách tại Moscow cho biết họ hy vọng trong năm nay giá dầu Urals sẽ ở mức trung bình ít nhất là từ 50USD/thùng trở lên, nhưng có vẻ như thực tế sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 40USD/thùng vào cuối năm nay, và được dự báo sẽ dao động quanh mức giá đó trong giai đoạn 2018-2019.
Khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và các nước xuất khẩu dầu giữ vai trò đồng minh của nó (trong một thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác đang có hiệu lực được ký kết vào cuối năm ngoái tại Vienna) chuẩn bị nhóm họp vào cuối tuần này tại Kuwait để bàn về động thái cắt giảm tiếp theo, thì ngân hàng trung ương của quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới là Nga lại đang phải chịu đựng một tình trạng không mấy dễ chịu: mức giá thấp đã kéo dài trong suốt vài năm qua – dưới 40 USD/thùng.
Một thực tế là hầu hết các biến động của giá dầu thế giới trong thời gian vừa qua sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng chính thức có hiệu lực (tăng lên đáng kể và dao động quanh mức 50USD/thùng) được xem xét chủ yếu thông qua giá dầu Brent chuẩn tại thị trường London. Theo đó, giá dầu Brent tại thị trường London đã tăng khoảng 16% so với thời điểm cuối năm ngoái, đạt mức trung bình trên 50USD/thùng, khi OPEC và các nước xuất khẩu ngoài OPEC gặp nhau tại Vienna. Tuy nhiên, dầu Brent chuẩn lại chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ so với số dầu xuất khẩu của Nga chủ yếu tại khu vực dãy Urals. Vì thế, việc giá dầu giảm khoảng 10% kể từ đầu tháng 3 đến nay đang khiến thị trường lo lắng; và Nga vốn giữ vai trò một đối tác quan trọng trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng và cũng sẽ tham gia cuộc đàm phán tại Kuwait vào cuối tuần này, có thể sẽ khiến những lo ngại đó tăng thêm đáng kể.
Piotr Matys, nhà chiến lược về tiền tệ tại Rabobank có trụ sở ở London, cho biết: “Bộ Tài chính, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga đang tỏ ra rất thận trọng đối với những kỳ vọng của họ về tăng trưởng, do giá dầu vẫn còn đang ở mức khá tích cực. Tuy nhiên, tốt hơn hết là hãy tỏ ra thận trọng và vui mừng nếu những biến động tích cực diễn ra thay vì quá lạc quan và rơi vào thất vọng nếu biến động tiêu cực xảy ra”.
Các nhà hoạch định chính sách tại Moscow cho biết họ hy vọng giá dầu Urals sẽ ở mức trung bình ít nhất là từ 50USD/thùng trở lên trong năm nay, nhưng có vẻ như thực tế sẽ chỉ xuống còn khoảng 40USD/thùng vào cuối năm nay mà thôi, và được dự báo sẽ dao động quanh mức giá đó trong giai đoạn 2018-2019. Khi ngân hàng Trung ương Nga hạch toán dự báo của mình, cơ quan này cũng đồng thời tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ, cho thấy sự bất ổn của giá dầu trên thị trường thế giới là một yếu tố đóng vai trò cơ bản cho các chính sách điều hành nền kinh tế của Moscow.
Bộ Tài chính Nga trên thực tế cũng đã lên kế hoạch điều hành tỷ giá tiền tệ tập trung vào kịch bản giá dầu ở mức 40USD/thùng ngay từ tháng 1.2017, cơ quan này tuyên bố ngân hàng Trung ương Nga sẽ bắt đầu mua vào ngoại tệ nếu dầu vượt mức đó để bảo vệ tỷ giá khỏi sự biến động của mặt hàng đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế xứ sở bạch dương. Ngoài ra, mức giá 40USD/thùng còn được sử dụng để tính toán ngân sách quốc gia của Nga trong giai đoạn 2017-2019.
Theo Viktor Szabo, nhà quản lý quỹ trái phiếu Aberdeen Asset Management Plc, thì ngay cả khi giá dầu hồi phục, xu hướng thận trọng của Nga đối với các chính sách tài chính và tỷ giá vẫn sẽ không thay đổi do Moscow coi trọng việc đề phòng các rủi ro bất ngờ hơn là quá kỳ vọng vào những thay đổi tích cực của giá dầu thế giới.
Trên thực tế, dự báo giá dầu là một vấn đề quá quan trọng với Nga hơn là một trò chơi dự đoán như các quốc gia khác. Mức sụt giảm lên tới 65% của giá dầu trong giai đoạn 2014-2015 đã khiến đồng nội tệ của Nga rơi vào hỗn loạn, buộc phải tăng tỷ lệ khẩn cấp và đẩy kinh tế Nga lâm vào suy thoái. Nó đến từ thực tế doanh thu từ xuất khẩu dầu đóng một vai trò quá quan trọng với nền kinh tế Nga: theo thống kê tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu dầu đạt khoảng 36% thu nhập ngân sách Nga trong năm 2016.
Ngay cả khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC đã ngăn cản sự sụp đổ của giá dầu, đẩy giá lên mức 55USD/thùng và tạo bước phục hồi đáng kể cho nền kinh tế Nga, thì đó vẫn là chưa đủ để ngân hàng trung ương Nga thay đổi thái độ thận trọng của mình.
Tương quan giữa đồng Rup và dầu đã giảm trong năm nay và đạt mức thấp nhất kể từ thời điểm tháng 8.2015. Khi giá dầu trượt xuống mức dưới 50USD/thùng trong tuần này, tỷ giá đồng nội tệ của Nga đã giảm khoảng 1%, tuy nhiên chính sức hấp dẫn của phương thức kinh doanh chênh lệch (carry trade – chiến lược kinh doanh tiền tệ, nhà đầu tư vay một đồng tiền lãi suất thấp để đầu tư vào tài sản một quốc gia khác có mức lợi suất cao hơn) tại thị trường Nga mới đang đóng vai trò bù đắp những tổn thất do giá dầu thấp gây ra cho nền kinh tế Nga ở thời điểm hiện tại.
Phải tới tháng 5 tới OPEC và các nước xuất khẩu ngoài OPEC trong đó có Nga mới quyết định rằng có tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu đạt được vào cuối năm ngoái hay không. Cuộc họp vào cuối tuần này tại Kuwait chỉ có vai trò thảo luận về khả năng đó. Dự báo giá dầu thế giới sẽ lập tức giảm xuống mức 40USD/thùng nếu OPEC không kéo dài thời gian thực hiện thỏa thuận cắt giảm cho đến hết năm nay. Elina Ribakova, nhà kinh tế học tại Deutsche Bank AG ở London, cho biết: “Một lần rơi vào suy thoái đã khiến cho Moscow trở nên thận trọng hơn. Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính Nga đang bám sát kịch bản giá dầu chỉ đạt mức 40 USD/thùng vì họ muốn sẵn sàng và tự bảo vệ mình nếu tình huống xấu nhất xảy ra”.
Khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và các nước xuất khẩu dầu giữ vai trò đồng minh của nó (trong một thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác đang có hiệu lực được ký kết vào cuối năm ngoái tại Vienna) chuẩn bị nhóm họp vào cuối tuần này tại Kuwait để bàn về động thái cắt giảm tiếp theo, thì ngân hàng trung ương của quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới là Nga lại đang phải chịu đựng một tình trạng không mấy dễ chịu: mức giá thấp đã kéo dài trong suốt vài năm qua – dưới 40 USD/thùng.
Piotr Matys, nhà chiến lược về tiền tệ tại Rabobank có trụ sở ở London, cho biết: “Bộ Tài chính, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga đang tỏ ra rất thận trọng đối với những kỳ vọng của họ về tăng trưởng, do giá dầu vẫn còn đang ở mức khá tích cực. Tuy nhiên, tốt hơn hết là hãy tỏ ra thận trọng và vui mừng nếu những biến động tích cực diễn ra thay vì quá lạc quan và rơi vào thất vọng nếu biến động tiêu cực xảy ra”.
Các nhà hoạch định chính sách tại Moscow cho biết họ hy vọng giá dầu Urals sẽ ở mức trung bình ít nhất là từ 50USD/thùng trở lên trong năm nay, nhưng có vẻ như thực tế sẽ chỉ xuống còn khoảng 40USD/thùng vào cuối năm nay mà thôi, và được dự báo sẽ dao động quanh mức giá đó trong giai đoạn 2018-2019. Khi ngân hàng Trung ương Nga hạch toán dự báo của mình, cơ quan này cũng đồng thời tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ, cho thấy sự bất ổn của giá dầu trên thị trường thế giới là một yếu tố đóng vai trò cơ bản cho các chính sách điều hành nền kinh tế của Moscow.
Bộ Tài chính Nga trên thực tế cũng đã lên kế hoạch điều hành tỷ giá tiền tệ tập trung vào kịch bản giá dầu ở mức 40USD/thùng ngay từ tháng 1.2017, cơ quan này tuyên bố ngân hàng Trung ương Nga sẽ bắt đầu mua vào ngoại tệ nếu dầu vượt mức đó để bảo vệ tỷ giá khỏi sự biến động của mặt hàng đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế xứ sở bạch dương. Ngoài ra, mức giá 40USD/thùng còn được sử dụng để tính toán ngân sách quốc gia của Nga trong giai đoạn 2017-2019.
Theo Viktor Szabo, nhà quản lý quỹ trái phiếu Aberdeen Asset Management Plc, thì ngay cả khi giá dầu hồi phục, xu hướng thận trọng của Nga đối với các chính sách tài chính và tỷ giá vẫn sẽ không thay đổi do Moscow coi trọng việc đề phòng các rủi ro bất ngờ hơn là quá kỳ vọng vào những thay đổi tích cực của giá dầu thế giới.
Trên thực tế, dự báo giá dầu là một vấn đề quá quan trọng với Nga hơn là một trò chơi dự đoán như các quốc gia khác. Mức sụt giảm lên tới 65% của giá dầu trong giai đoạn 2014-2015 đã khiến đồng nội tệ của Nga rơi vào hỗn loạn, buộc phải tăng tỷ lệ khẩn cấp và đẩy kinh tế Nga lâm vào suy thoái. Nó đến từ thực tế doanh thu từ xuất khẩu dầu đóng một vai trò quá quan trọng với nền kinh tế Nga: theo thống kê tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu dầu đạt khoảng 36% thu nhập ngân sách Nga trong năm 2016.
Ngay cả khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC đã ngăn cản sự sụp đổ của giá dầu, đẩy giá lên mức 55USD/thùng và tạo bước phục hồi đáng kể cho nền kinh tế Nga, thì đó vẫn là chưa đủ để ngân hàng trung ương Nga thay đổi thái độ thận trọng của mình.
Tương quan giữa đồng Rup và dầu đã giảm trong năm nay và đạt mức thấp nhất kể từ thời điểm tháng 8.2015. Khi giá dầu trượt xuống mức dưới 50USD/thùng trong tuần này, tỷ giá đồng nội tệ của Nga đã giảm khoảng 1%, tuy nhiên chính sức hấp dẫn của phương thức kinh doanh chênh lệch (carry trade – chiến lược kinh doanh tiền tệ, nhà đầu tư vay một đồng tiền lãi suất thấp để đầu tư vào tài sản một quốc gia khác có mức lợi suất cao hơn) tại thị trường Nga mới đang đóng vai trò bù đắp những tổn thất do giá dầu thấp gây ra cho nền kinh tế Nga ở thời điểm hiện tại.
Phải tới tháng 5 tới OPEC và các nước xuất khẩu ngoài OPEC trong đó có Nga mới quyết định rằng có tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu đạt được vào cuối năm ngoái hay không. Cuộc họp vào cuối tuần này tại Kuwait chỉ có vai trò thảo luận về khả năng đó. Dự báo giá dầu thế giới sẽ lập tức giảm xuống mức 40USD/thùng nếu OPEC không kéo dài thời gian thực hiện thỏa thuận cắt giảm cho đến hết năm nay. Elina Ribakova, nhà kinh tế học tại Deutsche Bank AG ở London, cho biết: “Một lần rơi vào suy thoái đã khiến cho Moscow trở nên thận trọng hơn. Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính Nga đang bám sát kịch bản giá dầu chỉ đạt mức 40 USD/thùng vì họ muốn sẵn sàng và tự bảo vệ mình nếu tình huống xấu nhất xảy ra”.
Nhàn Đàm
Theo Một Thế giới/ Bloomberg
Theo Một Thế giới/ Bloomberg
Relate Threads