Theo một phân tích các tuyên bố gần đây của Bộ trưởng các nước thành viên, OPEC dường như đang tính lại mục tiêu của mình thành đầu tư thăm dò hơn là dự trữ dầu mỏ.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Khalid al-Falih cho biết “chúng tôi thấy sản lượng tại nhiều khu vực đang sụt giảm. Cách duy nhất để bù đắp cho điều này là để các thị trường tài chính bắt đầu tài trợ và cấp vốn cho các dự án thăm dò”. “Tôi không biết giá nào sẽ cung cấp sự cân bằng đó. Tất cả chúng tôi biết là trong năm 2018 chúng tôi vẫn không thấy điều đó”.
Phát biểu của ông Falih cho thấy vương quốc này hiện nay có mục tiêu duy trì mức thăm dò và sản xuất - và giá sẽ phải tăng tiếp để khuyến khích điều đó. Sức ép mới này liên quan tới các bình luận đầu tư bền vững của các Bộ trưởng khác từ OPEC trong những tuần gần đây.
Bộ trưởng Năng lượng UAE cho biết “chúng tôi biết chúng tôi có một giá tốt khi thị trường cân bằng và chúng tôi đầu tư đủ. Chúng tôi phải có thêm đầu tư trong tương lai”.
Bộ trưởng Năng lượng Qatar cho biết “giá dầu có sự phục hồi rõ ràng. Nhưng nó không đáp ứng được sự gia tăng trong đầu tư... Đầu tư là rất thấp”. “Các nhà đầu tư vẫn thận trọng và quá bảo thủ. Chúng tôi cần khôi phục đầu tư”.
Việc nhấn mạnh về mục tiêu đầu tư có giá trị tương phản rõ nét so với tập trung trước đó vào giảm tồn trữ tại các nước công nghiệp hóa OECD xuống trung bình 5 năm. Sự chuyển đổi gần đây từ tồn kho thành đầu tư là nhất quán với nhiều Bộ trưởng.
Đầu tư bền vững
Việc tập trung vào đầu tư không phải là mới với tổ chức này. Giá cần tăng đủ cao để hỗ trợ đầu tư bền vững trong sản xuất đã được thừa nhận kể từ khi OPEC được thành lập. Quy chế thành lập của OPEC, được phê duyệt năm 1961, khẳng định tổ chức để bình ổn giá, đảm bảo thu nhập của các nước sản xuất ổn định, và đảm bảo công bằng trở lại với vốn của nhà đầu tư trong ngành dầu mỏ.
Các thành viên OPEC thường nói về sự cần thiết đối với “an toàn nhu cầu” và đối với giá đủ cao để đảm bảo đầu tư khai thác mới. Thực tế, mục tiêu trọng yếu của các thành viên OPEC luôn là tối đa lợi nhuận của chính phủ từ doanh số bán dầu mỏ. Nhưng tổ chức này hiếm khi bày tỏ mục tiêu của mình một cách thẳng thừng và thường thích tuyên bố mục tiêu trung gian hay hoạt động ít gây tranh cãi hơn như thuế suất, đầu tư bền vững, tồn kho hay giá ổn định.
Trong những năm đầu, OPEC bắt đầu tập trung nâng thuế tài nguyên và thuế suất (những năm 1960), sau đó tăng giá và đạt được quyền sở hữu cổ phần của sản xuất dầu mỏ (những năm 1970). Vào đầu những năm 1980, các thành viên OPEC đạt được quyền sở hữu hoàn toàn về sản xuất trên lãnh thổ của họ và tập trung chuyển sang tối đa hóa doanh thu.
Kể từ thời gian đó, OPEC đã thay đổi luân phiên giữa cố gắng nâng giá và bảo vệ thị phần của mình với các đối thủ.
Trong chu kỳ gần đây nhất, OPEC tập trung vào duy trì giá trên 100 USD/thùng từ năm 2011 tới giữa năm 2014. Từ giữa năm 2014 tới giữa năm 2016, OPEC chuyển sang bảo vệ thị phần chống lại sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ và các nhà sản xuất khác, và chuẩn bị cho phép giá sụt giảm để bảo vệ xuất khẩu của họ.
Kể từ cuối năm 2016, ưu tiên của OPEC trở về nâng giá và họ đã sẵn sàng hy sinh về thị phần để đạt được mục tiêu đó.
Trong đầu chu kỳ chiến lược bảo vệ giá hiện nay, OPEC đã xây dựng mục tiêu giảm tồn trữ vượt trội đã tăng trong suốt thời kỳ giá sụt giảm. Giá tăng chỉ là một lợi ích ngẫu nhiên trong mục tiêu cắt giảm tồn kho xuống mức trung bình 5 năm, ít nhất trong giả thuyết. Thực tế, giá và lợi nhuận cao hơn là lợi ích chủ yếu của chiến lược này, với giá dầu Brent tăng từ 46 USD lên 72 USD kể từ khi OPEC thông báo họ sẽ cắt giảm sản lượng.
Tồn kho hiện nay gần mức trung bình 5 năm và thực tế giảm dưới mức dự báo nhưng các thành viên OPEC vẫn muốn tiếp tục hạn chế sản lượng và nâng giá. Vì thế mục tiêu tồn kho được hoán đổi thành mục tiêu đầu tư để biện minh cho việc tiếp tục hạn chế sản lượng.
Theo các bình luận và xử lý nguồn cung của Saudi Arabia cho thấy họ có mục tiêu không được công bố là giá dầu khoảng trên dưới 5 USD so với 80 USD/thùng. Giá khoảng 80 USD/thùng sẽ cân bằng ngân sách của vương quốc này, giúp thanh toán chương trình cải tổ đầy tham vọng của chính phủ và giúp họ dễ dàng đạt được giá trị 2 nghìn tỷ khi cổ phần của Saudi Aramco được bán.
Giá tham vọng của OPEC tăng ổn định trong 18 tháng qua từ khoảng 60 USD tới 70 USD và hiện nay là 80 USD/thùng. Bằng cách thay đổi mục tiêu giá cao hơn, nguy cơ với tổ chức này là nguồn cung ngày càng tăng từ dầu đá phiến Mỹ và các nhà sản xuất khác cũng như tăng trưởng trong nhu cầu dầu mỏ chậm lại. Các thành viên OPEC cho biết họ muốn thêm đầu tư nhưng điều đó hàm ý sản lượng cao hơn từ dầu đá phiến Mỹ và các nguồn khác ngoài OPEC.
Trước khi giá sụt giảm vào tháng 6/2014, vấn đề là đầu tư quá nhiều gây tăng trưởng nguồn cung vượt trội và tạo ra tình trạng giá sụt giảm. Bằng các thúc đẩy giá cao hơn, OPEC có thể mắc lại sai lầm tương tự.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Khalid al-Falih cho biết “chúng tôi thấy sản lượng tại nhiều khu vực đang sụt giảm. Cách duy nhất để bù đắp cho điều này là để các thị trường tài chính bắt đầu tài trợ và cấp vốn cho các dự án thăm dò”. “Tôi không biết giá nào sẽ cung cấp sự cân bằng đó. Tất cả chúng tôi biết là trong năm 2018 chúng tôi vẫn không thấy điều đó”.
Bộ trưởng Năng lượng UAE cho biết “chúng tôi biết chúng tôi có một giá tốt khi thị trường cân bằng và chúng tôi đầu tư đủ. Chúng tôi phải có thêm đầu tư trong tương lai”.
Bộ trưởng Năng lượng Qatar cho biết “giá dầu có sự phục hồi rõ ràng. Nhưng nó không đáp ứng được sự gia tăng trong đầu tư... Đầu tư là rất thấp”. “Các nhà đầu tư vẫn thận trọng và quá bảo thủ. Chúng tôi cần khôi phục đầu tư”.
Việc nhấn mạnh về mục tiêu đầu tư có giá trị tương phản rõ nét so với tập trung trước đó vào giảm tồn trữ tại các nước công nghiệp hóa OECD xuống trung bình 5 năm. Sự chuyển đổi gần đây từ tồn kho thành đầu tư là nhất quán với nhiều Bộ trưởng.
Đầu tư bền vững
Việc tập trung vào đầu tư không phải là mới với tổ chức này. Giá cần tăng đủ cao để hỗ trợ đầu tư bền vững trong sản xuất đã được thừa nhận kể từ khi OPEC được thành lập. Quy chế thành lập của OPEC, được phê duyệt năm 1961, khẳng định tổ chức để bình ổn giá, đảm bảo thu nhập của các nước sản xuất ổn định, và đảm bảo công bằng trở lại với vốn của nhà đầu tư trong ngành dầu mỏ.
Các thành viên OPEC thường nói về sự cần thiết đối với “an toàn nhu cầu” và đối với giá đủ cao để đảm bảo đầu tư khai thác mới. Thực tế, mục tiêu trọng yếu của các thành viên OPEC luôn là tối đa lợi nhuận của chính phủ từ doanh số bán dầu mỏ. Nhưng tổ chức này hiếm khi bày tỏ mục tiêu của mình một cách thẳng thừng và thường thích tuyên bố mục tiêu trung gian hay hoạt động ít gây tranh cãi hơn như thuế suất, đầu tư bền vững, tồn kho hay giá ổn định.
Trong những năm đầu, OPEC bắt đầu tập trung nâng thuế tài nguyên và thuế suất (những năm 1960), sau đó tăng giá và đạt được quyền sở hữu cổ phần của sản xuất dầu mỏ (những năm 1970). Vào đầu những năm 1980, các thành viên OPEC đạt được quyền sở hữu hoàn toàn về sản xuất trên lãnh thổ của họ và tập trung chuyển sang tối đa hóa doanh thu.
Kể từ thời gian đó, OPEC đã thay đổi luân phiên giữa cố gắng nâng giá và bảo vệ thị phần của mình với các đối thủ.
Trong chu kỳ gần đây nhất, OPEC tập trung vào duy trì giá trên 100 USD/thùng từ năm 2011 tới giữa năm 2014. Từ giữa năm 2014 tới giữa năm 2016, OPEC chuyển sang bảo vệ thị phần chống lại sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ và các nhà sản xuất khác, và chuẩn bị cho phép giá sụt giảm để bảo vệ xuất khẩu của họ.
Kể từ cuối năm 2016, ưu tiên của OPEC trở về nâng giá và họ đã sẵn sàng hy sinh về thị phần để đạt được mục tiêu đó.
Trong đầu chu kỳ chiến lược bảo vệ giá hiện nay, OPEC đã xây dựng mục tiêu giảm tồn trữ vượt trội đã tăng trong suốt thời kỳ giá sụt giảm. Giá tăng chỉ là một lợi ích ngẫu nhiên trong mục tiêu cắt giảm tồn kho xuống mức trung bình 5 năm, ít nhất trong giả thuyết. Thực tế, giá và lợi nhuận cao hơn là lợi ích chủ yếu của chiến lược này, với giá dầu Brent tăng từ 46 USD lên 72 USD kể từ khi OPEC thông báo họ sẽ cắt giảm sản lượng.
Tồn kho hiện nay gần mức trung bình 5 năm và thực tế giảm dưới mức dự báo nhưng các thành viên OPEC vẫn muốn tiếp tục hạn chế sản lượng và nâng giá. Vì thế mục tiêu tồn kho được hoán đổi thành mục tiêu đầu tư để biện minh cho việc tiếp tục hạn chế sản lượng.
Theo các bình luận và xử lý nguồn cung của Saudi Arabia cho thấy họ có mục tiêu không được công bố là giá dầu khoảng trên dưới 5 USD so với 80 USD/thùng. Giá khoảng 80 USD/thùng sẽ cân bằng ngân sách của vương quốc này, giúp thanh toán chương trình cải tổ đầy tham vọng của chính phủ và giúp họ dễ dàng đạt được giá trị 2 nghìn tỷ khi cổ phần của Saudi Aramco được bán.
Giá tham vọng của OPEC tăng ổn định trong 18 tháng qua từ khoảng 60 USD tới 70 USD và hiện nay là 80 USD/thùng. Bằng cách thay đổi mục tiêu giá cao hơn, nguy cơ với tổ chức này là nguồn cung ngày càng tăng từ dầu đá phiến Mỹ và các nhà sản xuất khác cũng như tăng trưởng trong nhu cầu dầu mỏ chậm lại. Các thành viên OPEC cho biết họ muốn thêm đầu tư nhưng điều đó hàm ý sản lượng cao hơn từ dầu đá phiến Mỹ và các nguồn khác ngoài OPEC.
Trước khi giá sụt giảm vào tháng 6/2014, vấn đề là đầu tư quá nhiều gây tăng trưởng nguồn cung vượt trội và tạo ra tình trạng giá sụt giảm. Bằng các thúc đẩy giá cao hơn, OPEC có thể mắc lại sai lầm tương tự.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads