Đã có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy thị trường “vàng đen” đang dần thắt chặt.
Trong bối cảnh Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt khác đang thúc đẩy cắt giảm lượng dầu dự trữ toàn cầu, thì đã có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy thị trường “vàng đen” đang dần thắt chặt.
Dự trữ dầu thô tại Cushing, Oklahoma (Mỹ), đã giảm mạnh trong hơn hai tháng qua, từ hơn 64 triệu thùng xuống chỉ còn 39 triệu thùng, thấp hơn 26 triệu thùng so với cùng kỳ năm 2017, qua đó phần nào cho thấy sự sụt giảm với quy mô lớn hơn trong lượng dầu dự trữ của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Trong khi đó, lượng dầu thương mại dự trữ vẫn cao hơn mức trung bình 5 năm hơn 100 triệu thùng. Thế nhưng trong bối cảnh lượng dầu tiêu thụ trên toàn cầu đã gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2013, thì mức trung bình 5 năm dường như là quá thấp và sẽ đem lại cho thị trường dầu cảm giác quá thắt chặt.
Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tiêu thụ nhiên liệu trên toàn cầu được dự đoán đạt hơn 100 triệu thùng/ngày trong năm 2018, tăng mạnh so với mức 92 triệu thùng/ngày năm 2013.
Bộ trưởng Năng lượng của các nước thành viên OPEC đã phát đi tín hiệu rằng họ muốn cắt giảm hơn nữa lượng dầu dự trữ của mình và có ý định duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến ít nhất là cuối năm 2018.
Tuy nhiên, thị trường dầu đã thắt chặt và nếu OPEC vẫn kiên trì với lộ trình hiện tại thì thị trường sẽ còn thắt chặt hơn nữa, từ đó đẩy giá dầu tăng cao. Kinh nghiệm từ những năm 2000 và 2011 cho thấy OPEC thường thắt chặt thị trường dầu “quá tay” sau khi giá sụt giảm mạnh, khiến cho giá dầu sau đó còn cao hơn cả các mức mục tiêu ban đầu của tổ chức này.
Tiêu thụ dầu toàn cầu đang gia tăng mạnh mẽ, vì vậy nếu OPEC vẫn duy trì các mức sản lượng như hiện tại, lượng dầu thô và các sản phẩm dầu dự trữ trên toàn cầu sẽ rất thắt chặt vào nửa cuối năm 2018. Khi đó, thị trường sẽ phản ứng bằng cách đẩy giá dầu giao ngay đi lên để khuyến khích các nhà sản xuất dầu đá phiến gia tăng sản lượng.
Trong bối cảnh Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt khác đang thúc đẩy cắt giảm lượng dầu dự trữ toàn cầu, thì đã có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy thị trường “vàng đen” đang dần thắt chặt.
Dự trữ dầu thô tại Cushing, Oklahoma (Mỹ), đã giảm mạnh trong hơn hai tháng qua, từ hơn 64 triệu thùng xuống chỉ còn 39 triệu thùng, thấp hơn 26 triệu thùng so với cùng kỳ năm 2017, qua đó phần nào cho thấy sự sụt giảm với quy mô lớn hơn trong lượng dầu dự trữ của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tiêu thụ nhiên liệu trên toàn cầu được dự đoán đạt hơn 100 triệu thùng/ngày trong năm 2018, tăng mạnh so với mức 92 triệu thùng/ngày năm 2013.
Bộ trưởng Năng lượng của các nước thành viên OPEC đã phát đi tín hiệu rằng họ muốn cắt giảm hơn nữa lượng dầu dự trữ của mình và có ý định duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến ít nhất là cuối năm 2018.
Tuy nhiên, thị trường dầu đã thắt chặt và nếu OPEC vẫn kiên trì với lộ trình hiện tại thì thị trường sẽ còn thắt chặt hơn nữa, từ đó đẩy giá dầu tăng cao. Kinh nghiệm từ những năm 2000 và 2011 cho thấy OPEC thường thắt chặt thị trường dầu “quá tay” sau khi giá sụt giảm mạnh, khiến cho giá dầu sau đó còn cao hơn cả các mức mục tiêu ban đầu của tổ chức này.
Tiêu thụ dầu toàn cầu đang gia tăng mạnh mẽ, vì vậy nếu OPEC vẫn duy trì các mức sản lượng như hiện tại, lượng dầu thô và các sản phẩm dầu dự trữ trên toàn cầu sẽ rất thắt chặt vào nửa cuối năm 2018. Khi đó, thị trường sẽ phản ứng bằng cách đẩy giá dầu giao ngay đi lên để khuyến khích các nhà sản xuất dầu đá phiến gia tăng sản lượng.
Khánh Ly (Theo Reuters)
bnews.vn
bnews.vn
Relate Threads