Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ đã không đạt được thỏa thuận về sản lượng trong cuộc họp ngày hôm nay, trong khi đó Iran vẫn khăng khăng bảo vệ quyền được tăng sản lượng khai thác của mình. Mặc dù vậy, Ả rập Xê út đã cam kết không bơm thêm dầu vào thị trường bằng cách tăng thêm lượng dầu khai thác.
Căng thẳng giữa hai quốc gia hồi giáo Iran và Ả rập Xê út đã trở thành một trong những vấn đề nổi bật tại các cuộc họp OPEC trước kia, bao gồm cả cuộc họp hồi tháng 12/2015 khi tổ chức này lần đầu tiên thất bại trong việc đạt được thỏa thuận chung trong nhiều năm.
Tuy nhiên, mối căng thẳng này đã dịu bớt trong ngày hôm nay, khi Bộ trưởng Năng lượng mới của Ả rập Xê út, ông Khalid al-Falih, cho biết Riyadh muốn hòa giải và OPEC nhất trí bầu ông Mohammed Barkindo của Nigeria làm tổng thư ký mới của nhóm.
Một vài nguồn tin từ OPEC nói Ả rập Xê út và các đồng minh ở Vùng Vịnh đã cố đề xuất một mức trần sản lượng nhằm cố cải thiện tầm quan trọng của OPEC và chấm dứt cuộc chiến về thị phần, điều đã khiến giá dầu thô giảm mạnh kéo theo các khoản đầu tư trong ngành dầu khí cũng giảm theo.
Nhưng các nguồn tin nói rằng tổ chức này cuối cùng lại không đạt được một chính sách chung về sản lượng và đưa ra một mức trần giới hạn.
Bất chấp sự thất bại, Ả rập Xê út ngay lập tức đã xoa dịu nỗi lo của thị trường rằng thất bại này có thể chọc tức quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất của OPEC này tăng sản lượng lên để trừng phạt các đối thủ và giành lại thị phần. Ả rập Xê út vốn đã tăng sản lượng lên gần mức cao kỷ lục.
“Chúng tôi sẽ rất hòa nhã trong cách tiếp cận và đảm bảo rằng chúng tôi không gây sốc cho thị trường bằng bất cứ cách nào,”” ông Falih nói với các phóng viên.
“Không có lý do gì kỳ vọng rằng Ả rập Xê út đang tiến hành một chiến dịch làm dư cung trên thị trường,” ông Falih trả lời khi được hỏi liệu Ả rập Xê út có tăng thêm sản lượng.
Thất bại của OPEC có thể được giải thích là do giá dầu đã tăng lên khá mạnh kể từ cuộc họp trước, do nguồn cung bị giảm sút từ các nước như Canada và Nigeria. Kể từ khi giá dầu tụt xuống mức thấp nhất trong 13 năm qua, giá đã tăng lên 60% ở gần mức 50 USD mỗi thùng.
Bộ trưởng Năng lượng Nga cách đây vài ngày thậm chí còn tuyên bố một thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu hiện đã không còn phù hợp nữa, vì giá dầu đang trên đà tăng lên.
Căng thẳng giữa hai quốc gia hồi giáo Iran và Ả rập Xê út đã trở thành một trong những vấn đề nổi bật tại các cuộc họp OPEC trước kia, bao gồm cả cuộc họp hồi tháng 12/2015 khi tổ chức này lần đầu tiên thất bại trong việc đạt được thỏa thuận chung trong nhiều năm.
Một vài nguồn tin từ OPEC nói Ả rập Xê út và các đồng minh ở Vùng Vịnh đã cố đề xuất một mức trần sản lượng nhằm cố cải thiện tầm quan trọng của OPEC và chấm dứt cuộc chiến về thị phần, điều đã khiến giá dầu thô giảm mạnh kéo theo các khoản đầu tư trong ngành dầu khí cũng giảm theo.
Nhưng các nguồn tin nói rằng tổ chức này cuối cùng lại không đạt được một chính sách chung về sản lượng và đưa ra một mức trần giới hạn.
Bất chấp sự thất bại, Ả rập Xê út ngay lập tức đã xoa dịu nỗi lo của thị trường rằng thất bại này có thể chọc tức quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất của OPEC này tăng sản lượng lên để trừng phạt các đối thủ và giành lại thị phần. Ả rập Xê út vốn đã tăng sản lượng lên gần mức cao kỷ lục.
“Chúng tôi sẽ rất hòa nhã trong cách tiếp cận và đảm bảo rằng chúng tôi không gây sốc cho thị trường bằng bất cứ cách nào,”” ông Falih nói với các phóng viên.
“Không có lý do gì kỳ vọng rằng Ả rập Xê út đang tiến hành một chiến dịch làm dư cung trên thị trường,” ông Falih trả lời khi được hỏi liệu Ả rập Xê út có tăng thêm sản lượng.
Thất bại của OPEC có thể được giải thích là do giá dầu đã tăng lên khá mạnh kể từ cuộc họp trước, do nguồn cung bị giảm sút từ các nước như Canada và Nigeria. Kể từ khi giá dầu tụt xuống mức thấp nhất trong 13 năm qua, giá đã tăng lên 60% ở gần mức 50 USD mỗi thùng.
Bộ trưởng Năng lượng Nga cách đây vài ngày thậm chí còn tuyên bố một thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu hiện đã không còn phù hợp nữa, vì giá dầu đang trên đà tăng lên.
Bảo Trâm (theo Reuters, Sputniknews)
Relate Threads