Tháng 4, dù vẫn giảm sản lượng dầu thô như cam kết nhưng mức độ tuân thủ của Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) lại thấp hơn so với tháng kế trước.
Theo kết quả khảo sát của Reuters, mức độ tuân thủ cam kết giảm sản lượng dầu thô của OPEC đã giảm xuống còn 90% trong tháng 4, từ mức 92% của tháng 3 sau khi hiệu chỉnh. Điều này có nghĩa là, OPEC đã giảm được 1,08 triệu thùng trong tháng trước.
Trong đó, Saudi Arabia vẫn là nước thành viên cắt giảm nhiều hơn mục tiêu đã cam kết và có mức độ tuân thủ cao nhất trong hiệp hội. Cụ thể, Saudi Arabia đã giảm 574.000 thùng dầu/ngày, cao hơn nhiều so với mức cam kết là 486.000 thùng dầu/ngày.
Kuwait là nước có mức độ tuân thủ cam kết cao thứ 2.
Tuy nhiên, sản lượng dầu của cả hai nước này đều tăng nhẹ.
Angola là nước có sản lượng dầu thô tăng mạnh nhất trong tháng 4 sau khi mỏ dầu tại Cực Đông đi vào khai thác hồi tháng 2. Kết quả là, mức độ tuân thủ cam kết của Angola đã giảm xuống còn 91% từ mức 100% của tháng 3. Hơn nữa, chính phủ nước này đang lên kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.
Ngoài ra, Iran cũng tăng nhẹ sản lượng trong tháng 4, theo như quyền lợi OPEC đưa ra cho nước này.
Việc một số nước thành viên tăng sản lượng giúp bù đắp lại sự thiếu hụt nguồn cung ở Iraq và Venezuela.
Đáng chú ý là, sản lượng dầu thô của Các tiểu vương quốc Arab (UAE) bắt đầu giảm sau khi tăng vượt dự báo trong tháng 3. UAE vẫn cho rằng đã tuân thủ 100% cam kết giảm sản lượng và khẳng định có sự sai khác đáng kể giữa số liệu của chính phủ nước này và số liệu ước tính của nguồn thứ cấp của OPEC.
Mặc dù không tham gia cam kết nhưng cả Nigeria và Lybia đều giảm sản lượng dầu trong tháng 4, giúp tổng sản lượng dầu của OPEC cũng giảm theo.
Trong đó, sản lượng dầu của Nigeria giảm vì mỏ dầu Bonga đang trong thời kỳ đóng cửa bảo trì và đường ống dẫn dầu Qua Iboe đang bị đình trệ.
Tại Libya, sản lượng dầu giảm do xảy ra biểu tình tại mỏ dầu Sharara, buộc đường ống dẫn dầu tại đây phải đóng cửa. Tuy nhiên, mỏ dầu này đã hoạt động trở lại vào cuối tháng 4 nên sản lượng dầu tháng 5 của Libya dự báo sẽ phục hồi nếu không xảy ra bất ổn nào khác.
Kết quả là, tổng sản lượng dầu của OPEC trung bình đạt 31,97 triệu thùng/ngày trong tháng 4, cao hơn khoảng 220.000 thùng/ngày so với mục tiêu đã được điều chỉnh sau khi loại Indonesia, Reuters cho biết.
Dù đã kiên trì cắt giảm sản lượng trong 4 tháng qua nhưng giá dầu thô thế giới vẫn ở mức thấp do áp lực từ sự bùng nổ trong hoạt động sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ.
Sang tháng 5, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất dầu , với số giàn khoan của Mỹ tăng thêm 9 giàn lên 697 giàn trong tuần trước, mức cao nhất kể từ tháng 4/2015, công ty dữ liệu Baker Hughes cho biết.
Giá dầu thô Brent kỳ hạn theo đó giảm tới 2,4% xuống 50,46 USD/thùng vào chốt phiên 2/5.
Theo kết quả khảo sát của Reuters, mức độ tuân thủ cam kết giảm sản lượng dầu thô của OPEC đã giảm xuống còn 90% trong tháng 4, từ mức 92% của tháng 3 sau khi hiệu chỉnh. Điều này có nghĩa là, OPEC đã giảm được 1,08 triệu thùng trong tháng trước.
Trong đó, Saudi Arabia vẫn là nước thành viên cắt giảm nhiều hơn mục tiêu đã cam kết và có mức độ tuân thủ cao nhất trong hiệp hội. Cụ thể, Saudi Arabia đã giảm 574.000 thùng dầu/ngày, cao hơn nhiều so với mức cam kết là 486.000 thùng dầu/ngày.
Kuwait là nước có mức độ tuân thủ cam kết cao thứ 2.
Tuy nhiên, sản lượng dầu của cả hai nước này đều tăng nhẹ.
Angola là nước có sản lượng dầu thô tăng mạnh nhất trong tháng 4 sau khi mỏ dầu tại Cực Đông đi vào khai thác hồi tháng 2. Kết quả là, mức độ tuân thủ cam kết của Angola đã giảm xuống còn 91% từ mức 100% của tháng 3. Hơn nữa, chính phủ nước này đang lên kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.
Ngoài ra, Iran cũng tăng nhẹ sản lượng trong tháng 4, theo như quyền lợi OPEC đưa ra cho nước này.
Việc một số nước thành viên tăng sản lượng giúp bù đắp lại sự thiếu hụt nguồn cung ở Iraq và Venezuela.
Mặc dù không tham gia cam kết nhưng cả Nigeria và Lybia đều giảm sản lượng dầu trong tháng 4, giúp tổng sản lượng dầu của OPEC cũng giảm theo.
Trong đó, sản lượng dầu của Nigeria giảm vì mỏ dầu Bonga đang trong thời kỳ đóng cửa bảo trì và đường ống dẫn dầu Qua Iboe đang bị đình trệ.
Tại Libya, sản lượng dầu giảm do xảy ra biểu tình tại mỏ dầu Sharara, buộc đường ống dẫn dầu tại đây phải đóng cửa. Tuy nhiên, mỏ dầu này đã hoạt động trở lại vào cuối tháng 4 nên sản lượng dầu tháng 5 của Libya dự báo sẽ phục hồi nếu không xảy ra bất ổn nào khác.
Kết quả là, tổng sản lượng dầu của OPEC trung bình đạt 31,97 triệu thùng/ngày trong tháng 4, cao hơn khoảng 220.000 thùng/ngày so với mục tiêu đã được điều chỉnh sau khi loại Indonesia, Reuters cho biết.
Dù đã kiên trì cắt giảm sản lượng trong 4 tháng qua nhưng giá dầu thô thế giới vẫn ở mức thấp do áp lực từ sự bùng nổ trong hoạt động sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ.
Sang tháng 5, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất dầu , với số giàn khoan của Mỹ tăng thêm 9 giàn lên 697 giàn trong tuần trước, mức cao nhất kể từ tháng 4/2015, công ty dữ liệu Baker Hughes cho biết.
Giá dầu thô Brent kỳ hạn theo đó giảm tới 2,4% xuống 50,46 USD/thùng vào chốt phiên 2/5.
Oanh Oanh
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Relate Threads