Mới đây, sau phiên họp của các Bộ trưởng phụ trách dầu mỏ đã được tổ chức tại Vienna (Áo), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu mỏ khác trên thế giới đã đạt được thỏa thuận về giá dầu mỏ trong ba năm và có thể đợi đến tháng 1/2018 trước khi quyết định nới rộng sản lượng.
Theo đó, OPEC, Nga và nhiều nước khác đã cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng dầu mỗi ngày kể từ đầu năm 2017, giúp nâng giá dầu lên 15% trong vòng 3 tháng trở lại đây. OPEC và các nước đồng minh đang xem xét mở rộng thỏa thuận này sau khi hết tháng 3/2018.
Bộ trưởng Năng lượng Nga cho biết, sẽ không có quyết định nào được đưa ra trước tháng 1/2018, mặc dù các bộ trưởng khác đều đề xuất một quyết định như thế có thể đưa ra trước cuối năm nay; đồng thời cho rằng, OPEC và các nhà sản xuất khác cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau trong năm 2018. Các nước “không chỉ cần theo kịp tốc độ mà còn tiếp tục các hành động chung được phối hợp đầy đủ và đưa ra một chiến lược cho tương lai, khả năng sẽ bắt đầu tháng 4/2018”, bởi lẽ nhu cầu dầu mỏ đang tăng lên với tốc độ cao. Trong khi đó, các bộ trưởng của các nước khác đưa quan điểm, quyết định mở rộng cắt giảm có thể được thực hiện vào tháng 11 khi OPEC tổ chức phiên họp chính thức tiếp theo. Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Eulogio Del Pino, nhóm này đang “đánh giá tất cả các lựa chọn” bao gồm cả việc gia hạn thỏa thuận trên. Giá dầu thô Brent ngưỡng chuẩn đang được giao dịch với mức hơn 56 USD một thùng, mặc dù vẫn ở mức một nửa so với giá dầu giữa năm 2014.
Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Essam al-Marzoug - Chủ tịch phiên họp Ủy ban Giám sát cấp cao OPEC - nhận định, việc cắt giảm nguồn cung đã giúp giảm dự trữ dầu thô toàn cầu xuống mức bình quân của 5 năm trước. Kể từ cuộc họp hồi tháng 7, thị trường dầu mỏ đã được cải thiện rõ rệt và “hiện đang tiến tới tái cân bằng”. Ông cho rằng, có “một số dấu hiệu tích cực” trên thị trường bao gồm cả mức dự trữ ở các nước OECD công nghiệp hóa hồi tháng 8 với 170 triệu thùng so với mức bình quân 5 năm qua, giảm từ 340 triệu thùng vào tháng 1 năm sau. Dầu trong kho dự trữ dầu đang giảm và việc trích dẫn sự thay đổi của giá dầu thô Brent là một sự lạc hậu, điều kiện thị trường hấp dẫn thì sẽ bán dầu ngay lập tức hơn là dự trữ. Điều này cho thấy nguồn cung chặt chẽ hơn. Bộ trưởng Kuwait cho biết thêm, Nhóm giám sát cấp cao sẽ tiếp tục xem xét dữ liệu sản xuất nhưng cũng sẽ đề xuất rà soát lại dữ liệu xuất khẩu.
Các quan chức OPEC khẳng định, xuất khẩu có tác động trực tiếp hơn tới nguồn cung quốc tế so với sản xuất. Thỏa thuận cung ứng đặt ra các giới hạn sản xuất cho các nước tham gia OPEC và các nước không thuộc OPEC nhưng không có hạn chế về mức xuất khẩu, do đó, một số nhà sản xuất có thể giữ được xuất khẩu tương đối cao bằng cách cho vào các kho dự trữ. Thêm vào đó, giá dầu thô tăng đã khuyến khích các nhà sản xuất dầu mỏ của Mỹ tăng sản lượng và thêm một lý do khiến việc giảm tồn kho toàn cầu kéo dài hơn so với dự kiến. Libya và Nigeria, đều là thành viên OPEC, nhưng đã được miễn giảm áp lực nguồn cung vì ngành công nghiệp dầu mỏ của hai nước đã phục hồi sau nhiều năm bất ổn. Hai nước này sẽ góp phần vào thỏa thuận cắt giảm nguồn cung sau khi sản xuất trở nên ổn định.
Theo đó, OPEC, Nga và nhiều nước khác đã cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng dầu mỗi ngày kể từ đầu năm 2017, giúp nâng giá dầu lên 15% trong vòng 3 tháng trở lại đây. OPEC và các nước đồng minh đang xem xét mở rộng thỏa thuận này sau khi hết tháng 3/2018.
Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Essam al-Marzoug - Chủ tịch phiên họp Ủy ban Giám sát cấp cao OPEC - nhận định, việc cắt giảm nguồn cung đã giúp giảm dự trữ dầu thô toàn cầu xuống mức bình quân của 5 năm trước. Kể từ cuộc họp hồi tháng 7, thị trường dầu mỏ đã được cải thiện rõ rệt và “hiện đang tiến tới tái cân bằng”. Ông cho rằng, có “một số dấu hiệu tích cực” trên thị trường bao gồm cả mức dự trữ ở các nước OECD công nghiệp hóa hồi tháng 8 với 170 triệu thùng so với mức bình quân 5 năm qua, giảm từ 340 triệu thùng vào tháng 1 năm sau. Dầu trong kho dự trữ dầu đang giảm và việc trích dẫn sự thay đổi của giá dầu thô Brent là một sự lạc hậu, điều kiện thị trường hấp dẫn thì sẽ bán dầu ngay lập tức hơn là dự trữ. Điều này cho thấy nguồn cung chặt chẽ hơn. Bộ trưởng Kuwait cho biết thêm, Nhóm giám sát cấp cao sẽ tiếp tục xem xét dữ liệu sản xuất nhưng cũng sẽ đề xuất rà soát lại dữ liệu xuất khẩu.
Các quan chức OPEC khẳng định, xuất khẩu có tác động trực tiếp hơn tới nguồn cung quốc tế so với sản xuất. Thỏa thuận cung ứng đặt ra các giới hạn sản xuất cho các nước tham gia OPEC và các nước không thuộc OPEC nhưng không có hạn chế về mức xuất khẩu, do đó, một số nhà sản xuất có thể giữ được xuất khẩu tương đối cao bằng cách cho vào các kho dự trữ. Thêm vào đó, giá dầu thô tăng đã khuyến khích các nhà sản xuất dầu mỏ của Mỹ tăng sản lượng và thêm một lý do khiến việc giảm tồn kho toàn cầu kéo dài hơn so với dự kiến. Libya và Nigeria, đều là thành viên OPEC, nhưng đã được miễn giảm áp lực nguồn cung vì ngành công nghiệp dầu mỏ của hai nước đã phục hồi sau nhiều năm bất ổn. Hai nước này sẽ góp phần vào thỏa thuận cắt giảm nguồn cung sau khi sản xuất trở nên ổn định.
Tuyết Minh
Báo Công Thương
Báo Công Thương
Relate Threads