Giá dầu tăng vào thứ hai khi niềm tin ngày càng tăng lên rằng các nhà xuất khẩu hàng đầu sẽ đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung trong tuần này, và những đồn đoán về các biện pháp cắt giảm sâu hơn có thể được thực hiện đã đẩy giá lên mức cao nhất trong hơn một tháng.
Giá dầu Brent tương lai tăng 26 xu, tương đương 0,5%, lên 53,87 USD/thùng trong khi giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 6 tăng 40 xu, tương đương 0,8%, lên 50,73 USD/ thùng.
Cả hai hợp đồng này cùng với với hợp đồng dầu tương lai WTI giao tháng 7 đã đóng cửa ở mức cao nhất kể từ ngày 18 tháng 4. Cả hai hợp đồng này đã tăng 8 trong 9 phiên gần đây, mức tăng khoảng 16% so với mức thấp nhất trong 5 tháng vào đầu tháng này.
Giá dầu đã tăng lên nhờ kỳ vọng Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất khác, trong đó có Nga, sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong cuộc họp vào ngày 25 tháng 5 nhằm cắt giảm 1,8 triệu thùng dầu/ngày trong 6 hoặc 9 tháng nữa.
Ông Bjarne Schieldrop, nhà phân tích hàng đầu tại SEB Markets, cho biết: "Quyết định (gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng) hầu như chắc chắn sẽ được đưa ra. Dường như có sự hòa hợp rất cao trong nhóm."
Bộ trưởng Năng lượng Ảrập Saudi Khalid al-Falih đã có chuyến thăm hiếm hoi tới Iraq vào hôm thứ Hai, trong nỗ lực mới nhất của nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, nằm thuyết phục các thành viên khác của OPEC gia hạn việc cắt giảm nguồn cung dầu thêm 9 tháng nữa để giảm bớt sự dư thừa dầu trên toàn cầu và đẩy giá lên.
Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo hôm thứ Hai cho biết ông đã chứng kiến sự đồng thuận ngày càng tăng giữa các thành viên của nhóm cũng như các nhà sản xuất không thuộc OPEC về thời gian gia hạn.
Khả năng cắt giảm sâu hơn cũng đang được thảo luận trước cuộc họp của OPEC và các nhà sản xuất khác ở Vienna vào hôm thứ năm, các nguồn tin cho hay.
Một số nhà phân tích cho rằng cần phải cắt giảm sâu hơn để cân bằng thị trường, nhưng lưu ý rằng việc cắt giảm sản lượng dầu cho đến nay đã kích thích các công ty năng lượng của Mỹ tăng sản lượng dầu đá phiến.
Các công ty năng lượng của Mỹ đã tăng số lượng giàn khoan dầu trong tuần thứ 18 liên tiếp, chuỗi tăng dài thứ hai liên tiếp, khi giá dầu thô tăng đã thúc đẩy hoạt động ngành dầu đá phiến hàng tháng lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2015.
Sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên 10%, hay gần 900.000 thùng/ngày, từ giữa năm 2016 lên đến 9,3 triệu thùng/ngày.
Thêm vào đó, nếu OPEC cắt giảm sâu hơn và giá dầu tăng lên có thể buộc một số người tiêu dùng phải tìm kiếm các nhà cung cấp và các nguồn năng lượng thay thế.
Bộ trưởng Dầu Khí Ấn Độ, vào hôm thứ Hai, cho biết nước này đang cân nhắc các nhà cung cấp ở Mỹ và Canada cũng như khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo.
Giá dầu Brent tương lai tăng 26 xu, tương đương 0,5%, lên 53,87 USD/thùng trong khi giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 6 tăng 40 xu, tương đương 0,8%, lên 50,73 USD/ thùng.
Cả hai hợp đồng này cùng với với hợp đồng dầu tương lai WTI giao tháng 7 đã đóng cửa ở mức cao nhất kể từ ngày 18 tháng 4. Cả hai hợp đồng này đã tăng 8 trong 9 phiên gần đây, mức tăng khoảng 16% so với mức thấp nhất trong 5 tháng vào đầu tháng này.
Giá dầu đã tăng lên nhờ kỳ vọng Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất khác, trong đó có Nga, sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong cuộc họp vào ngày 25 tháng 5 nhằm cắt giảm 1,8 triệu thùng dầu/ngày trong 6 hoặc 9 tháng nữa.
Ông Bjarne Schieldrop, nhà phân tích hàng đầu tại SEB Markets, cho biết: "Quyết định (gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng) hầu như chắc chắn sẽ được đưa ra. Dường như có sự hòa hợp rất cao trong nhóm."
Bộ trưởng Năng lượng Ảrập Saudi Khalid al-Falih đã có chuyến thăm hiếm hoi tới Iraq vào hôm thứ Hai, trong nỗ lực mới nhất của nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, nằm thuyết phục các thành viên khác của OPEC gia hạn việc cắt giảm nguồn cung dầu thêm 9 tháng nữa để giảm bớt sự dư thừa dầu trên toàn cầu và đẩy giá lên.
Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo hôm thứ Hai cho biết ông đã chứng kiến sự đồng thuận ngày càng tăng giữa các thành viên của nhóm cũng như các nhà sản xuất không thuộc OPEC về thời gian gia hạn.
Một số nhà phân tích cho rằng cần phải cắt giảm sâu hơn để cân bằng thị trường, nhưng lưu ý rằng việc cắt giảm sản lượng dầu cho đến nay đã kích thích các công ty năng lượng của Mỹ tăng sản lượng dầu đá phiến.
Các công ty năng lượng của Mỹ đã tăng số lượng giàn khoan dầu trong tuần thứ 18 liên tiếp, chuỗi tăng dài thứ hai liên tiếp, khi giá dầu thô tăng đã thúc đẩy hoạt động ngành dầu đá phiến hàng tháng lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2015.
Sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên 10%, hay gần 900.000 thùng/ngày, từ giữa năm 2016 lên đến 9,3 triệu thùng/ngày.
Thêm vào đó, nếu OPEC cắt giảm sâu hơn và giá dầu tăng lên có thể buộc một số người tiêu dùng phải tìm kiếm các nhà cung cấp và các nguồn năng lượng thay thế.
Bộ trưởng Dầu Khí Ấn Độ, vào hôm thứ Hai, cho biết nước này đang cân nhắc các nhà cung cấp ở Mỹ và Canada cũng như khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo.
Bá Ước - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads