OPEC dự báo nhu cầu dầu tăng gần 1,6 triệu thùng/ngày trong 2018

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Báo cáo hàng tháng của OPEC chỉ ra, thị trường toàn cầu sẽ chỉ cân bằng trở lại vào cuối năm 2018, không sớm hơn dự báo trước đó, vì giá dầu thô tăng cao khuyến khích Mỹ và các nhà sản xuất khác khai thác nhiều hơn.

Hôm 12/2, OPEC cho biết nhu cầu dầu trên thế giới sẽ tăng nhanh hơn dự báo trong năm 2018 nhờ nền kinh tế tăng trưởng mạnh, tạo thêm động lực cho nỗ lực giảm sản lượng để loại bỏ dư thừa nguồn cung của tổ chức.

2316_Crud-oil-770x433.jpg

Theo đó, OPEC dự báo nhu cầu ầu trên thế giới sẽ tăng 1,59 triệu thùng/ngày trong năm nay, tăng 60.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.

“Gần đây, sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế là nhân tố chính thúc đẩy nhu cầu dầu tăng trưởng mạnh mẽ. Mối liên kết giữa tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu này được dự báo sẽ được duy trì, ít nhất là trong ngắn hạn”, OPEC cho biết.

Giá dầu đã tăng nhẹ sau khi báo cáo của OPEC được công bố, giao dịch dưới 64 USD/thùng. Giá dầu chạm ngưỡng 70 USD trong năm nay lần đầu tiên kể từ cuối 2014, nhờ thỏa thuận giảm sản xuất của OPEC và nhu cầu tăng mạnh.

Tuy nhiên, Mỹ và các quốc gia sản xuất dầu khác sẽ gia tăng nguồn cung thêm 1,4 triệu thùng/ngày trong năm nay, tăng 250.000 thùng/ngày so với dự báo tháng trước và ghi nhận đợt tăng thứ 3 liên tiếp từ mức 870.000 thùng/ngày hồi tháng 11/2017.

“Sự phục hồi một cách ổn định của giá dầu kể từ mùa hè 2017 và mối quan tâm mới về cơ hội tăng trưởng đã khiến các nhà sản xuất dầu lớn chạy đua về hoạt động khai thác trong năm nay, cả trong ngành dầu đá phiên và khai thác dầu ngoài khơi.Thị trường sẽ chỉ trở lại cân bằng vào cuối năm nay”, OPEC nói về triển vọng ngành dầu của Mỹ.

Đánh giá của OPEC về thời điểm thị trường cân bằng cũng không sớm hơn dự báo được đưa ra trước đó, dù triển vọng nhu cầu tăng, sản lượng dự trữ giảm và tỷ lệ tuân thủ cam kết giảm sản xuất ở mức cao.

OPEC đã bắt đầu thỏa thuận giảm sản xuất với Nga và các quốc gia khác một năm trước nhằm giảm dự trữ dầu tại những nền kinh tế phát triển xuống mức trung bình trong 5 năm. Và thỏa thuận hiện được kéo dài cho tới cuối năm 2018.

Tổ chức cho biết sản lượng dầu dự trữ đã giảm 22,9 triệu thùng/ngày trong tháng 12 xuống 2.888 tỷ thùng, nhiều hơn mức trung bình trong 5 năm là 109 triệu thùng.

Tỷ lệ tuân thủ cam kết của OPEC vẫn ở mức cao. Trong tháng 1, sản lượng của OPEC giảm 8.000 thùng/ngày xuống 32,302 triệu thùng/ngày. Theo tính toán của Reuters, tỷ lệ tuân thủ của các thành viên dối với mục tiêu sản lượng đạt 137%, tăng so với tháng 12.

Tuy nhiên, báo cáo cho thấy xu hướng trái ngược tại Venezuela, quốc gia ghi nhận sản lượng giảm mạnh vì khủng hoảng kinh tế.

Theo đó, Venezuela cho biết sản xuất của quốc gia này đã phục hồi trong tháng 1 lên 1,769 triệu thùng/ngày từ mức thấp trong nhiều thập kỷ hồi tháng 12. Trong khi số liệu thứ cấp được OPEC sử dụng để giám sát sản lượng của tổ chức chỉ ra, sản lượng giảm còn 1,6 triệu thùng/ngày, một mức thấp mới.

Reuters cho biết, OPEC sử dụng số liệu bình quân từ 6 nguồn thông tin thứ cấp để giám sát sản lượng của tổ chức thay vì của mỗi quốc gia vì dễ ra sự thay đổi về tỷ lệ sản xuất thực.

Các đối thủ cung cấp dầu xuất hiện nhiều hơn

Với nguồn cung của các nhà sản xuất ngoài OPEC tăng nhiều hơn sự tăng trưởng nhu cầu đã được điều chỉnh trong năm nay, OPEC hạ ước tính nhu cầu toàn cầu đối với dầu thô của tổ chức xuống 32,86 triệu thùng/ngày, giảm 230.000 thùng.

Nếu OPEC giữ mức khai thác như tháng 1 và những nhân tố khác duy trì cân bằng, thị trường có thể chuyển sang tình trạng thâm hụt khoảng 560.000 thùng/ngày, gợi ý rằng lượng dầu dự trữ sẽ giảm sâu hơn.

Báo cáo tháng trước chỉ ra mức độ thâm hụt có thể lớn hơn ở khoảng 670.000 thùng/ngày.

Lyly Cao
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
 

Việc làm nổi bật

Top