Ủy ban chung giữa OPEC và các nước đối tác cho biết, sản lượng dầu thô mà các thành viên OPEC cắt giảm tăng cao kỷ lục trong tháng 2, giúp kho dự trữ toàn cầu giảm nhanh.
Ủy ban này quy tụ các quan chức của Saudi Arabia, Venezuela, Algeria và hai nước ngoài OPEC là Nga và Oman.
Tổ chức các Quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác đã đạt 138% sản lượng cắt giảm cam kết trong tháng 2, tăng 5 điểm phần trăm so với tháng trước đó và là mức cao nhất kể từ khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng có hiệu lực vào tháng 1/2017.
Trước đó, OPEC và các quốc gia đối tác do Nga dẫn đầu đã thống nhất kéo dài thỏa thuận đến hết năm nay, dù một số nguồn tin nội bộ của OPEC cho biết thị trường dự kiến sẽ cân bằng trở lại vào khoảng giữa quý II và quý III.
Việc kho dầu giảm nhanh sẽ gây tranh cãi về thời gian áp dụng thỏa thuận cắt giảm sản lượng, dù quốc gia xuất khẩu dầu mỏ số 1 thế giới Saudi Arabia cho biết vẫn còn quá sớm để bàn đến việc dừng thỏa thuận này.
Mục tiêu ban đầu của thỏa thuận cắt giảm sản lượng là giảm kho dầu dự trữ tại các nền kinh tế phát triển về mức trung bình 5 năm. OPEC cho biết kho dự trữ tháng 2 vẫn cao hơn mức này 44 triệu thùng, dù đây là lần OPEC đến gần mục tiêu nhất.
Kết quả này cho thấy các quốc gia đã và đang tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận trên, đặc biệt là Saudi Arabia và các nước thành viên vùng Vịnh, cũng như sản lượng lao dốc tại Venezuela do khủng hoảng kinh tế.
Thỏa thuận này cũng giúp giá dầu phục hồi mạnh mẽ trong thời gian qua. Giá dầu Brent LCOc1 năm nay lên cao kỷ lục 71 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014 và hiện giao dịch trên 69 USD/thùng nhờ kho dự trữ tại Mỹ bất ngờ sụt giảm.
Trường Giang
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Ủy ban này quy tụ các quan chức của Saudi Arabia, Venezuela, Algeria và hai nước ngoài OPEC là Nga và Oman.
Tổ chức các Quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác đã đạt 138% sản lượng cắt giảm cam kết trong tháng 2, tăng 5 điểm phần trăm so với tháng trước đó và là mức cao nhất kể từ khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng có hiệu lực vào tháng 1/2017.
Việc kho dầu giảm nhanh sẽ gây tranh cãi về thời gian áp dụng thỏa thuận cắt giảm sản lượng, dù quốc gia xuất khẩu dầu mỏ số 1 thế giới Saudi Arabia cho biết vẫn còn quá sớm để bàn đến việc dừng thỏa thuận này.
Mục tiêu ban đầu của thỏa thuận cắt giảm sản lượng là giảm kho dầu dự trữ tại các nền kinh tế phát triển về mức trung bình 5 năm. OPEC cho biết kho dự trữ tháng 2 vẫn cao hơn mức này 44 triệu thùng, dù đây là lần OPEC đến gần mục tiêu nhất.
Kết quả này cho thấy các quốc gia đã và đang tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận trên, đặc biệt là Saudi Arabia và các nước thành viên vùng Vịnh, cũng như sản lượng lao dốc tại Venezuela do khủng hoảng kinh tế.
Thỏa thuận này cũng giúp giá dầu phục hồi mạnh mẽ trong thời gian qua. Giá dầu Brent LCOc1 năm nay lên cao kỷ lục 71 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014 và hiện giao dịch trên 69 USD/thùng nhờ kho dự trữ tại Mỹ bất ngờ sụt giảm.
Trường Giang
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Relate Threads