OPEC không can thiệp với những gián đoạn nguồn cung dầu ít, ngắn hạn

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
OPEC đang theo dõi bất ổn tại Iran cũng như khủng hoảng kinh tế của Venezuela, nhưng tổ chức này sẽ chỉ tăng sản lượng nếu việc gián đoạn sản xuất đáng kể và lâu dài từ những nước này.
Những khó khăn kinh tế của Venezuela gây thiệt hại cho sản xuất dầu mỏ của nước này, sản lượng đã xuống gần mức thấp trong 30 năm, nhưng sản lượng của Iran không bị ảnh hưởng bởi một làn sóng biểu tình chống chính phủ.

Các thương nhân cho biết căng thẳng chính trị tại Iran, nhà sản xuất lớn thứ ba tại OPEC, đã đẩy giá dầu tăng.

Dầu thô Brent, chuẩn quốc tế, đang giao dịch khoảng 67,52 USD/thùng vào ngày 7/1. Dầu Brent đã đạt 68,27 USD/thùng trong tuần trước, cao nhất kể từ tháng 5/2016 do căng thẳng tại Iran.

Saudi Arabia muốn giá dầu trên 60 USD/thùng để tăng giá trị của công ty dầu mỏ quốc gia Aramco trước đợt chào bán công chúng lần đầu tiên IPO vào cuối năm nay và để giảm thâm hụt ngân sách nhà nước.

Nguồn tin của OPEC cho biết “ngay cả nếu có gián đoạn nguồn cung từ Iran và Venezuela .. OPEC sẽ không tăng sản lượng”. “Chính sách của OPEC là đưa tồn kho giàm xuống mức trung bình và sẽ không thay đổi, trừ khi gián đoạn nguồn cung 1.000.000 thùng mỗi ngày duy trì hơn một tháng và gây thiếu hụt nguồn cung dầu thô cho người tiêu dùng”.

opec2_DZHV.jpg

Ngành năng lượng đổ nát của Venezuela đang khó khăn do các lệnh trừng phạt của Mỹ, tình trạng thiếu vốn hoạt động và những đe dọa khủng hoảng kinh tế tiếp tục gây thiệt hại cho nước này.

Nguồn tin của OPEC cũng cho biết thị trường dầu mỏ đang trên đường tái cân bằng, nhưng cho đến nay tồn kho dầu thô toàn cầu vẫn trên mức trung bình 5 năm và phải mất nhiều thời gian để giảm dư thừa dầu mỏ. Bất cứ sự thay đổi trong hạn chế sản lượng phải do sự thay đổi những yếu tố cơ bản trong thị trường và không chỉ là suy đoán trong một thời gian ngắn, để OPEC thay đổi mức trần sản lượng.

Những cuộc biểu tình tại Iran bắt đầu trong cuối tháng 12 đã không đe dọa ngay tới sản lượng dầu mỏ nhưng có lo ngại rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tái áp đặt các lệnh trừng phạt tới ngành dầu mỏ của Iran, điều này có thể làm giám đoạn xuất khẩu.

Đến giữa tháng 1 Tổng thống Trump phải quyết định liệu có tiếp tục bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với xuất khẩu dầu mỏ của Iran theo các điều khoản của một thỏa thuận hạt nhân quốc tế không. Trong khi việc áp đặt thêm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành dầu mỏ Iran là có thể, thì sẽ mất một thời gian để tác động lên nguồn cung dầu mỏ và vì thế tác động của nó là rất khó để đánh giá.

OPEC được sự hỗ trợ của Nga và các thành viên khác ngoài OPEC, bắt đầu giảm sản lượng một năm trước để loại bỏ dư thừa dầu mỏ. Mức tuân thủ của thỏa thuận cắt giảm là cao khi các nhà sản xuất quyết định gia hạn thỏa thuận này đến hết năm 2018.

Việc cắt giảm sản lượng của OPEC đang giúp giảm tồn kho trên toàn cầu, ngay cả khi sản lượng tiếp tục tăng ở Mỹ. Sản lượng của Mỹ đã tăng lên 9,78 triệu thùng trong tuần trước.

Nguồn: VITIC/Reuters
 

Việc làm nổi bật

Top