Cuộc họp lần này chủ yếu tập trung vào việc xem két mức tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước tham gia.
Bộ trưởng các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhóm họp tại Vienna (Áo) vào ngày 22/9 giữa bối cảnh có những dấu hiệu cho thấy thỏa thuận cắt giảm sản lượng của khối này bắt đầu phát huy tác dụng khi giá dầu đã trở lại ngưỡng 50 USD/thùng.
Kế hoạch cắt giảm tổng lượng khai thác dầu khoảng 1,8 triệu thùng/ngày giữa OPEC và một số nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới không thuộc tổ chức này như Nga, được thực thi kể từ tháng 1/2017 và kéo dài tới cuối tháng 3/2018, là một phần trong nỗ lực chấm dứt tình trạng dư thừa nguồn cung để hỗ trợ giá "vàng đen".
Theo thông tin chính thức, cuộc họp lần này chủ yếu tập trung vào việc xem két mức tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước tham gia. Tuy nhiên, thị trường vẫn đồn đoán về khả năng thỏa thuận này sẽ được kéo dài và thậm chí mở rộng hơn nữa.
Tình trạng dư thừa nguồn cung đã đẩy giá dầu mỏ lao dốc từ mức hơn 100 USD/ thùng hồi năm 2014 xuống mức thấp nhất trong 13 năm là 30 USD/thùng trong năm ngoái. Dù đây là tin vui với người tiêu dùng và các ngành công nghiệp phụ thuộc vào sản phẩm dầu mỏ, song nền kinh tế của các nước sản xuất dầu đều chịu ảnh hưởng nặng nề.
Ví dụ Saudi Arabia đã phải rút hơn 230 tỷ USD khỏi quỹ dự trữ tài chính mình kể từ cuối năm 2014 đến nay. Thậm chí, quốc gia giàu có của Vùng Vịnh này dự báo sẽ thâm hụt ngân sách tới 53 tỷ USD vào năm 2017.
Bất chấp việc dao động khá mạnh trong sáu tháng qua, giá “vàng đen” đang được giao dịch ở quanh mức 50 USD/ thùng trong tuần này sau khi các số liệu cho thấy tình trạng dư thừa nguồn cung trên thị trường thế giới đang dần thu hẹp.
Tuy nhiên, vẫn còn nguy cơ về việc giá dầu thô đi lên sẽ khiến các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ - nước nằm ngoài thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC – tăng cường khai thác và đưa thị trường toàn cầu dư cung trở lại.
Đầu tuần này Chính phủ Mỹ đã dự báo sản lượng dầu đá phiến của nước này trong tháng Mười tới sẽ tăng tháng thứ mười liên tiếp. Sản lượng của bảy nhà sản xuất dầu đá phiến chủ chốt của Mỹ cũng dự kiến tăng 79.000 thùng/ngày lên mức 6,1 triệu thùng/ngày.
Bộ trưởng các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhóm họp tại Vienna (Áo) vào ngày 22/9 giữa bối cảnh có những dấu hiệu cho thấy thỏa thuận cắt giảm sản lượng của khối này bắt đầu phát huy tác dụng khi giá dầu đã trở lại ngưỡng 50 USD/thùng.
Theo thông tin chính thức, cuộc họp lần này chủ yếu tập trung vào việc xem két mức tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước tham gia. Tuy nhiên, thị trường vẫn đồn đoán về khả năng thỏa thuận này sẽ được kéo dài và thậm chí mở rộng hơn nữa.
Tình trạng dư thừa nguồn cung đã đẩy giá dầu mỏ lao dốc từ mức hơn 100 USD/ thùng hồi năm 2014 xuống mức thấp nhất trong 13 năm là 30 USD/thùng trong năm ngoái. Dù đây là tin vui với người tiêu dùng và các ngành công nghiệp phụ thuộc vào sản phẩm dầu mỏ, song nền kinh tế của các nước sản xuất dầu đều chịu ảnh hưởng nặng nề.
Ví dụ Saudi Arabia đã phải rút hơn 230 tỷ USD khỏi quỹ dự trữ tài chính mình kể từ cuối năm 2014 đến nay. Thậm chí, quốc gia giàu có của Vùng Vịnh này dự báo sẽ thâm hụt ngân sách tới 53 tỷ USD vào năm 2017.
Bất chấp việc dao động khá mạnh trong sáu tháng qua, giá “vàng đen” đang được giao dịch ở quanh mức 50 USD/ thùng trong tuần này sau khi các số liệu cho thấy tình trạng dư thừa nguồn cung trên thị trường thế giới đang dần thu hẹp.
Tuy nhiên, vẫn còn nguy cơ về việc giá dầu thô đi lên sẽ khiến các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ - nước nằm ngoài thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC – tăng cường khai thác và đưa thị trường toàn cầu dư cung trở lại.
Đầu tuần này Chính phủ Mỹ đã dự báo sản lượng dầu đá phiến của nước này trong tháng Mười tới sẽ tăng tháng thứ mười liên tiếp. Sản lượng của bảy nhà sản xuất dầu đá phiến chủ chốt của Mỹ cũng dự kiến tăng 79.000 thùng/ngày lên mức 6,1 triệu thùng/ngày.
H.Thủy (Tổng hợp)
Bnews.vn
Bnews.vn
Relate Threads