Một thăm dò ý kiến của các nhà phân tích cho thấy OPEC sẽ phải kéo dài thời hạn hạn chế sản lượng dầu mỏ để duy trì sự phục hồi giá, do sự hồi sinh trong sản lượng dầu mỏ bên ngoài tổ chức này có thể phá hủy những nỗ lực giảm dư thừa dầu mỏ toàn cầu của họ.
Sáu trong số 10 nhà phân tích được Reuters thăm dò cho thấy họ tin tưởng OPEC sẽ kéo dài việc cắt giảm sản lượng, trong khi hai người còn lại cho rằng không cần kéo dài thỏa thuận và hai người khác chưa quyết định.
Nhà phân tích Harry Tchilinguirian tại BNP Paribas cho biết “nếu OPEC thực sự theo đưởi mục tiêu tồn kho, thì việc kéo dài hạn chế nguồn cung hiện nay là cần thiết”. “Nhưng dựa trên tuyên bố của nhà sản xuất gần đây cho thấy việc gia hạn của chính sách này phụ thuộc vào sự hợp tác, OPEC sẽ đối mặt với một câu hỏi hóc búa thực hiện tiếp theo thế nào khi họ nhóm họp trong tháng 5”.
Trong báo cáo hàng tháng của mình, OPEC cho biết tồn kho dầu thô tăng trong tháng 1 bất chấp thỏa thuận cắt giảm nguồn cung toàn cầu và đã nâng dự báo của họ về sản lượng trong năm 2017 từ các nước bên ngoài tổ chức này, cho thấy những khó khăn trong nỗ lực xóa bỏ lượng dư thừa.
Nhưng tổ chức này duy trì dự đoán tồn kho sẽ bắt đầu giảm nhờ việc cắt giảm nguồn cung và bổ sung rằng trong nửa cuối năm nay thị trường được dự kiến bắt đầu cân bằng hay thậm chí tồn kho dầu thô bắt đầu giảm.
Nhà phân tích Daniela Corsini tại Intesa Paolo cho biết “nếu tham vọng chính của tổ chức này là giảm tồn kho dầu thô toàn cầu một cách hiệu quả hướng tới mức trung bình 5 năm, thì OPEC phải tăng cường cắt giảm và chốt một hạn ngạch cho các thành viên được miễn trừ”. “Sản lượng tổng thể của OPEC nên được hạn chế quanh mức hiện nay khoảng 32,1 triệu thùng/ngày, thấp hơn nhiều mức 32,5 triệu thùng/ngày mà sẽ cân bằng các thị trường trong năm nay. Nếu mục tiêu chính của OPEC đơn giảm là duy trì giá dầu trên 40 - 45 USD thì tự động đóng lại thỏa thuận hiện nay là đủ”.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đang hạn chế sản lượng của họ khoảng 1,2 triệu thùng/ngày từ 1/1, cắt giảm lần đầu tiên trong 8 năm. Nga và 10 nhà sản xuất khác ngoài OPEC đã đồng ý tham gia cắt giảm thêm 600.000 thùng/ngày.
Việc tuân thủ thỏa thuận mạnh mẽ của OPEC đã giúp giá dầu tăng, nhưng mức tăng đã bị giảm đi bởi sản lượng dầu mỏ của Mỹ ngày càng tăng.
Dầu thô Brent đã đạt trung bình khoảng 55 USD/thùng trong năm nay nhưng giá đã chạm mức thấp 3 tháng vào đầu tuần trước do lo ngại nguồn cung vượt trội trong thị trường sau khi sản lượng của Mỹ tăng.
Các quan chức năng lượng của Saudi Arabia đã cảnh báo các công ty dầu độc lập hàng đầu của Mỹ rằng không nên cho rằng OPEC sẽ kéo dài việc hạn chế sản lượng để bù cho sản lượng ngày càng tăng từ dầu đá phiến Mỹ.
Hans Van Cleef tại ABN Amro cho biết “sự phục hồi trong sản lượng đá phiến có thể hơi mạnh hơn một chút so với dự kiến của OPEC mà có thể là một tình huống tương tự như nhiều năm tính tới năm 2015”.
Van Cleef bổ sung “liệu cuộc chiến thị phần sẽ trở lại không phụ thuộc mạnh vào sự phát triển trong tương lai của sản lượng dầu phi đá phiến tại các nước ngoài OPEC, ở các khu vực nơi việc đầu tư bị cắt giảm đáng kể”.
Goldman Sách cho biết nhu cầu dầu mỏ có thể vượt nguồn cung trong quý 2 năm nay và OPEC không phải quan tâm tới việc kéo dài thỏa thuận do mục tiêu của tổ chức này là bình thường hóa tồn không và không hỗ trợ giá.
Sáu trong số 10 nhà phân tích được Reuters thăm dò cho thấy họ tin tưởng OPEC sẽ kéo dài việc cắt giảm sản lượng, trong khi hai người còn lại cho rằng không cần kéo dài thỏa thuận và hai người khác chưa quyết định.
Nhà phân tích Harry Tchilinguirian tại BNP Paribas cho biết “nếu OPEC thực sự theo đưởi mục tiêu tồn kho, thì việc kéo dài hạn chế nguồn cung hiện nay là cần thiết”. “Nhưng dựa trên tuyên bố của nhà sản xuất gần đây cho thấy việc gia hạn của chính sách này phụ thuộc vào sự hợp tác, OPEC sẽ đối mặt với một câu hỏi hóc búa thực hiện tiếp theo thế nào khi họ nhóm họp trong tháng 5”.
Nhưng tổ chức này duy trì dự đoán tồn kho sẽ bắt đầu giảm nhờ việc cắt giảm nguồn cung và bổ sung rằng trong nửa cuối năm nay thị trường được dự kiến bắt đầu cân bằng hay thậm chí tồn kho dầu thô bắt đầu giảm.
Nhà phân tích Daniela Corsini tại Intesa Paolo cho biết “nếu tham vọng chính của tổ chức này là giảm tồn kho dầu thô toàn cầu một cách hiệu quả hướng tới mức trung bình 5 năm, thì OPEC phải tăng cường cắt giảm và chốt một hạn ngạch cho các thành viên được miễn trừ”. “Sản lượng tổng thể của OPEC nên được hạn chế quanh mức hiện nay khoảng 32,1 triệu thùng/ngày, thấp hơn nhiều mức 32,5 triệu thùng/ngày mà sẽ cân bằng các thị trường trong năm nay. Nếu mục tiêu chính của OPEC đơn giảm là duy trì giá dầu trên 40 - 45 USD thì tự động đóng lại thỏa thuận hiện nay là đủ”.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đang hạn chế sản lượng của họ khoảng 1,2 triệu thùng/ngày từ 1/1, cắt giảm lần đầu tiên trong 8 năm. Nga và 10 nhà sản xuất khác ngoài OPEC đã đồng ý tham gia cắt giảm thêm 600.000 thùng/ngày.
Việc tuân thủ thỏa thuận mạnh mẽ của OPEC đã giúp giá dầu tăng, nhưng mức tăng đã bị giảm đi bởi sản lượng dầu mỏ của Mỹ ngày càng tăng.
Dầu thô Brent đã đạt trung bình khoảng 55 USD/thùng trong năm nay nhưng giá đã chạm mức thấp 3 tháng vào đầu tuần trước do lo ngại nguồn cung vượt trội trong thị trường sau khi sản lượng của Mỹ tăng.
Các quan chức năng lượng của Saudi Arabia đã cảnh báo các công ty dầu độc lập hàng đầu của Mỹ rằng không nên cho rằng OPEC sẽ kéo dài việc hạn chế sản lượng để bù cho sản lượng ngày càng tăng từ dầu đá phiến Mỹ.
Hans Van Cleef tại ABN Amro cho biết “sự phục hồi trong sản lượng đá phiến có thể hơi mạnh hơn một chút so với dự kiến của OPEC mà có thể là một tình huống tương tự như nhiều năm tính tới năm 2015”.
Van Cleef bổ sung “liệu cuộc chiến thị phần sẽ trở lại không phụ thuộc mạnh vào sự phát triển trong tương lai của sản lượng dầu phi đá phiến tại các nước ngoài OPEC, ở các khu vực nơi việc đầu tư bị cắt giảm đáng kể”.
Goldman Sách cho biết nhu cầu dầu mỏ có thể vượt nguồn cung trong quý 2 năm nay và OPEC không phải quan tâm tới việc kéo dài thỏa thuận do mục tiêu của tổ chức này là bình thường hóa tồn không và không hỗ trợ giá.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads