Các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC đã nhất trí sẽ xem xét khả năng gia hạn 6 tháng đối với thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào tháng 4/2017.
Tại cuộc họp của Ủy ban giám sát chung diễn ra ở Kuwait ngày 26/3, các nhà sản xuất trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nhất trí sẽ xem xét khả năng gia hạn 6 tháng đối với thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào tháng 4/2017 nhằm bình ổn giá dầu trên thị trường thế giới, đồng thời đánh giá cao kết quả thực thi cam kết giảm sản lượng của các nước tham gia.
Theo tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp, việc cắt giảm sản lượng dầu mỏ của các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC theo cam kết trong thỏa thuận này đã hoàn thành được 94% vào tháng 2/2017.
Tuyên bố cho rằng con số này cho thấy tất cả các bên tham gia thỏa thuận sẵn sàng hợp tác và chung tay bình ổn thị trường dầu mỏ. Ủy ban giám sát cấp bộ trưởng cũng kêu gọi tất cả các nước trong và ngoài khối đẩy nhanh tiến độ thực thi 100% cam kết cắt giảm sản lượng.
Tuyên bố chung nêu rõ thỏa thuận cắt giảm sản lương có thể được gia hạn 6 tháng, phụ thuộc vào yếu tố cung-cầu trên thị trường, trong đó có lượng dầu tồn kho trên toàn cầu.
Ủy ban giám sát đề nghị một nhóm kỹ thuật và Ban thư ký OPEC tiến hành xem xét các điều kiện của thị trường dầu mỏ để đưa ra đề xuất gia hạn thỏa thuận vào tháng 4/2017.
Trước đó, vào cuối tháng 11/2016, các nước OPEC đã đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày. Đây là thỏa thuận hạn chế sản lượng đầu tiên của khối này kể từ năm 2008.
Tháng 12/2016, 11 nước sản xuất chủ chốt khác ngoài OPEC cũng cam kết giảm sản lượng 558.000 thùng/ngày, đưa tổng mức cắt giảm trên toàn cầu lên gần 1,8 triệu thùng/ngày.
Do tình trạng dư cung trên thị trường giữa lúc nhu cầu yếu ớt, giá dầu thô thế giới đã giảm mạnh từ mức đỉnh điểm trên 100 USD/thùng hồi mùa Hè năm 2014, xuống dưới 30 USD hồi đầu năm 2016.
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã giúp đẩy giá dầu lên hơn 50 USD/thùng. Tuy nhiên, hiệu ứng tích cực này cũng đã khuyến khích các nhà sản xuất dầu từ đá phiến của Mỹ, vốn đứng ngoài thỏa thuận OPEC, đẩy mạnh các hoạt động khai thác./.
Tại cuộc họp của Ủy ban giám sát chung diễn ra ở Kuwait ngày 26/3, các nhà sản xuất trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nhất trí sẽ xem xét khả năng gia hạn 6 tháng đối với thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào tháng 4/2017 nhằm bình ổn giá dầu trên thị trường thế giới, đồng thời đánh giá cao kết quả thực thi cam kết giảm sản lượng của các nước tham gia.
Tuyên bố cho rằng con số này cho thấy tất cả các bên tham gia thỏa thuận sẵn sàng hợp tác và chung tay bình ổn thị trường dầu mỏ. Ủy ban giám sát cấp bộ trưởng cũng kêu gọi tất cả các nước trong và ngoài khối đẩy nhanh tiến độ thực thi 100% cam kết cắt giảm sản lượng.
Tuyên bố chung nêu rõ thỏa thuận cắt giảm sản lương có thể được gia hạn 6 tháng, phụ thuộc vào yếu tố cung-cầu trên thị trường, trong đó có lượng dầu tồn kho trên toàn cầu.
Ủy ban giám sát đề nghị một nhóm kỹ thuật và Ban thư ký OPEC tiến hành xem xét các điều kiện của thị trường dầu mỏ để đưa ra đề xuất gia hạn thỏa thuận vào tháng 4/2017.
Trước đó, vào cuối tháng 11/2016, các nước OPEC đã đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày. Đây là thỏa thuận hạn chế sản lượng đầu tiên của khối này kể từ năm 2008.
Tháng 12/2016, 11 nước sản xuất chủ chốt khác ngoài OPEC cũng cam kết giảm sản lượng 558.000 thùng/ngày, đưa tổng mức cắt giảm trên toàn cầu lên gần 1,8 triệu thùng/ngày.
Do tình trạng dư cung trên thị trường giữa lúc nhu cầu yếu ớt, giá dầu thô thế giới đã giảm mạnh từ mức đỉnh điểm trên 100 USD/thùng hồi mùa Hè năm 2014, xuống dưới 30 USD hồi đầu năm 2016.
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã giúp đẩy giá dầu lên hơn 50 USD/thùng. Tuy nhiên, hiệu ứng tích cực này cũng đã khuyến khích các nhà sản xuất dầu từ đá phiến của Mỹ, vốn đứng ngoài thỏa thuận OPEC, đẩy mạnh các hoạt động khai thác./.
TTXVN
Relate Threads