OPEC thất bại trong nỗ lực giảm lượng dầu thừa nhưng lại kiếm bội tiền từ cắt giảm sản lượng
Thứ 5 tuần này, OPEC và một số quốc gia xuất khẩu dầu khí sẽ tổ chức cuộc họp để bàn về kế hoạch kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng. Đồng thời tại cuộc họp, các đại biểu sẽ bàn về phương hướng giải quyết "cơn lũ" dầu trên thị trường.
Ả-rập Saudi- quốc gia đứng đầu OPEC ủng hộ ý kiến kéo dài thỏa thuận cắt giảm thêm 9 tháng hơn là chỉ dừng lại 6 tháng như đã dự kiến ban đầu. Ả-rập Saudi kỳ vọng việc kéo dài thỏa thuận sẽ đẩy nhanh tiến trình tái cân bằng thị trường đồng thời ngăn chặn giá giảm xuống dưới 50 USD/thùng.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC không hề có tác dụng trong việc rút lượng dầu thừa trên thị trường khi trữ lượng dầu trên thế giới vẫn ở mức cao hơn bình thường. Thế nhưng, thỏa thuận này lại có lợi cho các nước tham gia khi doanh thu từ việc bán dầu tăng mạnh do giá dầu được đẩy lên.
Theo tính toán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), chỉ tính riêng quý I/2017, OPEC "bỏ túi" thêm 75 triệu USD so với quý IV/2016 nhờ giá dầu tăng mặc dù sản lượng giảm từ mức 33,3 triệu thùng/ngày xuống còn 31,9 triệu thùng/ngày. IEA cho rằng lợi nhuận mới là động lực chính thúc đẩy OPEC kéo dài thỏa thuận cắt giảm. Bên cạnh đó, Nga cũng hưởng một khoản hời không nhỏ từ việc giá dầu thô tăng.
OPEC và các nước đồng minh tin rằng họ sẽ tiếp tục kiếm được nhiều tiền hơn nhờ giảm khai thác dầu. Ngay cả khi những quốc gia này đều hoài nghi tính hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong việc rút lượng dầu thừa và tái cân bằng thị trường nhưng họ vẫn không hề phản đối ý kiến kéo dài kỳ hạn của thỏa thuận.
Theo một đại biểu thuộc OPEC, trong khi các bộ trưởng dầu khí của khối này đang thất bại trong cuộc chiến ngăn chặn trữ lượng dầu tăng cao thì tin vui lại đến với các bộ trưởng tài chính - khi giá dầu Brent tăng từ 46 USD lên 54 USD/thùng kể từ khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày được ký kết. Tuy nhiên, đôi lần giá dầu giảm xuống dưới mức 50 USD/thùng do các nhà đầu tư bán tháo trước quan ngại "cơn lũ" dầu trên thị trường vẫn chưa rút.
Trước những diễn biến trên thị trường, một số ý kiến trái chiều cho rằng OPEC dường như không còn kiểm soát được giá dầu. Ông Douglas Rachlin, giám đốc điều hành tại Rachlin Group nhận định tầm ảnh hưởng của OPEC lên giá dầu là không thể chối cãi. Tuy nhiên thời gian gần đây, sự ảnh hưởng của của tổ chức đã giảm sút do sự bùng nổ của dầu đá phiến Mỹ khiến OPEC khó có thể kiểm soát giá dầu.
Bằng chứng rõ nhất là đầu tháng này OPEC gửi một bức thư yêu cầu Mỹ ngừng khai thác quá nhiều dầu. Bức thư được gửi tới Mỹ trong bối cảnh sản lượng dầu đá phiến của quốc gia này liên tục tăng đặc biệt ở khu vực bang Texas và New Mexico gây nên "cơn lũ" dầu trên thị trường, phá vỡ nỗ lực ổn định giá dầu của OPEC.
Ông còn cho rằng trong tương lai gần, Mỹ sẽ là quốc gia chi phối thị trường dầu thô.
Thứ Năm tuần này, OPEC cùng một số quốc gia xuất khẩu dầu khí sẽ tổ chức cuộc họp để ra quyết định kéo dài thỏa thuận cắt giảm.
Động thái này cho thấy nỗ lực gần đây nhất của các nước trong việc nâng giá dầu và phục hồi nền kinh tế. Kết quả cuộc họp đang được theo dõi sát sao do nó ảnh hưởng tới nhiều thứ từ giá cổ phiếu của hàng loạt các công ty dầu khí lớn như Exxon Mobil Corp. đến đồng real của Brazil và trái phiếu Nigeria.
Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng nhận định nếu thỏa thuận cắt giảm duy trì đến cuối quý I/2018 thì trữ lượng dầu có thể giảm xuống mức trung bình 5 năm.
Tuy nhiên, OPEC không phải là kẻ thắng cuộc duy nhất từ thỏa thuận cắt giảm. Ngành công nghiệp khai thác dầu đá phiến của Mỹ cũng được hưởng lợi từ việc giá dầu tăng khi sản lượng khai thác của nước này đã tăng 500.000 thùng/ngày lên mức 9,3 triệu thùng/ngày. Vì vậy, nếu các OPEC và các nước xuất khẩu dầu khí đồng thuận việc kéo dài cắt giảm thì đây cũng sẽ là rủi ro lớn mà họ sẽ phải đối mặt.
Thứ 5 tuần này, OPEC và một số quốc gia xuất khẩu dầu khí sẽ tổ chức cuộc họp để bàn về kế hoạch kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng. Đồng thời tại cuộc họp, các đại biểu sẽ bàn về phương hướng giải quyết "cơn lũ" dầu trên thị trường.
Ả-rập Saudi- quốc gia đứng đầu OPEC ủng hộ ý kiến kéo dài thỏa thuận cắt giảm thêm 9 tháng hơn là chỉ dừng lại 6 tháng như đã dự kiến ban đầu. Ả-rập Saudi kỳ vọng việc kéo dài thỏa thuận sẽ đẩy nhanh tiến trình tái cân bằng thị trường đồng thời ngăn chặn giá giảm xuống dưới 50 USD/thùng.
Theo tính toán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), chỉ tính riêng quý I/2017, OPEC "bỏ túi" thêm 75 triệu USD so với quý IV/2016 nhờ giá dầu tăng mặc dù sản lượng giảm từ mức 33,3 triệu thùng/ngày xuống còn 31,9 triệu thùng/ngày. IEA cho rằng lợi nhuận mới là động lực chính thúc đẩy OPEC kéo dài thỏa thuận cắt giảm. Bên cạnh đó, Nga cũng hưởng một khoản hời không nhỏ từ việc giá dầu thô tăng.
OPEC và các nước đồng minh tin rằng họ sẽ tiếp tục kiếm được nhiều tiền hơn nhờ giảm khai thác dầu. Ngay cả khi những quốc gia này đều hoài nghi tính hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong việc rút lượng dầu thừa và tái cân bằng thị trường nhưng họ vẫn không hề phản đối ý kiến kéo dài kỳ hạn của thỏa thuận.
Theo một đại biểu thuộc OPEC, trong khi các bộ trưởng dầu khí của khối này đang thất bại trong cuộc chiến ngăn chặn trữ lượng dầu tăng cao thì tin vui lại đến với các bộ trưởng tài chính - khi giá dầu Brent tăng từ 46 USD lên 54 USD/thùng kể từ khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày được ký kết. Tuy nhiên, đôi lần giá dầu giảm xuống dưới mức 50 USD/thùng do các nhà đầu tư bán tháo trước quan ngại "cơn lũ" dầu trên thị trường vẫn chưa rút.
Trước những diễn biến trên thị trường, một số ý kiến trái chiều cho rằng OPEC dường như không còn kiểm soát được giá dầu. Ông Douglas Rachlin, giám đốc điều hành tại Rachlin Group nhận định tầm ảnh hưởng của OPEC lên giá dầu là không thể chối cãi. Tuy nhiên thời gian gần đây, sự ảnh hưởng của của tổ chức đã giảm sút do sự bùng nổ của dầu đá phiến Mỹ khiến OPEC khó có thể kiểm soát giá dầu.
Bằng chứng rõ nhất là đầu tháng này OPEC gửi một bức thư yêu cầu Mỹ ngừng khai thác quá nhiều dầu. Bức thư được gửi tới Mỹ trong bối cảnh sản lượng dầu đá phiến của quốc gia này liên tục tăng đặc biệt ở khu vực bang Texas và New Mexico gây nên "cơn lũ" dầu trên thị trường, phá vỡ nỗ lực ổn định giá dầu của OPEC.
Ông còn cho rằng trong tương lai gần, Mỹ sẽ là quốc gia chi phối thị trường dầu thô.
Thứ Năm tuần này, OPEC cùng một số quốc gia xuất khẩu dầu khí sẽ tổ chức cuộc họp để ra quyết định kéo dài thỏa thuận cắt giảm.
Động thái này cho thấy nỗ lực gần đây nhất của các nước trong việc nâng giá dầu và phục hồi nền kinh tế. Kết quả cuộc họp đang được theo dõi sát sao do nó ảnh hưởng tới nhiều thứ từ giá cổ phiếu của hàng loạt các công ty dầu khí lớn như Exxon Mobil Corp. đến đồng real của Brazil và trái phiếu Nigeria.
Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng nhận định nếu thỏa thuận cắt giảm duy trì đến cuối quý I/2018 thì trữ lượng dầu có thể giảm xuống mức trung bình 5 năm.
Tuy nhiên, OPEC không phải là kẻ thắng cuộc duy nhất từ thỏa thuận cắt giảm. Ngành công nghiệp khai thác dầu đá phiến của Mỹ cũng được hưởng lợi từ việc giá dầu tăng khi sản lượng khai thác của nước này đã tăng 500.000 thùng/ngày lên mức 9,3 triệu thùng/ngày. Vì vậy, nếu các OPEC và các nước xuất khẩu dầu khí đồng thuận việc kéo dài cắt giảm thì đây cũng sẽ là rủi ro lớn mà họ sẽ phải đối mặt.
NDH.vn
Relate Threads