OPEC tiến thoái lưỡng nan giữa thị phần với giá dầu thô

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Những diễn biến thị trường dầu gần đây có thể biện minh cho sự hiện diện của dầu đá phiến như là một hồi chuông báo động đến các thành viên OPEC mặc dù đưa ra quyết định thế nào vẫn còn tranh cãi.

Vào tuần trước, Reuters báo cáo về thỏa thuận đạt được bởi Ủy ban cấp bộ gồm các thành viên của 13 quốc gia để mở rộng thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm sáu tháng nữa. Tuy bản thảo đầu tiên của thỏa thuận này lập luận rằng cần có một mức cam kết cao đối với thỏa thuận này, nhưng trong phiên bản cuối cùng thì ủy ban đã yêu cầu Ban Thư ký của OPEC xem xét các điều kiện thị trường và nộp báo cáo vào tháng 4 năm 2017 về việc mở rộng cắt giảm sản lượng tự nguyện.

30.jpg

Lý do cho hành động như vậy là do sự gia tăng trữ lượng dầu mỏ của Mỹ trên cơ sở các báo cáo gần đây. Theo số liệu thống kê, nguồn cung dầu của Mỹ đã đạt mức chưa từng có là 528,4 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 10 tháng 3. Một vấn đề tương tự gây ảnh hưởng là giá dầu trung bình của OPEC đã rớt xuống mức thấp nhất tính cho đến năm 2017. Theo đó, giá trung bình của dầu OPEC trong tuần kết thúc vào ngày 24 tháng 3 năm 2017, đạt 48,76 USD/thùng, trong khi giá dầu trung bình vào đầu năm 2017 xoay quanh mức 52,23 USD. Những diễn biến này có thể lý giải cho sự hiện diện của dầu đá phiến, đưa ra lời cảnh báo cho OPEC; bây giờ, quyết định mà các nhà sản xuất dầu cần phải thực hiện để quản lý thị trường và giá dầu vẫn còn tranh cãi và đặt các thành viên của OPEC vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Ông Javad Yarjani, cựu quan chức của OPEC tại Iran, nhấn mạnh rằng các thành viên OPEC phải lựa chọn giữa thị phần và giá dầu, "tất cả các nước sản xuất dầu đều lo ngại về giá dầu trên toàn cầu và tuyên bố mạnh mẽ rằng giá dầu cao trong vài năm qua, do bởi các biện pháp trừng phạt lên Iran và các sự kiện chính trị ở Libya, đã giáng đòn mạnh nhất lên thị trường dầu kể từ khi họ bỏ qua những yếu tố khuyết điểm quan trọng mà xác định giá dầu trong khi các vấn đề chính trị bắt đầu thống trị thị trường."

Vào tháng 11 năm 2014, Ả-rập Xê-út đã có khả năng để đẩy dầu đá phiến Mỹ ra khỏi thị trường bằng cách không cắt giảm sản lượng của mình. Cần lưu ý rằng với những cải tiến công nghệ, chi phí sản xuất dầu đá phiến đã giảm và mặt khác, công nghệ đá phiến cho phép khả năng bắt tay vào sản xuất dầu bất cứ lúc nào. Do đó, các nước OPEC cảm thấy cấp bách để đạt được một sự nhất trí thích hợp về chính sách của họ trên thị trường dầu mỏ.

Chuyên gia dầu mỏ quốc tế cho biết Mỹ đã thực hiện bước đầu tiên trong việc điều tiết thị trường dầu cộng thêm OPEC thiếu nhiều kế hoạch cho một tổ chức thông qua, điều mà các nhà sản xuất dầu mỏ Mỹ đã trở nên thống nhất.

Yarjani mô tả Saudi Arabia như là nhà sản xuất có quyết định ảnh hưởng nhất trong OPEC cho việc thực hiện phần lớn nhất của cắt giảm sản lượng dầu để kiểm soát thị trường. Mặt khác, cần lưu ý rằng Saudi có một hoàn cảnh khác biệt trong số tất cả các thành viên OPEC vì họ phải trả chi phí sản xuất cao và bị thiệt hại nhiều nhất từ lúc giá dầu cao.

Ông đề cập đến chuyến viếng thăm gần đây của nhà vua Saudi đến các nước Đông Á và khẳng định "kết quả quan trọng nhất của chuyến thăm lần này gắn liền với tầm quan trọng của dầu mỏ khi quan chức cấp cao nhất của Saudi tới các nước Đông Á, đa số là các nước tiêu thụ dầu mỏ. Hầu hết truyền thông đều mô tả chuyến viếng thăm của nhà vua Saudi như là một biện pháp tiếp thị cho các sản phẩm dầu mỏ cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của dầu thô. Mặc dù trước cuộc Cách mạng Hồi giáo, Iran là nước đầu tiên điều hành công ty liên doanh 50-50 trong việc xây dựng một dự án lọc dầu ở Hàn Quốc để đa dạng hóa các địa điểm tiêu thụ dầu, nhưng nước này buộc phải bán cổ phiếu của mình do nhiều vấn đề khác nhau. Tại thời điểm đó, Saudi Arabia đã mua 40 phần trăm cổ phiếu với giá 500 triệu đô la.

Người đại diện trước đây của Iran tại OPEC cho biết vấn đề liên quan đến 13 quốc gia là công suất sản xuất chứ không phải là lượng dự trữ dầu mỏ. Mặt khác, cần lưu ý rằng vốn thường hướng tới một nơi mà tương đối hòa bình và ổn định. Do đó, đòi hỏi phải có sự nhất quán về chính sách trong ngành dầu mỏ nếu chúng ta muốn thu hút đầu tư nước ngoài.

Một khía cạnh khác trong lời nhận xét của ông, Javad Yarjani coi Nga như một đối tác chính của Iran trong ngành dầu khí, ông nói rằng "khối lượng giao dịch giữa Tehran và Moscow ở mức gần một tỷ đôla. Việc trao đổi trong lĩnh vực thiết bị và sản phẩm dầu mỏ của Nga nhằm đổi lấy dầu thô của Iran có thể chứng minh hiệu quả trong việc tăng cường quan hệ song phương".

Nguồn tin: xangdau.net​
 

Việc làm nổi bật

Top