Quan điểm chính sách trong vấn đề năng lượng của ông Donald Trump sẽ gây nhiều khó khăn cho OPEC.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, giới chuyên gia năng lượng nhận định rằng chiến thắng bất ngờ của ông Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng đang đặt Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vào tình thế tiến thoái lưỡng nan liên quan đến kế hoạch điều chỉnh sản lượng dầu thô, khi chỉ còn ba tuần nữa, cuộc họp thường kỳ của tổ chức này sẽ diễn ra tại Vienna.
Ngay từ giai đoạn tranh cử, ông Trump đã bày tỏ quan điểm muốn nước Mỹ hoàn toàn độc lập trong vấn đề năng lượng, đồng thời chủ trương dỡ bỏ một số hạn chế đối với việc khoan dầu. Ông cũng ủng hộ chính sách tăng cường khai thác dầu khí đá phiến và khí đốt tự nhiên.
Nếu chính sách này được thực thi, lượng cung sẽ tăng và dầu thô nhiều khả năng sẽ tiếp tục rớt giá trong dài hạn. Chiến lược năng lượng của ông Trump một mặt có thể giúp Mỹ gia tăng thị phần trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, song mặt khác nó cũng mang lại mối quan ngại không nhỏ cho OPEC.
Giới chuyên gia cho rằng kết quả của cuộc bầu cử Mỹ sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực trên thị trường dầu mỏ.
Các chính sách theo chiều hướng hỗ trợ các doanh nghiệp như các quy định trong lĩnh vực năng lượng được nới lỏng, chi phí khai thác dầu và thuế lợi nhuận công ty hứa hẹn giảm sau khi ông Trump lên nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2017 sẽ khuyến khích các công ty năng lượng Mỹ tăng cường khai thác dầu, đồng thời cho phép họ khai thác với chi phí thấp hơn.
Những yếu tố này đồng nghĩa với việc sức ép lên OPEC sẽ gia tăng. Nếu OPEC muốn hỗ trợ giá dầu, hiện dao động quanh ngưỡng 46 USD/thùng, chỉ còn một nửa so với thời điểm năm 2014, tổ chức này sẽ phải ra quyết định cắt giảm sản lượng trong cuộc họp ngày 30/11 tới.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, khoảng 52% sản lượng dầu thô của nước này, tương đương 4,9 triệu thùng/ngày, trong năm 2015 là từ dầu đá phiến.
Trong khi đó, theo số liệu của S&P Global Platts, lượng dầu thô các thành viên OPEC khai thác trong tháng 10/2016 đứng ở mức 33,54 triệu thùng/ngày.
OPEC hiện duy trì sản lượng ở mức tương đối cao, do lo ngại rằng việc họ cắt giảm sản lượng sẽ giúp các nước sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC, trong đó có Mỹ, gia tăng thị phần trên thị trường năng lượng thế giới./.
Ngay từ giai đoạn tranh cử, ông Trump đã bày tỏ quan điểm muốn nước Mỹ hoàn toàn độc lập trong vấn đề năng lượng, đồng thời chủ trương dỡ bỏ một số hạn chế đối với việc khoan dầu. Ông cũng ủng hộ chính sách tăng cường khai thác dầu khí đá phiến và khí đốt tự nhiên.
Nếu chính sách này được thực thi, lượng cung sẽ tăng và dầu thô nhiều khả năng sẽ tiếp tục rớt giá trong dài hạn. Chiến lược năng lượng của ông Trump một mặt có thể giúp Mỹ gia tăng thị phần trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, song mặt khác nó cũng mang lại mối quan ngại không nhỏ cho OPEC.
Giới chuyên gia cho rằng kết quả của cuộc bầu cử Mỹ sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực trên thị trường dầu mỏ.
Các chính sách theo chiều hướng hỗ trợ các doanh nghiệp như các quy định trong lĩnh vực năng lượng được nới lỏng, chi phí khai thác dầu và thuế lợi nhuận công ty hứa hẹn giảm sau khi ông Trump lên nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2017 sẽ khuyến khích các công ty năng lượng Mỹ tăng cường khai thác dầu, đồng thời cho phép họ khai thác với chi phí thấp hơn.
Những yếu tố này đồng nghĩa với việc sức ép lên OPEC sẽ gia tăng. Nếu OPEC muốn hỗ trợ giá dầu, hiện dao động quanh ngưỡng 46 USD/thùng, chỉ còn một nửa so với thời điểm năm 2014, tổ chức này sẽ phải ra quyết định cắt giảm sản lượng trong cuộc họp ngày 30/11 tới.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, khoảng 52% sản lượng dầu thô của nước này, tương đương 4,9 triệu thùng/ngày, trong năm 2015 là từ dầu đá phiến.
Trong khi đó, theo số liệu của S&P Global Platts, lượng dầu thô các thành viên OPEC khai thác trong tháng 10/2016 đứng ở mức 33,54 triệu thùng/ngày.
OPEC hiện duy trì sản lượng ở mức tương đối cao, do lo ngại rằng việc họ cắt giảm sản lượng sẽ giúp các nước sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC, trong đó có Mỹ, gia tăng thị phần trên thị trường năng lượng thế giới./.
TTXVN
Relate Threads