Ngày 22/6, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ bước vào một cuộc họp được cho sẽ có tác động rất lớn tới viễn cảnh của thị trường dầu.
Cuộc họp nhằm bàn thảo một nội dung quan trọng: OPEC cùng một số đối tác xuất khẩu dầu lớn của thế giới như Nga liệu có tăng sản lượng, trước đà tăng giá liên tục của dầu thời gian qua.
Giá dầu đã tăng lên đến mốc 80 USD/thùng, trước những lo ngại về nguồn cung, chủ yếu xung quanh nguy cơ Mỹ cấm vận Iran và những biến động tại Venezuela. Lúc này, hai quốc gia xuất khẩu dầu chủ chốt của thế giới là Ả rập Arabia và Nga đang thiên về khả năng sẽ bơm thêm dầu vào thị trường để hãm bớt đà tăng giá của dầu.
Tờ The National của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) trích dẫn một dự báo cho thấy, khả năng hai quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu của thế giới sẽ thuyết phục các đối tác xuât khẩu dầu truyền thống đồng ý bơm thêm 350.000 - 750.000 thùng dầu/ngày vào thị trường, giúp giá dầu có thể giảm từ 3 USD - 5 USD/thùng vào ngay quý III/2018.
Câu hỏi đặt ra là tại sao hai nước xuất khẩu dầu hàng đầu của thế giới là Saudi Arabia và Nga lại muốn tăng sản lượng vào lúc này? Bởi theo các tính toán, giá dầu phải đạt đến mức 88 USD/thùng, Ả rập Arabia mới có thể cân bằng được mức thâm thủng ngân sách hiện tại của mình.
Tuy nhiên, điều khiến quốc gia này lo sợ là nếu để giá dầu lên quá cao sẽ tạo điều kiện dầu khí đá phiến mở rộng thị phần. Ngoài ra, nguyên nhân còn quan trọng hơn đó là Riyadh được cho là đã cam kết với Tổng thống Mỹ Donald Trump về trách nhiệm giữ giá dầu đổi lại những bước đi của Mỹ đối với Iran.
Bên cạnh đó, Nga cũng muốn đạt một thỏa thuận tiếp theo với Saudi Arabia, xem đây là cách để nước này mở rộng tầm ảnh hưởng tại Trung Đông. Điều này cho thấy Nga và Saudi Arabia có thể chơi ván cờ lớn cùng nhau.
Giá dầu phải đạt đến mức 88 USD/thùng, Saudi Arabia mới có thể cân bằng được mức thâm thủng ngân sách hiện tại của mình.
Nhưng chính lúc này, OPEC được cho đang thực sự phải đối mặt với một bài toán nan giải về kiểm soát giá dầu. Nói như nhiều chuyên gia là với OPEC tưởng tăng giá dầu mới là điều khó nhưng hóa ra muốn giá dầu giảm thậm chí còn khó hơn.
Theo báo Arab Times (Kuwait), vấn đề ở chỗ chỉ có một số quốc gia muốn giảm giá dầu trong lúc này, đó là các quốc có sản lượng hàng đầu thế giới như Saudi Arabia, Kuwait, UAE hay Nga. Trong khi đa phần còn lại, không muốn tăng sản lượng, mà muốn tiếp tục tận hưởng mức giá dầu cao để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Sự bất đồng này có thể sẽ để lại những hệ quả khó lường. OPEC lo ngại nếu tổ chức này không thể tìm ra được tiếng nói thống nhất trong lúc này sẽ không còn tìm ra được sự đồng thuận nào nữa giữa các nước. Sự thống nhất vốn được xem là yếu tố mấu chốt để các quốc gia xuất khẩu dầu truyền thống giữ được sức cạnh tranh với dầu khí đá phiến. Nhiều chuyên gia nhận định, sẽ rất khó lường hệ quả thực sự của các cuộc đàm phán sắp tới.
Cuộc họp nhằm bàn thảo một nội dung quan trọng: OPEC cùng một số đối tác xuất khẩu dầu lớn của thế giới như Nga liệu có tăng sản lượng, trước đà tăng giá liên tục của dầu thời gian qua.
Giá dầu đã tăng lên đến mốc 80 USD/thùng, trước những lo ngại về nguồn cung, chủ yếu xung quanh nguy cơ Mỹ cấm vận Iran và những biến động tại Venezuela. Lúc này, hai quốc gia xuất khẩu dầu chủ chốt của thế giới là Ả rập Arabia và Nga đang thiên về khả năng sẽ bơm thêm dầu vào thị trường để hãm bớt đà tăng giá của dầu.
Tờ The National của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) trích dẫn một dự báo cho thấy, khả năng hai quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu của thế giới sẽ thuyết phục các đối tác xuât khẩu dầu truyền thống đồng ý bơm thêm 350.000 - 750.000 thùng dầu/ngày vào thị trường, giúp giá dầu có thể giảm từ 3 USD - 5 USD/thùng vào ngay quý III/2018.
Câu hỏi đặt ra là tại sao hai nước xuất khẩu dầu hàng đầu của thế giới là Saudi Arabia và Nga lại muốn tăng sản lượng vào lúc này? Bởi theo các tính toán, giá dầu phải đạt đến mức 88 USD/thùng, Ả rập Arabia mới có thể cân bằng được mức thâm thủng ngân sách hiện tại của mình.
Tuy nhiên, điều khiến quốc gia này lo sợ là nếu để giá dầu lên quá cao sẽ tạo điều kiện dầu khí đá phiến mở rộng thị phần. Ngoài ra, nguyên nhân còn quan trọng hơn đó là Riyadh được cho là đã cam kết với Tổng thống Mỹ Donald Trump về trách nhiệm giữ giá dầu đổi lại những bước đi của Mỹ đối với Iran.
Bên cạnh đó, Nga cũng muốn đạt một thỏa thuận tiếp theo với Saudi Arabia, xem đây là cách để nước này mở rộng tầm ảnh hưởng tại Trung Đông. Điều này cho thấy Nga và Saudi Arabia có thể chơi ván cờ lớn cùng nhau.
Giá dầu phải đạt đến mức 88 USD/thùng, Saudi Arabia mới có thể cân bằng được mức thâm thủng ngân sách hiện tại của mình.
Theo báo Arab Times (Kuwait), vấn đề ở chỗ chỉ có một số quốc gia muốn giảm giá dầu trong lúc này, đó là các quốc có sản lượng hàng đầu thế giới như Saudi Arabia, Kuwait, UAE hay Nga. Trong khi đa phần còn lại, không muốn tăng sản lượng, mà muốn tiếp tục tận hưởng mức giá dầu cao để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Sự bất đồng này có thể sẽ để lại những hệ quả khó lường. OPEC lo ngại nếu tổ chức này không thể tìm ra được tiếng nói thống nhất trong lúc này sẽ không còn tìm ra được sự đồng thuận nào nữa giữa các nước. Sự thống nhất vốn được xem là yếu tố mấu chốt để các quốc gia xuất khẩu dầu truyền thống giữ được sức cạnh tranh với dầu khí đá phiến. Nhiều chuyên gia nhận định, sẽ rất khó lường hệ quả thực sự của các cuộc đàm phán sắp tới.
Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads