Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) thời gian gần đây đã cố gắng hỗ trợ giá dầu bằng cách đóng băng sản lượng, nhưng họ lại đang gặp rất nhiều khó khăn với cơn nghiện dầu mỏ của các thành viên.
Đã 8 tháng trôi qua kể từ khi OPEC và 10 nước xuất khẩu dầu lớn trên thế giới ngoài tổ chức, chiếm khoảng 2% sản lượng khai thác mỗi ngày trên toàn cầu cam kết đóng băng sản lượng, đến 7/11 thành viên của tổ chức này đã phá vỡ các cam kết này.
Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu đã giảm 7,6% xuống mức 52,52 USD/thùng bất chấp những hứng khởi của các nhà đầu tư khi OPEC đồng ý đóng băng sản lượng.
Trước đây, những nhà sản xuất dầu mỏ chẳng quan tâm mấy đến sản lượng khai thác bởi họ vẫn thu được lợi nhuận khi giá mặt hàng này giảm. Nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước cũng làm hài lòng cử tri, các quốc gia này tăng cường đầu tư công cũng như chi tiêu cho quân sự mà không để ý đến nguồn thu từ dầu mỏ đang giảm.
Tất cả những gì mà các nhà sản xuất dầu lớn này quan tâm là lợi nhuận và khi giá mỗi thùng dầu giảm, họ tăng sản lượng để củng cố nguồn thu ngân sách.
Theo RBC Capital Market, tình hình giá dầu thấp hiện nay đang đe dọa đến thỏa thuận đóng băng sản lượng của OPEC khi việc nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng quá lâu trong khi giá dầu không tăng có thể làm nhiều quốc gia thành viên mất kiên nhẫn.
Trong cuộc gặp mặt tuần trước tại St. Petersburg, các thành viên OPEC và những nước xuất khẩu dầu lớn đã thảo luận về việc tại sao đóng băng sản lượng lại không khiến giá dầu đi lên như hiện nay. Các bộ trưởng năng lượng đã họp và tranh luận tại sao một số nhà sản xuất lại không chịu cắt giảm sản lượng như đã cam kết.
Hiện OPEC đang chịu sức ép rất lớn từ ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ khi nhà sản xuất mới này đã tăng sản lượng gấp đôi kể từ năm 2008, qua đó xâm chiếm thị phần của các thành viên OPEC và đẩy giá dầu xuống mức sâu. Thị phần của Opec đã giảm xuống chỉ còn 40% so với 55% hồi thập niên 1970.
Theo Goldman Sachs, OPEC và các thành viên của tổ chức này phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ, một số nước thậm chí không phát triển các mảng kinh tế khác và hậu quả là họ cần giá dầu cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Sức mạnh bị hoang phí
Trong nhiều thập niên, các thành viên OPEC nổi tiếng với chi phí khai thác dầu thấp. Thời kỳ bùng nổ giá dầu giai đoạn 2011-2014, những nước này có thể hòa vốn với giá dầu chỉ khoảng 10-40 USD/thùng. Báo cáo của Goldman thì nhận định mức giá hòa vốn của các nước này hiện nay là khoảng 10-40 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với các đối thủ đến từ Mỹ.
Thậm chí, chi phí khai thác mỗi thùng dầu tại một số vùng theo nhiều ước tính chỉ vào khoảng 3 USD, qua đó đảm bảo lợi nhuận cho các nước thành viên OPEC dù giá dầu xuống mức thấp.
Trong khoảng 2011-2014, mức giá dầu 100 USD/thùng đã bị các nước OPEC hoang phí khi chính phủ tăng cường chi tiêu cho quân sự, chi tiêu công nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như những bất ổn chính trị tại Syria. Nguyên nhân này khiến OPEC chưa tích trữ kịp nguồn lực chuẩn bị cho đợt sụt giảm giá sau này của thị trường dầu.
Ví dụ như trường hợp của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy chi phí khai thác tại đây vào khoảng 12 USD/thùng nhưng cần giá dầu ở mức 67 USD/thùng để có thể bù đắp cho các khoản chi tiêu ngân sách của mình. Trong vòng 15 năm qua, nhờ nguồn tài nguyên dầu mỏ mà ngân sách của quốc gia này đã tăng 4 lần lên hơn 114 tỷ USD.
Tuy nhiên, quốc gia dầu mỏ này lại hỗ trợ mạnh thị trường bất động sản, trợ cấp điện nước cho người dân và họ không thể cắt bỏ những khoản chi tiêu này do lo ngại biểu tình. Chi tiêu cho quân sự của UAE cũng đạt tới 23 tỷ USD mỗi năm do xung đột chính trị tại Syria cũng như do bất đồng quan điểm với 1 số quốc gia láng giềng.
Đây chính là nguyên nhân khiến UAE dù có chi phí khai thác thấp nhưng không hề muốn hạ sản lượng và là thành viên phản đối quyết định đóng băng của OPEC nhất. báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), quốc gia này mới cắt giảm 50% sản lượng đã cam kết và không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ cắt giảm tiếp.
Các quan chức của UAE cho biết những công ty khai thác dầu mỏ của họ phần lớn là liên doanh nên việc thay đổi sản lượng rất khó khăn. Tuy nhiên UAE cho biết sẽ giới hạn sản lượng dầu mỏ xuất khẩu.
Trước tình hình này, Nga và các nước thành viên khác trong OPEC đã quyết định tổ chức một cuộc họp vào ngày 7/8 tới đây nhằm thảo luận về việc tuân thủ cam kết đóng băng sản lượng của các quốc gia.
Vào tháng 11/2016, OPEC cam kết sẽ giảm 1,2 triệu thùng dầu/ngày nhằm hỗ trợ giá dầu nhưng số liệu của hãng Kpler cho thấy tính đến tháng 6/2017, xuất khẩu dầu mỏ của tổ chức này chỉ giảm có 120.000 thùng/ngày.
Kiên quyết không giảm
Mới đây, Bộ trưởng năng lượng Ecuador, ông Carlos Perez đã phát biểu trên truyền hình rằng họ sẽ không thực hiện đúng theo thỏa thuận đóng băng sản lượng nữa trước áp lực về ngân sách.
Trong khi đó, số liệu của IEA cũng cho thấy cuộc chiến với Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) khiến cam kết cắt giảm 200.000 thùng/ngày của Iraq bị phá sản. Tính đến tháng 6/2017, quốc gia này mới cắt giảm được chưa đến 50% thảo thuận.
Tại Ả Rập Xê Út, quốc gia sản xuất tới 30% lượng dầu của OPEC, tình hình cũng không tốt đẹp hơn. Khi doanh thu từ mặt hàng chủ lực này đã giảm 60% kể từ giữa năm 2014 trong khi chi tiêu công lại chỉ giảm 18%.
Hậu quả là thay vì cắt giảm chi tiêu, Ả Rập Xê Út phải rút tới 246 tỷ USd ngoại hối dự trữ cũng như phát hành thêm 17 tỷ USD trái phiếu để bù đắp cho thâm hụt ngân sách.
Theo nhiều dự đoán, Ả Rập Xê Út sẽ cạn kiệt kho dự trữ ngoại hối nếu tình hình trên vẫn còn tiếp tục trong 3 năm nữa. Thậm chí, nói chính xác thì chính quốc gia này mới là nước bị thiệt hại nặng nhất khi giá dầu thấp.
Trong những tháng năm hưởng thụ giá dầu cao, Ả Rập Xê Út đã không biết cách cân bằng giữa đầu tư quân sự và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Ngân sách cho an ninh quốc phòng của nước này đã tăng 50% trong khoảng 2010-2013 và số tiền chi cho quân sự thậm chí đạt 50 tỷ USD vào năm 2016 do cuộc chiến tại Yemen và Syria.
Bởi vậy, khi giá dầu giảm sâu, Ả Rập Xê Út buộc phải có những động thái quyết liệt như cổ phần hóa tập đoàn dầu khí quốc doanh Aramco hay chuyển hướng đầu tư sang những mảng kinh tế khác nhằm hạn chế phụ thuộc vào dầu.
Hãng luật Haynes and Boone cho biết động thái từ chối đóng băng sản lượng trước đẩy của OPEC là nhằm gia tăng thị phần và đè bẹp đối thủ Mỹ khi họ cho rằng các nhà khai thác dầu đá phiến không thể chịu nơi mức giá dưới 80 USD/thùng. Tuy nhiên, dù 250 nhà khai thác Bắc Mỹ đã phá sản nhưng hệ thống tài chính và quy trình phá sản tại đây khiến các giàn khoan vẫn bơm được dầu mỏ.
Nhờ đó, các công ty khai thác vẫn có doanh thu dù đang tái cấu trúc và khi các khoản nợ được thanh toán hết, những người chủ mới bắt đầu thu được lợi nhuận và sản lượng khai thác bắt đầu được điều chỉnh trở lại. Mới đây, những công ty dầu mỏ tại Mỹ công bố mức lợi nhuận quý cao nhất kể từ khi giá dầu giảm sâu bất chấp những khó khăn trên thị trường năng lượng.
Trước tình hình này, nhiều chuyên gia dự đoán OPEC có khả năng sẽ đặt hạn mức xuất khẩu bên cạnh đóng băng sản lượng nhằm tăng cường hỗ trợ giá dầu và đây là một trong những nguyên nhân chính khiến giá loại vàng đen này tăng 9% trong tuần qua.
Dẫu vậy, IEA cho biết có những dấu hiệu chứng tỏ sản lượng khai thác dầu của OPEC trong những tháng gần đây thậm chí tăng chứ không giảm, qua đó cho thấy tình hình ngày càng phức tạp trên thị trường dầu trong tương lai.
Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu đã giảm 7,6% xuống mức 52,52 USD/thùng bất chấp những hứng khởi của các nhà đầu tư khi OPEC đồng ý đóng băng sản lượng.
Trước đây, những nhà sản xuất dầu mỏ chẳng quan tâm mấy đến sản lượng khai thác bởi họ vẫn thu được lợi nhuận khi giá mặt hàng này giảm. Nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước cũng làm hài lòng cử tri, các quốc gia này tăng cường đầu tư công cũng như chi tiêu cho quân sự mà không để ý đến nguồn thu từ dầu mỏ đang giảm.
Theo RBC Capital Market, tình hình giá dầu thấp hiện nay đang đe dọa đến thỏa thuận đóng băng sản lượng của OPEC khi việc nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng quá lâu trong khi giá dầu không tăng có thể làm nhiều quốc gia thành viên mất kiên nhẫn.
Trong cuộc gặp mặt tuần trước tại St. Petersburg, các thành viên OPEC và những nước xuất khẩu dầu lớn đã thảo luận về việc tại sao đóng băng sản lượng lại không khiến giá dầu đi lên như hiện nay. Các bộ trưởng năng lượng đã họp và tranh luận tại sao một số nhà sản xuất lại không chịu cắt giảm sản lượng như đã cam kết.
Hiện OPEC đang chịu sức ép rất lớn từ ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ khi nhà sản xuất mới này đã tăng sản lượng gấp đôi kể từ năm 2008, qua đó xâm chiếm thị phần của các thành viên OPEC và đẩy giá dầu xuống mức sâu. Thị phần của Opec đã giảm xuống chỉ còn 40% so với 55% hồi thập niên 1970.
Theo Goldman Sachs, OPEC và các thành viên của tổ chức này phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ, một số nước thậm chí không phát triển các mảng kinh tế khác và hậu quả là họ cần giá dầu cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Sức mạnh bị hoang phí
Trong nhiều thập niên, các thành viên OPEC nổi tiếng với chi phí khai thác dầu thấp. Thời kỳ bùng nổ giá dầu giai đoạn 2011-2014, những nước này có thể hòa vốn với giá dầu chỉ khoảng 10-40 USD/thùng. Báo cáo của Goldman thì nhận định mức giá hòa vốn của các nước này hiện nay là khoảng 10-40 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với các đối thủ đến từ Mỹ.
Thậm chí, chi phí khai thác mỗi thùng dầu tại một số vùng theo nhiều ước tính chỉ vào khoảng 3 USD, qua đó đảm bảo lợi nhuận cho các nước thành viên OPEC dù giá dầu xuống mức thấp.
Trong khoảng 2011-2014, mức giá dầu 100 USD/thùng đã bị các nước OPEC hoang phí khi chính phủ tăng cường chi tiêu cho quân sự, chi tiêu công nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như những bất ổn chính trị tại Syria. Nguyên nhân này khiến OPEC chưa tích trữ kịp nguồn lực chuẩn bị cho đợt sụt giảm giá sau này của thị trường dầu.
Ví dụ như trường hợp của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy chi phí khai thác tại đây vào khoảng 12 USD/thùng nhưng cần giá dầu ở mức 67 USD/thùng để có thể bù đắp cho các khoản chi tiêu ngân sách của mình. Trong vòng 15 năm qua, nhờ nguồn tài nguyên dầu mỏ mà ngân sách của quốc gia này đã tăng 4 lần lên hơn 114 tỷ USD.
Tuy nhiên, quốc gia dầu mỏ này lại hỗ trợ mạnh thị trường bất động sản, trợ cấp điện nước cho người dân và họ không thể cắt bỏ những khoản chi tiêu này do lo ngại biểu tình. Chi tiêu cho quân sự của UAE cũng đạt tới 23 tỷ USD mỗi năm do xung đột chính trị tại Syria cũng như do bất đồng quan điểm với 1 số quốc gia láng giềng.
Đây chính là nguyên nhân khiến UAE dù có chi phí khai thác thấp nhưng không hề muốn hạ sản lượng và là thành viên phản đối quyết định đóng băng của OPEC nhất. báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), quốc gia này mới cắt giảm 50% sản lượng đã cam kết và không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ cắt giảm tiếp.
Các quan chức của UAE cho biết những công ty khai thác dầu mỏ của họ phần lớn là liên doanh nên việc thay đổi sản lượng rất khó khăn. Tuy nhiên UAE cho biết sẽ giới hạn sản lượng dầu mỏ xuất khẩu.
Trước tình hình này, Nga và các nước thành viên khác trong OPEC đã quyết định tổ chức một cuộc họp vào ngày 7/8 tới đây nhằm thảo luận về việc tuân thủ cam kết đóng băng sản lượng của các quốc gia.
Vào tháng 11/2016, OPEC cam kết sẽ giảm 1,2 triệu thùng dầu/ngày nhằm hỗ trợ giá dầu nhưng số liệu của hãng Kpler cho thấy tính đến tháng 6/2017, xuất khẩu dầu mỏ của tổ chức này chỉ giảm có 120.000 thùng/ngày.
Kiên quyết không giảm
Mới đây, Bộ trưởng năng lượng Ecuador, ông Carlos Perez đã phát biểu trên truyền hình rằng họ sẽ không thực hiện đúng theo thỏa thuận đóng băng sản lượng nữa trước áp lực về ngân sách.
Trong khi đó, số liệu của IEA cũng cho thấy cuộc chiến với Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) khiến cam kết cắt giảm 200.000 thùng/ngày của Iraq bị phá sản. Tính đến tháng 6/2017, quốc gia này mới cắt giảm được chưa đến 50% thảo thuận.
Tại Ả Rập Xê Út, quốc gia sản xuất tới 30% lượng dầu của OPEC, tình hình cũng không tốt đẹp hơn. Khi doanh thu từ mặt hàng chủ lực này đã giảm 60% kể từ giữa năm 2014 trong khi chi tiêu công lại chỉ giảm 18%.
Hậu quả là thay vì cắt giảm chi tiêu, Ả Rập Xê Út phải rút tới 246 tỷ USd ngoại hối dự trữ cũng như phát hành thêm 17 tỷ USD trái phiếu để bù đắp cho thâm hụt ngân sách.
Theo nhiều dự đoán, Ả Rập Xê Út sẽ cạn kiệt kho dự trữ ngoại hối nếu tình hình trên vẫn còn tiếp tục trong 3 năm nữa. Thậm chí, nói chính xác thì chính quốc gia này mới là nước bị thiệt hại nặng nhất khi giá dầu thấp.
Trong những tháng năm hưởng thụ giá dầu cao, Ả Rập Xê Út đã không biết cách cân bằng giữa đầu tư quân sự và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Ngân sách cho an ninh quốc phòng của nước này đã tăng 50% trong khoảng 2010-2013 và số tiền chi cho quân sự thậm chí đạt 50 tỷ USD vào năm 2016 do cuộc chiến tại Yemen và Syria.
Bởi vậy, khi giá dầu giảm sâu, Ả Rập Xê Út buộc phải có những động thái quyết liệt như cổ phần hóa tập đoàn dầu khí quốc doanh Aramco hay chuyển hướng đầu tư sang những mảng kinh tế khác nhằm hạn chế phụ thuộc vào dầu.
Hãng luật Haynes and Boone cho biết động thái từ chối đóng băng sản lượng trước đẩy của OPEC là nhằm gia tăng thị phần và đè bẹp đối thủ Mỹ khi họ cho rằng các nhà khai thác dầu đá phiến không thể chịu nơi mức giá dưới 80 USD/thùng. Tuy nhiên, dù 250 nhà khai thác Bắc Mỹ đã phá sản nhưng hệ thống tài chính và quy trình phá sản tại đây khiến các giàn khoan vẫn bơm được dầu mỏ.
Nhờ đó, các công ty khai thác vẫn có doanh thu dù đang tái cấu trúc và khi các khoản nợ được thanh toán hết, những người chủ mới bắt đầu thu được lợi nhuận và sản lượng khai thác bắt đầu được điều chỉnh trở lại. Mới đây, những công ty dầu mỏ tại Mỹ công bố mức lợi nhuận quý cao nhất kể từ khi giá dầu giảm sâu bất chấp những khó khăn trên thị trường năng lượng.
Trước tình hình này, nhiều chuyên gia dự đoán OPEC có khả năng sẽ đặt hạn mức xuất khẩu bên cạnh đóng băng sản lượng nhằm tăng cường hỗ trợ giá dầu và đây là một trong những nguyên nhân chính khiến giá loại vàng đen này tăng 9% trong tuần qua.
Dẫu vậy, IEA cho biết có những dấu hiệu chứng tỏ sản lượng khai thác dầu của OPEC trong những tháng gần đây thậm chí tăng chứ không giảm, qua đó cho thấy tình hình ngày càng phức tạp trên thị trường dầu trong tương lai.
BT
Theo Thời Đại
Theo Thời Đại
Relate Threads