Theo CNN, dữ liệu mới nhất từ OPEC cho thấy các thành viên của tổ chức đã tăng sản lượng trong tháng 3. Đây là xu hướng được đẩy mạnh nhờ các nước từ Iraq cho đến Iran, quốc gia đang tích cực sản xuất sau nhiều năm chịu lệnh trừng phạt quốc tế.
Sản lượng dầu của Iran tăng gần 140.000 thùng dầu mỗi ngày, kéo lại mức hạ hạn ngạch mà các nước như Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Lybia và Nigeria đang nỗ lực thực hiện. Ả Rập Xê Út, Kuwait và Qatar thì vẫn duy trì sản lượng ở mức tháng 2.
OPEC cảnh báo dù có giá rẻ, nhu cầu toàn cầu đối với dầu thô ra lò từ nhóm nước này rất mong manh. Một số khách hàng lớn nhất của OPEC đang chịu đựng nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và việc loại bỏ trợ cấp nhiên liệu có thể khiến nhu cầu dầu thô chịu ảnh hưởng. Ngoài ra, thời tiết ở Bắc bán cầu cũng là yếu tố làm nản lòng người mua.
“Các yếu tố tiêu cực dường như đang lớn hơn yếu tố tích cực và trong số các điểm tiêu cực có thể bao hàm chuyện nhu cầu sụt giảm. Các yếu tố trên vẫn sẽ tiếp tục như thế trong tương lai”, OPEC cho biết trong báo cáo hằng tháng.
Thị trường dầu mỏ toàn cầu đã thay đổi rất nhiều trong hai năm qua. Giá dầu thô lao dốc từ 100 USD/thùng hồi năm 2014 xuống còn 26 USD/thùng trong tháng 2 vừa qua. Kể từ tháng 2, giá cả đã phục hồi lên khoảng 40 USD/thùng. Giá giảm gây sức ép lên các nhà sản xuất với chi phí cao, khiến họ buộc lòng phải giảm chi tiêu cho một số dự án đầu tư.
Dù vậy, các nhà sản xuất lớn khác vẫn tiếp tục bơm dầu, đẩy dư cung toàn cầu lên 2,5 triệu thùng mỗi ngày trong quý đầu năm 2016. Năm ngoái, con số dư cung của quý đầu tiên chỉ là 2 triệu thùng/ngày. OPEC một lần nữa đang cố gắng trấn an thị trường khi họ sắp có kế hoạch nhóm họp với các nhà sản xuất dầu lớn khác ở Qatar, thảo luận về việc đóng băng sản lượng.
Đóng băng sản lượng là câu chuyện đã được thử nghiệm trước đó nhiều lần, nhưng không thành công. Nga và Ả Rập Xê Út từng đồng ý duy trì sản lượng ở mức tháng 1, nhưng thỏa thuận trên yêu cầu nhiều điều kiện khó khả thi. Iran cũng từng gọi thỏa thuận trên là “một trò đùa” và cho biết sẽ nâng hạn ngạch.
Sản lượng dầu của Iran tăng gần 140.000 thùng dầu mỗi ngày, kéo lại mức hạ hạn ngạch mà các nước như Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Lybia và Nigeria đang nỗ lực thực hiện. Ả Rập Xê Út, Kuwait và Qatar thì vẫn duy trì sản lượng ở mức tháng 2.
OPEC cảnh báo dù có giá rẻ, nhu cầu toàn cầu đối với dầu thô ra lò từ nhóm nước này rất mong manh. Một số khách hàng lớn nhất của OPEC đang chịu đựng nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và việc loại bỏ trợ cấp nhiên liệu có thể khiến nhu cầu dầu thô chịu ảnh hưởng. Ngoài ra, thời tiết ở Bắc bán cầu cũng là yếu tố làm nản lòng người mua.
“Các yếu tố tiêu cực dường như đang lớn hơn yếu tố tích cực và trong số các điểm tiêu cực có thể bao hàm chuyện nhu cầu sụt giảm. Các yếu tố trên vẫn sẽ tiếp tục như thế trong tương lai”, OPEC cho biết trong báo cáo hằng tháng.
Dù vậy, các nhà sản xuất lớn khác vẫn tiếp tục bơm dầu, đẩy dư cung toàn cầu lên 2,5 triệu thùng mỗi ngày trong quý đầu năm 2016. Năm ngoái, con số dư cung của quý đầu tiên chỉ là 2 triệu thùng/ngày. OPEC một lần nữa đang cố gắng trấn an thị trường khi họ sắp có kế hoạch nhóm họp với các nhà sản xuất dầu lớn khác ở Qatar, thảo luận về việc đóng băng sản lượng.
Đóng băng sản lượng là câu chuyện đã được thử nghiệm trước đó nhiều lần, nhưng không thành công. Nga và Ả Rập Xê Út từng đồng ý duy trì sản lượng ở mức tháng 1, nhưng thỏa thuận trên yêu cầu nhiều điều kiện khó khả thi. Iran cũng từng gọi thỏa thuận trên là “một trò đùa” và cho biết sẽ nâng hạn ngạch.
Thu Thảo - Báo Thanh Niên
Relate Threads