Petrolimex thu gần 4.000 tỷ nhờ bán vốn cho đối tác Nhật

Connect Unlimited

Administrator
Thành viên BQT
Tập đoàn Xăng dầu sẽ chào bán 8% vốn cho JX Nippon Oil & Energy với giá không thấp hơn 38.000 đồng một cổ phần, qua đó có được nguồn tiền tái cấu trúc công ty con ở Singapore đang thua lỗ lớn.

Thông tin trên được đưa ra tại Đại hội cổ đông thường niên 2016 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) sáng 30/3. Chủ tịch HĐQT Bùi Ngọc Bảo nêu phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ qua chào bán vốn cho đối tác chién lược Nhật Bản Tổng công ty JX Nippon Oil & Energy. Theo đó, đợt một, Petrolimex chào bán 103,5 triệu cổ phiếu phổ thông cho JX, giá bán không thấp hơn 38.000 đồng một cổ phiếu. Với mức giá này, Petrolimex sẽ thu về ít nhất 3.934 tỷ đồng. Như vậy, đối tác JX của Nhật sẽ nắm giữ 8% vốn của Tập đoàn.

petrolimex-1-8554-1459312587.jpg

Sau đợt này, JX sẽ được phát hành hơn 155 triệu cổ phiếu ưu đãi hoàn lại. Số cổ phiếu này không được quyền bầu, ứng cử... Nguồn để phát hành cổ phiếu ưu đãi này cho JX và các cổ đông hiện hữu từ lợi nhuận năm 2015 chưa phân phối. Về việc này, nhiều cổ đông lo ngại bị thiệt thòi so với đối tác JX. "Năm 2015, JX đã làm gì đâu mà lại được chia cổ phiếu thưởng cho họ. Theo tôi đây là do kỹ thuật đàm phán của chúng ta", một cổ đông tên Kiên nói.

Một nữ cổ đông trung niên khác cũng cho rằng, đáng ra trong khi đàm phán, không nên để họ được hưởng cổ phiếu ưu đãi từ lợi nhuận năm 2015 như vậy. Thay vào đó, theo cổ đông này, có thể giảm một chút giá bán thay vì 38.000 như tờ trình.

Về những băn khoăn này, Chủ tịch HĐQT Bùi Ngọc Bảo cho rằng việc JX được hưởng cổ phiếu ưu đãi là đúng theo quy định của luật. "Theo luật thì tất cả cổ đông sở hữu cổ phiếu trước ngày chốt quyền thì vẫn được hưởng cổ tức. Đặc biệt, đây là phát hành riêng lẻ nên cũng là một trong cấu thành của hợp đồng", ông nói.

Ông Bảo cũng thông tin thêm, thương vụ với JX đã đàm phán gần 2 năm, ban đầu dự tính bán 20% vốn nhưng do thị trường còn nhiều khó khăn nên tập đoàn phải tính toán lại và tỷ lệ sở hữu chỉ còn 8%.

Sau khi nắm 8% vốn (qua đợt phát hành đầu tiên), JX cũng có đại diện là ông Hitoshi Kato - Phó chủ tịch Bộ phận phát triển kinh doanh khu vực Đông Nam Á tham gia vào HĐQT của Petrolimex. Chủ tịch Petrolimex cho biết điều khoản này cũng được quy định trong hợp đồng khi đàm phán. Mặc dù thương vụ này chưa chốt và JX chưa thực sự nắm vốn của Tổng công ty nhưng HĐQT đã đưa tờ trình về việc bầu ông Kato là thành viên. Do đó, khi biểu quyết nội dung này, nhiều cổ đông nhỏ lẻ cho rằng cách bầu này "không đúng quy trình" và luật nên cần hoãn lại.

Do đó, đại diện HĐQT, ông Bảo cho biết sẽ xin ý kiến cổ đông để thông qua chủ trương cho phép JX cử một đại diện vào HĐQT thay vì bầu luôn ông Hitoshi Kato.

Theo tờ trình của HĐQT, nguồn vốn điều lệ sau tăng sẽ được bổ sung một phần nhằm cân đối vốn cho các đơn vị thành viên cũng như tái cơ cấu tài chính cho Côn ty Petrolimex Singapore. Hiện đơn vị tại Singapore của Petrolimex đang thua lỗ nghìn tỷ đồng. Dù Đại hội cổ đông vẫn thông qua đề xuất dùng vốn này để "cứu" Petrolimex Singapore nhưng vẫn có nhiều cổ đông còn băn khoăn. "Công ty ở Singapore làm lỗ khoản lớn nghìn tỷ rất là chua xót. Đương nhiên, tập đoàn đang loay hoay để làm sao bù lỗ cho đúng nguyên tắc cho họ nhưng theo tôi không nên, cứ để nó lỗ", một nữ cổ đông bày tỏ.

JX Nippon Oil & Energy thành lập năm 2010, trụ sở tại Tokyo, hoạt động trong lĩnh vực lọc dầu, bán dầu và các sản phẩ từ dầu mỏ, nhập khẩu và kinh doanh khí đốt, than đá. Petrolimex là đơn vị bán ra hơn nửa các sản phẩm từ dầu mỏ của Việt Nam. Theo các thỏa thuận đã ký, JX sẽ hỗ trợ cho Petrolimex về mặt chuyên môn như hệ thống quản lý trạm xăng và thanh toán.

Thanh Thanh Lan - Vnexpress.net​
 

Việc làm nổi bật

Top