Petronas đã chuẩn bị đưa ra đề nghị mời chào tham gia một dự án khí đốt của Malaysia dành cho Shell, ExxonMobil, PTT Exploration and Production và các công ty Nhật Bản.
Giao dịch này có thể là lớn nhất trong việc bán cổ phần ở Petronas, kể từ khi giá dầu bắt đầu giảm vào năm 2014. Mục đích của Petronas trong thương vụ này là nhằm giảm chi phí hoạt động, hạn chế tỉ lệ thất nghiệp và từ bỏ một số dự án dự kiến khó sinh lợi.
Được biết, từ tháng 2/2017 Petronas đã bắt đầu xem xét đến khả năng bán 49% cổ phần tại lô SK316 ngoài khơi bang Sarawak, Malaysia.
Trước đó, người ta đã biết rằng chính quyền bang Sarawak cũng muốn tham gia đấu giá, nhưng số tiền quá lớn so với khả năng của ngân sách địa phương.
Petronas đã bắt đầu cung cấp dữ liệu tài chính và hoạt động cho các công ty nước ngoài kể trên và hy vọng sẽ nhận được phản hồi đăng ký tham gia đấu giá trong vài tuần tới.
Công việc được thực hiện thông qua Petronas Carigali Sdn Bhd - công ty con của Petronas, vốn đang tìm kiếm đối tác có công nghệ cao và năng lực lớn cho việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng hiệu quả một loạt mỏ tiềm năng trong khối SK316.
Khí từ mỏ NC3 trong lô SK316 tỏ ra khá hấp dẫn đối với dự án xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Malaysia, được gọi là LNG 9 - một liên doanh giữa Petronas và JX Nippon Oil & Energy Corp, đã bắt đầu sản xuất thương mại trong tháng 1 năm 2017.
Năng lực sản xuất LNG của Petronas là 30 triệu tấn/năm, nhờ đó công ty này trở thành người chơi lớn nhất thị trường khu vực.
Petronas có thể sử dụng các quỹ từ việc bán phần hùn khai thác mỏ Kasawari trong cùng lô SK316.
Đây là một trong những mỏ khí đốt phi hợp nhất lớn nhất ở Malaysia và trữ lượng thu hồi được ước tính khoảng 85 tỷ m3 khí đốt.
Mỏ Kasawari đòi hỏi đầu tư đáng kể cho khai thác, do ở đó có hàm lượng CO2 cao, vì vậy công ty cần có công nghệ xử lý CO2 hiện đại.
Petronas đã đình chỉ kế hoạch khai thác các mỏ trong năm 2015, khi giá dầu và khí tự nhiên giảm mạnh.
Giao dịch này có thể là lớn nhất trong việc bán cổ phần ở Petronas, kể từ khi giá dầu bắt đầu giảm vào năm 2014. Mục đích của Petronas trong thương vụ này là nhằm giảm chi phí hoạt động, hạn chế tỉ lệ thất nghiệp và từ bỏ một số dự án dự kiến khó sinh lợi.
Trước đó, người ta đã biết rằng chính quyền bang Sarawak cũng muốn tham gia đấu giá, nhưng số tiền quá lớn so với khả năng của ngân sách địa phương.
Petronas đã bắt đầu cung cấp dữ liệu tài chính và hoạt động cho các công ty nước ngoài kể trên và hy vọng sẽ nhận được phản hồi đăng ký tham gia đấu giá trong vài tuần tới.
Công việc được thực hiện thông qua Petronas Carigali Sdn Bhd - công ty con của Petronas, vốn đang tìm kiếm đối tác có công nghệ cao và năng lực lớn cho việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng hiệu quả một loạt mỏ tiềm năng trong khối SK316.
Khí từ mỏ NC3 trong lô SK316 tỏ ra khá hấp dẫn đối với dự án xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Malaysia, được gọi là LNG 9 - một liên doanh giữa Petronas và JX Nippon Oil & Energy Corp, đã bắt đầu sản xuất thương mại trong tháng 1 năm 2017.
Năng lực sản xuất LNG của Petronas là 30 triệu tấn/năm, nhờ đó công ty này trở thành người chơi lớn nhất thị trường khu vực.
Petronas có thể sử dụng các quỹ từ việc bán phần hùn khai thác mỏ Kasawari trong cùng lô SK316.
Đây là một trong những mỏ khí đốt phi hợp nhất lớn nhất ở Malaysia và trữ lượng thu hồi được ước tính khoảng 85 tỷ m3 khí đốt.
Mỏ Kasawari đòi hỏi đầu tư đáng kể cho khai thác, do ở đó có hàm lượng CO2 cao, vì vậy công ty cần có công nghệ xử lý CO2 hiện đại.
Petronas đã đình chỉ kế hoạch khai thác các mỏ trong năm 2015, khi giá dầu và khí tự nhiên giảm mạnh.
Bá Thủy - Petrotimes.vn
Relate Threads