Sau khi phương Tây dỡ bỏ cấm vận, nền kinh tế Iran bắt đầu đi vào tiến trình hồi phục sau nhiều năm bị trì trệ. Bằng những hoạt động ngoại giao con thoi, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đang dần chứng minh với thế giới về những tiềm lực mà Tehran đang sở hữu, nhất là trong lĩnh vực dầu mỏ. Tuy nhiên, những động thái mở cửa của Chính phủ Iran đang khiến những người theo xu hướng bảo thủ e ngại.
Mới đây, khi Iran tuyên bố mở cửa cho nước ngoài tham gia vào lĩnh vực dầu mỏ, một nhóm sinh viên theo xu hướng cứng rắn đã tổ chức biểu tình trước cửa Bộ Dầu mỏ của Iran, phản đối hợp đồng cho phép nước ngoài thăm dò, cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng tại các giếng dầu cũ. Theo tuyên bố của Chính phủ Iran, hợp đồng này có lợi cho kinh tế đất nước. Cuộc biểu tình đã biến thành vụ xô xát giữa sinh viên và lực lượng chấp pháp. Tuy biểu tình đã chấm dứt nhưng sự hoài nghi về sự xâm lấn của làn sóng phương Tây vào nền kinh tế của đất nước Hồi giáo này vẫn còn tồn tại trong tư tưởng của những người theo phe bảo thủ.
Theo phe chỉ trích, rất đáng ngờ khi lịch làm việc của các quan chức dầu mỏ tại Iran trong hội nghị tổ chức vào tháng 2 tại London (Anh) bị hủy bỏ. Theo ông Ali Kardor, Phó giám đốc Công ty Dầu quốc gia Iran, việc tham gia hội nghị không cần thiết bởi tháng 5 tới, Teheran sẽ tổ chức đấu thầu đầu tư các giếng dầu. Những người chỉ trích còn cho rằng việc để phương Tây hoạt động trong lĩnh vực dầu mỏ là đánh cắp đi tài sản quốc gia. Họ cáo buộc chính phủ ông Rouhani tiếp tay cho nước ngoài khai thác các giếng dầu như tài sản riêng của cá nhân.
Trên thực tế, nền kinh tế Iran vẫn đang gặp khó khăn. Dầu mỏ mất giá nghiêm trọng khiến đời sống người dân trở nên chật vật. Theo nhiều nghiên cứu, GDP của Iran bị thiệt hại từ 15% - 20% bởi các biện pháp trừng phạt nước này phải hứng chịu trong khoảng thời gian từ năm 2006 - 2014. Là “đại gia dầu mỏ” ở Trung Đông, nắm giữ 10% trữ lượng dầu mỏ được phát hiện của thế giới, thế nhưng GDP bình quân đầu người của Iran, thay vì ngang hàng với những ông lớn khác như Saudi Arabia hay Kuwait lại chỉ nhỉnh hơn Iraq, quốc gia điêu đứng vì chiến tranh. Không chỉ có vậy, từ năm 2011, đồng tiền Iran đã bị mất giá gần 80%; tỷ lệ lạm phát trong năm 2013 và 2014 tăng từ 35% đến 50%... Hiện nay, ngành dầu mỏ Iran cần vốn đầu tư khoảng 150 tỷ USD để hồi sinh lại các giếng dầu bị xuống cấp và thúc đẩy các hoạt động khai thác hiệu quả.
Trước những chỉ trích, Tổng thống Rouhani, người kiên trì theo đuổi nỗ lực thực hiện thỏa thuận hạt nhân, vẫn khẳng định quan điểm được cho là thực dụng và đổi mới. Theo ông, đã qua cái thời xem việc mở cửa cho các nước lớn vào đầu tư là đe dọa đến an ninh lợi ích quốc gia. Lấy khôi phục kinh tế làm trọng tâm sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, Iran kỳ vọng đẩy mạnh xuất khẩu dầu khí, hội nhập trở lại vào hệ thống tài chính thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài. Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh có các dự đoán cho rằng, xuất khẩu dầu mỏ của Iran dự kiến tăng hơn 20% trong hai tháng đầu năm 2016. Theo kế hoạch xuất khẩu dầu mỏ sơ bộ của Iran, quốc gia Hồi giáo này xuất khẩu khoảng 1,5 triệu thùng/ngày trong tháng 1 và 1,44 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 2.
Mới đây, khi Iran tuyên bố mở cửa cho nước ngoài tham gia vào lĩnh vực dầu mỏ, một nhóm sinh viên theo xu hướng cứng rắn đã tổ chức biểu tình trước cửa Bộ Dầu mỏ của Iran, phản đối hợp đồng cho phép nước ngoài thăm dò, cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng tại các giếng dầu cũ. Theo tuyên bố của Chính phủ Iran, hợp đồng này có lợi cho kinh tế đất nước. Cuộc biểu tình đã biến thành vụ xô xát giữa sinh viên và lực lượng chấp pháp. Tuy biểu tình đã chấm dứt nhưng sự hoài nghi về sự xâm lấn của làn sóng phương Tây vào nền kinh tế của đất nước Hồi giáo này vẫn còn tồn tại trong tư tưởng của những người theo phe bảo thủ.
Trên thực tế, nền kinh tế Iran vẫn đang gặp khó khăn. Dầu mỏ mất giá nghiêm trọng khiến đời sống người dân trở nên chật vật. Theo nhiều nghiên cứu, GDP của Iran bị thiệt hại từ 15% - 20% bởi các biện pháp trừng phạt nước này phải hứng chịu trong khoảng thời gian từ năm 2006 - 2014. Là “đại gia dầu mỏ” ở Trung Đông, nắm giữ 10% trữ lượng dầu mỏ được phát hiện của thế giới, thế nhưng GDP bình quân đầu người của Iran, thay vì ngang hàng với những ông lớn khác như Saudi Arabia hay Kuwait lại chỉ nhỉnh hơn Iraq, quốc gia điêu đứng vì chiến tranh. Không chỉ có vậy, từ năm 2011, đồng tiền Iran đã bị mất giá gần 80%; tỷ lệ lạm phát trong năm 2013 và 2014 tăng từ 35% đến 50%... Hiện nay, ngành dầu mỏ Iran cần vốn đầu tư khoảng 150 tỷ USD để hồi sinh lại các giếng dầu bị xuống cấp và thúc đẩy các hoạt động khai thác hiệu quả.
Trước những chỉ trích, Tổng thống Rouhani, người kiên trì theo đuổi nỗ lực thực hiện thỏa thuận hạt nhân, vẫn khẳng định quan điểm được cho là thực dụng và đổi mới. Theo ông, đã qua cái thời xem việc mở cửa cho các nước lớn vào đầu tư là đe dọa đến an ninh lợi ích quốc gia. Lấy khôi phục kinh tế làm trọng tâm sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, Iran kỳ vọng đẩy mạnh xuất khẩu dầu khí, hội nhập trở lại vào hệ thống tài chính thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài. Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh có các dự đoán cho rằng, xuất khẩu dầu mỏ của Iran dự kiến tăng hơn 20% trong hai tháng đầu năm 2016. Theo kế hoạch xuất khẩu dầu mỏ sơ bộ của Iran, quốc gia Hồi giáo này xuất khẩu khoảng 1,5 triệu thùng/ngày trong tháng 1 và 1,44 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 2.
Theo: Sài Gòn Giải Phóng
Relate Threads