Tập đoàn dầu khí ExxonMobile hôm 20-7 bị khiển trách và phạt 2 triệu USD vì các hợp đồng ký với phía Nga năm 2014, thời điểm ông Rex Tillerson còn làm giám đốc điều hành, theo Reuters.
Vào năm 2014, Mỹ bắt đầu áp dụng các lệnh trừng phạt kinh tế lên công ty và cá nhân người Nga, liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine cũng như vụ sáp nhập bán đảo Crimea.
Theo đó, những công dân Mỹ hoặc người sống trên đất Mỹ bị cấm giao dịch với những cá nhân và tổ chức bị đưa vào danh sách cấm vận.
Lệnh cấm vận này dính tới Igor Sechin, người đứng đầu tập đoàn quốc doanh Rosneft của Nga. Tuy nhiên tập đoàn ExxonMobil, do ông Tillerson làm giám đốc điều hành, vẫn ký hợp đồng với phía ông Sechin - người bị cho là tuyệt đối trung thành với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cụ thể Bộ Ngân khố Mỹ bắt đầu trừng phạt ông Sechin từ tháng 4-2014. Song từ ngày 14-5-2014 tới 23-5-2014, các lãnh đạo chóp bu của ExxonMobile đã ký tám văn bản với phía Sechin.
Trong một tuyên bố ngày 20-7, Văn phòng Bộ Ngân khố Mỹ về quản lý tài sản nước ngoài (OFAC) cho rằng ExxonMobil đã “liều lĩnh bỏ qua” lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga, bằng việc ký kết với Sechin chỉ vài tuần sau khi Mỹ đưa ông này vào danh sách đen.
Đáp lại, ExxonMobile khẳng định quyết định trên “về cơ bản không công bằng”, và kiện chính quyền bang Texas nhằm đảo ngược quyết định.
Ông Alan Jeffers, người phát ngôn của ExxonMobile cho rằng tập đoàn đa quốc gia này đã tuần thủ hoàn toàn chỉ đạo của cựu tổng thống Barack Obama, rằng việc tiếp tục hợp tác lĩnh vực dầu khí với Rosneft là được chấp thuận.
Câu chuyện về ExxonMobil, xét ở góc độ nào đó, tiếp tục là một chi tiết nữa thu hút truyền thông Mỹ ở yếu tố “Nga” trong mối quan hệ với Tổng thống Donald Trump hoặc những người liên quan mật thiết với ông.
Ngoại trưởng Tillerson đã rời khỏi nhiệm vụ tại ExxonMobile từ năm 2016, và hiện đứng đầu Bộ Ngoại giao - cơ quan phụ trách chính sách đối ngoại của Mỹ, bao gồm những phần việc liên quan tới quyết định cấm vận.
Mặc dù Bộ Ngoại giao có vai trò trong việc thiết lập chính sách cấm vận đối với công ty và cá nhân nước ngoài, nhưng Reuters cho hay các cựu quan chức Mỹ cũng như chuyên gia về cấm vận nhận định rằng ít khả năng Bộ Ngoại giao có tác động quyết định tới việc phạt ExxonMobile vừa qua.
Vào năm 2014, Mỹ bắt đầu áp dụng các lệnh trừng phạt kinh tế lên công ty và cá nhân người Nga, liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine cũng như vụ sáp nhập bán đảo Crimea.
Lệnh cấm vận này dính tới Igor Sechin, người đứng đầu tập đoàn quốc doanh Rosneft của Nga. Tuy nhiên tập đoàn ExxonMobil, do ông Tillerson làm giám đốc điều hành, vẫn ký hợp đồng với phía ông Sechin - người bị cho là tuyệt đối trung thành với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cụ thể Bộ Ngân khố Mỹ bắt đầu trừng phạt ông Sechin từ tháng 4-2014. Song từ ngày 14-5-2014 tới 23-5-2014, các lãnh đạo chóp bu của ExxonMobile đã ký tám văn bản với phía Sechin.
Trong một tuyên bố ngày 20-7, Văn phòng Bộ Ngân khố Mỹ về quản lý tài sản nước ngoài (OFAC) cho rằng ExxonMobil đã “liều lĩnh bỏ qua” lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga, bằng việc ký kết với Sechin chỉ vài tuần sau khi Mỹ đưa ông này vào danh sách đen.
Đáp lại, ExxonMobile khẳng định quyết định trên “về cơ bản không công bằng”, và kiện chính quyền bang Texas nhằm đảo ngược quyết định.
Ông Alan Jeffers, người phát ngôn của ExxonMobile cho rằng tập đoàn đa quốc gia này đã tuần thủ hoàn toàn chỉ đạo của cựu tổng thống Barack Obama, rằng việc tiếp tục hợp tác lĩnh vực dầu khí với Rosneft là được chấp thuận.
Câu chuyện về ExxonMobil, xét ở góc độ nào đó, tiếp tục là một chi tiết nữa thu hút truyền thông Mỹ ở yếu tố “Nga” trong mối quan hệ với Tổng thống Donald Trump hoặc những người liên quan mật thiết với ông.
Ngoại trưởng Tillerson đã rời khỏi nhiệm vụ tại ExxonMobile từ năm 2016, và hiện đứng đầu Bộ Ngoại giao - cơ quan phụ trách chính sách đối ngoại của Mỹ, bao gồm những phần việc liên quan tới quyết định cấm vận.
Mặc dù Bộ Ngoại giao có vai trò trong việc thiết lập chính sách cấm vận đối với công ty và cá nhân nước ngoài, nhưng Reuters cho hay các cựu quan chức Mỹ cũng như chuyên gia về cấm vận nhận định rằng ít khả năng Bộ Ngoại giao có tác động quyết định tới việc phạt ExxonMobile vừa qua.
NHẬT ĐĂNG - Tuổi Trẻ
Relate Threads