Nhận thức rõ vai trò của công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang đặt công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và nằm trong 3 nhóm giải pháp đột phá của ngành.
KỲ 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHỤC VỤ NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM
Hiện nay, nhân lực cho ngành Dầu khí Việt Nam do nhiều đơn vị trong nước và nước ngoài cung ứng. Trong đó, ở trong nước, tập trung chủ yếu vào các đơn vị là: Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh; và các đơn vị trực thuộc PVN (Viện Dầu khí Việt Nam, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam, Trường Cao đẳng nghề Dầu khí, Công ty cổ phần đào tạo kỹ thuật - PVD Training).
Còn ở nước ngoài, chủ yếu các cán bộ tốt nghiệp ở các trường đào tạo dầu khí của Nga, Mỹ và Pháp... Điều này làm cho bức tranh về cung ứng nhân lực cho ngành Dầu khí Việt Nam thêm đa dạng, phong phú, tạo sự cạnh tranh và thúc đẩy phát triển sự nghiệp đào tạo nhân lực cho ngành.
Trong số các cơ sở đào tạo nêu trên, có thể nói, Trường Đại học Mỏ - Địa chất là đơn vị cung ứng nhân lực có trình độ đại học và trên đại học lớn nhất cho ngành Dầu khí Việt Nam và cũng là đơn vị duy nhất trong cả nước đào tạo tất cả các chuyên ngành, từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, chế biến dầu khí đến các lĩnh vực phụ trợ và liên quan như: quản trị kinh doanh dầu khí, công trình dầu khí, tự động hoá trong dầu khí, vv…
Hàng năm, Trường Đại học Mỏ - Địa chất (trực tiếp là Khoa Dầu khí) đào tạo khoảng 250 kỹ sư, 30 thạc sỹ, 5 tiến sỹ ở các chuyên ngành: địa vật lý dầu khí, địa chất dầu khí, khoan khai thác, thiết bị dầu khí, lọc - hóa dầu. Trong đó, có khoảng 70% ra trường được cung ứng cho PVN và các đơn vị thành viên, số còn lại làm việc cho các công ty nước ngoài và làm việc ở các lĩnh vực liên quan đến dầu khí.
PVN chính là đơn vị có tỷ lệ kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ đã tốt nghiệp ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất lớn nhất so với các trường đại học khác trong cả nước. Nhiều cán bộ do Trường Đại học Mỏ - Địa chất đào tạo hiện đang đảm đương các vị trí quan trọng trong quản lý, điều hành các đơn vị sản xuất của PVN cũng như trong các đơn vị thành viên.
Nhận thức rõ vai trò của công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, PVN đang đặt công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và nằm trong 3 nhóm giải pháp đột phá của ngành.
PVN đã xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025; đang triển khai thực hiện các giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ngang tầm với các tập đoàn dầu khí trong khu vực và trên thế giới.
Các cán bộ, công nhân viên của Tập đoàn từng bước được đào tạo, đào tạo nâng cao trình độ về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, ngoại ngữ, tin học… tại các cơ sở đào tạo trong nước và liên kết đào tạo với nước ngoài. PVN cũng chủ trương phát triển hệ thống đào tạo ở mọi cấp độ từ công nhân kỹ thuật - cao đẳng - đại học - sau đại học, tập trung chủ yếu vào các ngành chuyên sâu phục vụ cho các hoạt động dầu khí từ thượng nguồn, trung nguồn tới hạ nguồn.
Trường Đại học Mỏ - Địa chất, với tư cách là đơn vị cung ứng nhân lực trình độ đại học và sau đại học lớn nhất cho ngành Dầu khí Việt Nam cũng đã và đang có những chiến lược lâu dài trong đào tạo nhân lực ở các bậc học nhằm đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng cho ngành dầu khí. Trong đó, Nhà trường luôn xác định, con người là yếu tố quyết định của mọi thành công. Với các doanh nghiệp, nguồn nhân lực kỹ thuật luôn là nhân tố có tầm quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến các nguồn lực khác và đóng vai trò quyết định cho thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Với quan điểm giáo dục và đào tạo phải là "bạn đồng hành" của doanh nghiệp và trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, mục tiêu cụ thể của Nhà trường là phải đào tạo được những kỹ sư có đạo đức, có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng để tiếp cận và sử dụng thành thạo các trang thiết bị tiên tiến và những phần mềm chuyên dụng. Đồng thời, do đặc thù của lĩnh vực dầu khí có tính liên ngành, nên Nhà trường cũng trang bị cho người học một lượng kiến thức mang tính toàn diện, cho phép đảm đương được những phần việc chuyên môn khác nhau.
Thực tế cho thấy, sau khi tốt nghiệp, rất nhiều cán bộ đảm đương tốt những công việc thuộc nhóm chuyên môn khác với chuyên môn mình được đào tạo chính khi còn ở trong Trường.
Trong nhiều năm qua, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, mà trực tiếp là Khoa Dầu khí, với sự hỗ trợ của Tổng công ty Dầu khí - nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học các chuyên ngành dầu khí, đã gửi các sinh viên ngành dầu khí đi thực tập sản xuất và thực tập tốt nghiệp tại các đơn vị thành viên của Tập đoàn. Nhà trường chủ chương tăng cường mời các cán bộ ở các đơn vị thành viên của Tập đoàn thường xuyên phối hợp cùng các cán bộ giảng dạy của khoa hướng dẫn thực tập, hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho sinh viên hệ đại học, tham gia hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh làm luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ...
Song song với công tác đào tạo chính quy và dài hạn, Trường Đại học Mỏ - Địa chất cũng luôn quan tâm xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác với các đơn vị sản xuất trong ngành dầu khí trong việc: triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn, đào tạo bổ sung và nâng cao kiến thức chuyên ngành; triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, hợp đồng phục vụ sản xuất; mời lãnh đạo của PVN, lãnh đạo các đơn vị thành viên của PVN... tiếp xúc, đối thoại và giải đáp các thắc mắc cụ thể cho sinh viên về ngành nghề và chiến lược phát triển của ngành Dầu khí. PVN xây dựng chương trình cấp học bổng dầu khí cho các sinh viên khá giỏi của Trường. Mặt khác, PVN hỗ trợ kinh phí để Nhà trường trang bị một số thiết bị cần thiết cho các phòng thí nghiệm trọng điểm phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học cho các chuyên ngành dầu khí.
Ngoài Trường Đại học Mỏ - Địa chất, các đơn vị khác có tham gia vào công tác đào tạo nhân lực cho ngành dầu khí như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh... cũng luôn bám sát yêu cầu của ngành dầu khí để điều chỉnh và đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác đào tạo và cung ứng nhân lực cho ngành.
Như vậy có thể thấy, công tác đào tạo phục vụ cho ngành Dầu khí Việt Nam trong thời gian qua đã có những thành tích đáng khích lệ, tạo những chuyển biến tích cực cả về chiều rộng và chiều sâu, cả về chất lượng và số lượng, góp phần vô cùng quan trọng trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị là đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội cho đất nước. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, công tác đào tạo phục vụ cho ngành Dầu khí Việt Nam hiện nay chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tình hình mới. Đội ngũ chuyên gia đầu ngành còn khiêm tốn, kinh nghiệm trong tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí vùng nước sâu chưa nhiều; tiềm lực khoa học kỹ thuật còn hạn chế và đặc biệt ngành đang đứng trước nhiều thách thức to lớn.
Cụ thể là trữ lượng dầu khí thu hồi còn lại ở trong nước tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu, xa bờ; việc khai thác dầu khí có điều kiện địa chất phức tạp; các mỏ dầu trong tầng đá móng đang suy giảm nhanh; trữ lượng các mỏ dầu mới phát hiện nhỏ. Đặc biệt, tình hình biến động tài chính và giá dầu thô trên thị trường trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới.
Mặt khác, đào tạo chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ đang được áp dụng ngoài thực tiễn sản xuất, chưa gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường; cơ sở vật chất cho đào tạo còn thiếu thốn và lạc hậu; chưa thu hút được người tài cống hiến cho ngành giáo dục mà ngược lại, hiện tượng chảy máu chất xám ra các công ty nước ngoài đang có xu hướng gia tăng. Đặc biệt là chưa tạo được cơ chế đồng bộ để cán bộ giảng dạy gắn việc giảng dạy của mình với việc nắm bắt thực tiễn sản xuất và triển khai các nghiên cứu khoa học tại các cơ sở sản xuất, các viện nghiên cứu; một bộ phận nhà giáo chưa yên tâm công tác do đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn…
Những vấn đề trên đặt ra cho công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành Dầu khí Việt Nam trong thời gian tới cần phải có những thay đổi phù hợp mới có thể đáp ứng tốt yêu cầu cho sự nghiệp phát triển trong giai đoạn mới và thực hiện tốt một trong những định hướng phát triển đó là: đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò dầu khí truyền thống để bù đắp sự thiếu hụt từ khai thác dầu trong nước, tăng cường đầu tư ở khu vực nước sâu, xa bờ, gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Đồng thời tích cực đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm có hiệu quả kinh tế. Tăng cường nghiên cứu tìm kiếm, mở rộng thăm dò các nguồn năng lượng phi truyền thống (khí than, hydrate khí, dầu khí đá phiến sét...); chú trọng phát triển hóa dầu, chế biến sâu các sản phẩm khí và dịch vụ dầu khí chất lượng cao.
Đón đọc kỳ tới: Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực dầu khí
NHÓM TÁC GIẢ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT:
PGS, TS. LÊ HẢI AN - HIỆU TRƯỞNG
TS. NGUYỄN THẾ VINH - TRƯỞNG KHOA DẦU KHÍ
PGS, TS. TRẦN ĐÌNH KIÊN - TRƯỞNG BỘ MÔN KHOAN - KHAI THÁC
TS. PHẠM VĂN TUẤN - TRƯỞNG BỘ MÔN ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ
PGS, TS. PHAN THIÊN HƯƠNG - TRƯỞNG MÔN ĐỊA VẬT LÝ
TS. LÊ ĐỨC VINH - TRƯỞNG BỘ MÔN THIẾT BỊ DẦU KHÍ VÀ CÔNG TRÌNH
PGS, TS. NGUYỄN ANH DŨNG - TRƯỞNG BỘ MÔN LỌC HÓA HÓA DẦU
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Phạm Thanh Hà, Hội nhập quốc tế Việt Nam - Quá trình phát triển nhận thức, thành tựu trong thực tiễn và một số yêu cầu đặt ra, Học viện chính trị khu vực 1, Hà Nội, 03/2017.
2. TS. Lê Xuân Vệ, Nhân lực dầu khí Việt Nam: Năng lực và tiềm năng sáng tạo, PVN, 05/2015.
3. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm từ 2010 đến 2015.
4. Ban chủ nhiệm khoa Dầu khí - Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Báo cáo tổng kết công tác đào tạo tại Hội nghị Cán bộ viên chức, năm học 2013 - 2014, 2015-2016.
KỲ 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHỤC VỤ NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM
Hiện nay, nhân lực cho ngành Dầu khí Việt Nam do nhiều đơn vị trong nước và nước ngoài cung ứng. Trong đó, ở trong nước, tập trung chủ yếu vào các đơn vị là: Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh; và các đơn vị trực thuộc PVN (Viện Dầu khí Việt Nam, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam, Trường Cao đẳng nghề Dầu khí, Công ty cổ phần đào tạo kỹ thuật - PVD Training).
Còn ở nước ngoài, chủ yếu các cán bộ tốt nghiệp ở các trường đào tạo dầu khí của Nga, Mỹ và Pháp... Điều này làm cho bức tranh về cung ứng nhân lực cho ngành Dầu khí Việt Nam thêm đa dạng, phong phú, tạo sự cạnh tranh và thúc đẩy phát triển sự nghiệp đào tạo nhân lực cho ngành.
Trong số các cơ sở đào tạo nêu trên, có thể nói, Trường Đại học Mỏ - Địa chất là đơn vị cung ứng nhân lực có trình độ đại học và trên đại học lớn nhất cho ngành Dầu khí Việt Nam và cũng là đơn vị duy nhất trong cả nước đào tạo tất cả các chuyên ngành, từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, chế biến dầu khí đến các lĩnh vực phụ trợ và liên quan như: quản trị kinh doanh dầu khí, công trình dầu khí, tự động hoá trong dầu khí, vv…
Hàng năm, Trường Đại học Mỏ - Địa chất (trực tiếp là Khoa Dầu khí) đào tạo khoảng 250 kỹ sư, 30 thạc sỹ, 5 tiến sỹ ở các chuyên ngành: địa vật lý dầu khí, địa chất dầu khí, khoan khai thác, thiết bị dầu khí, lọc - hóa dầu. Trong đó, có khoảng 70% ra trường được cung ứng cho PVN và các đơn vị thành viên, số còn lại làm việc cho các công ty nước ngoài và làm việc ở các lĩnh vực liên quan đến dầu khí.
PVN chính là đơn vị có tỷ lệ kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ đã tốt nghiệp ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất lớn nhất so với các trường đại học khác trong cả nước. Nhiều cán bộ do Trường Đại học Mỏ - Địa chất đào tạo hiện đang đảm đương các vị trí quan trọng trong quản lý, điều hành các đơn vị sản xuất của PVN cũng như trong các đơn vị thành viên.
Nhận thức rõ vai trò của công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, PVN đang đặt công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và nằm trong 3 nhóm giải pháp đột phá của ngành.
Các cán bộ, công nhân viên của Tập đoàn từng bước được đào tạo, đào tạo nâng cao trình độ về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, ngoại ngữ, tin học… tại các cơ sở đào tạo trong nước và liên kết đào tạo với nước ngoài. PVN cũng chủ trương phát triển hệ thống đào tạo ở mọi cấp độ từ công nhân kỹ thuật - cao đẳng - đại học - sau đại học, tập trung chủ yếu vào các ngành chuyên sâu phục vụ cho các hoạt động dầu khí từ thượng nguồn, trung nguồn tới hạ nguồn.
Trường Đại học Mỏ - Địa chất, với tư cách là đơn vị cung ứng nhân lực trình độ đại học và sau đại học lớn nhất cho ngành Dầu khí Việt Nam cũng đã và đang có những chiến lược lâu dài trong đào tạo nhân lực ở các bậc học nhằm đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng cho ngành dầu khí. Trong đó, Nhà trường luôn xác định, con người là yếu tố quyết định của mọi thành công. Với các doanh nghiệp, nguồn nhân lực kỹ thuật luôn là nhân tố có tầm quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến các nguồn lực khác và đóng vai trò quyết định cho thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Với quan điểm giáo dục và đào tạo phải là "bạn đồng hành" của doanh nghiệp và trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, mục tiêu cụ thể của Nhà trường là phải đào tạo được những kỹ sư có đạo đức, có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng để tiếp cận và sử dụng thành thạo các trang thiết bị tiên tiến và những phần mềm chuyên dụng. Đồng thời, do đặc thù của lĩnh vực dầu khí có tính liên ngành, nên Nhà trường cũng trang bị cho người học một lượng kiến thức mang tính toàn diện, cho phép đảm đương được những phần việc chuyên môn khác nhau.
Thực tế cho thấy, sau khi tốt nghiệp, rất nhiều cán bộ đảm đương tốt những công việc thuộc nhóm chuyên môn khác với chuyên môn mình được đào tạo chính khi còn ở trong Trường.
Trong nhiều năm qua, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, mà trực tiếp là Khoa Dầu khí, với sự hỗ trợ của Tổng công ty Dầu khí - nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học các chuyên ngành dầu khí, đã gửi các sinh viên ngành dầu khí đi thực tập sản xuất và thực tập tốt nghiệp tại các đơn vị thành viên của Tập đoàn. Nhà trường chủ chương tăng cường mời các cán bộ ở các đơn vị thành viên của Tập đoàn thường xuyên phối hợp cùng các cán bộ giảng dạy của khoa hướng dẫn thực tập, hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho sinh viên hệ đại học, tham gia hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh làm luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ...
Song song với công tác đào tạo chính quy và dài hạn, Trường Đại học Mỏ - Địa chất cũng luôn quan tâm xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác với các đơn vị sản xuất trong ngành dầu khí trong việc: triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn, đào tạo bổ sung và nâng cao kiến thức chuyên ngành; triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, hợp đồng phục vụ sản xuất; mời lãnh đạo của PVN, lãnh đạo các đơn vị thành viên của PVN... tiếp xúc, đối thoại và giải đáp các thắc mắc cụ thể cho sinh viên về ngành nghề và chiến lược phát triển của ngành Dầu khí. PVN xây dựng chương trình cấp học bổng dầu khí cho các sinh viên khá giỏi của Trường. Mặt khác, PVN hỗ trợ kinh phí để Nhà trường trang bị một số thiết bị cần thiết cho các phòng thí nghiệm trọng điểm phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học cho các chuyên ngành dầu khí.
Ngoài Trường Đại học Mỏ - Địa chất, các đơn vị khác có tham gia vào công tác đào tạo nhân lực cho ngành dầu khí như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh... cũng luôn bám sát yêu cầu của ngành dầu khí để điều chỉnh và đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác đào tạo và cung ứng nhân lực cho ngành.
Như vậy có thể thấy, công tác đào tạo phục vụ cho ngành Dầu khí Việt Nam trong thời gian qua đã có những thành tích đáng khích lệ, tạo những chuyển biến tích cực cả về chiều rộng và chiều sâu, cả về chất lượng và số lượng, góp phần vô cùng quan trọng trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị là đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội cho đất nước. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, công tác đào tạo phục vụ cho ngành Dầu khí Việt Nam hiện nay chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tình hình mới. Đội ngũ chuyên gia đầu ngành còn khiêm tốn, kinh nghiệm trong tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí vùng nước sâu chưa nhiều; tiềm lực khoa học kỹ thuật còn hạn chế và đặc biệt ngành đang đứng trước nhiều thách thức to lớn.
Cụ thể là trữ lượng dầu khí thu hồi còn lại ở trong nước tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu, xa bờ; việc khai thác dầu khí có điều kiện địa chất phức tạp; các mỏ dầu trong tầng đá móng đang suy giảm nhanh; trữ lượng các mỏ dầu mới phát hiện nhỏ. Đặc biệt, tình hình biến động tài chính và giá dầu thô trên thị trường trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới.
Mặt khác, đào tạo chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ đang được áp dụng ngoài thực tiễn sản xuất, chưa gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường; cơ sở vật chất cho đào tạo còn thiếu thốn và lạc hậu; chưa thu hút được người tài cống hiến cho ngành giáo dục mà ngược lại, hiện tượng chảy máu chất xám ra các công ty nước ngoài đang có xu hướng gia tăng. Đặc biệt là chưa tạo được cơ chế đồng bộ để cán bộ giảng dạy gắn việc giảng dạy của mình với việc nắm bắt thực tiễn sản xuất và triển khai các nghiên cứu khoa học tại các cơ sở sản xuất, các viện nghiên cứu; một bộ phận nhà giáo chưa yên tâm công tác do đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn…
Những vấn đề trên đặt ra cho công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành Dầu khí Việt Nam trong thời gian tới cần phải có những thay đổi phù hợp mới có thể đáp ứng tốt yêu cầu cho sự nghiệp phát triển trong giai đoạn mới và thực hiện tốt một trong những định hướng phát triển đó là: đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò dầu khí truyền thống để bù đắp sự thiếu hụt từ khai thác dầu trong nước, tăng cường đầu tư ở khu vực nước sâu, xa bờ, gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Đồng thời tích cực đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm có hiệu quả kinh tế. Tăng cường nghiên cứu tìm kiếm, mở rộng thăm dò các nguồn năng lượng phi truyền thống (khí than, hydrate khí, dầu khí đá phiến sét...); chú trọng phát triển hóa dầu, chế biến sâu các sản phẩm khí và dịch vụ dầu khí chất lượng cao.
Đón đọc kỳ tới: Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực dầu khí
NHÓM TÁC GIẢ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT:
PGS, TS. LÊ HẢI AN - HIỆU TRƯỞNG
TS. NGUYỄN THẾ VINH - TRƯỞNG KHOA DẦU KHÍ
PGS, TS. TRẦN ĐÌNH KIÊN - TRƯỞNG BỘ MÔN KHOAN - KHAI THÁC
TS. PHẠM VĂN TUẤN - TRƯỞNG BỘ MÔN ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ
PGS, TS. PHAN THIÊN HƯƠNG - TRƯỞNG MÔN ĐỊA VẬT LÝ
TS. LÊ ĐỨC VINH - TRƯỞNG BỘ MÔN THIẾT BỊ DẦU KHÍ VÀ CÔNG TRÌNH
PGS, TS. NGUYỄN ANH DŨNG - TRƯỞNG BỘ MÔN LỌC HÓA HÓA DẦU
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Phạm Thanh Hà, Hội nhập quốc tế Việt Nam - Quá trình phát triển nhận thức, thành tựu trong thực tiễn và một số yêu cầu đặt ra, Học viện chính trị khu vực 1, Hà Nội, 03/2017.
2. TS. Lê Xuân Vệ, Nhân lực dầu khí Việt Nam: Năng lực và tiềm năng sáng tạo, PVN, 05/2015.
3. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm từ 2010 đến 2015.
4. Ban chủ nhiệm khoa Dầu khí - Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Báo cáo tổng kết công tác đào tạo tại Hội nghị Cán bộ viên chức, năm học 2013 - 2014, 2015-2016.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Relate Threads