Nhiều nhà phân tích cảnh báo thỏa thuận có thể là ẩn họa cho Philippines, bao gồm cả khả năng mất chủ quyền.
Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jose Santiago Santa Romana ngày 9.4 cho biết Manila mong muốn đạt thỏa thuận khai thác dầu và khí đốt với Bắc Kinh tại Biển Đông trong ít tháng tới.
Phát biểu trong cuộc họp báo ở đảo Hải Nam, Trung Quốc ngày 9.4, ông Romana nói: "Chúng tôi đang cố gắng để đạt thỏa thuận trong khoảng vài tháng tới".
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 10.4
Đại sứ Philippines cho biết đã có thiện chí chính trị để đạt thỏa thuận, nhưng cả hai bên đều cần thời gian để đảm bảo đáp ứng các mục tiêu. Ông nhấn mạnh Philippines muốn tăng cường an ninh năng lượng của mình, theo Reuters.
Phát biểu của ông Romana đưa ra không lâu sau khi quan chức hai nước thông báo nhất trí theo đuổi khai thác dầu mỏ và khí đốt chung dựa trên "khung pháp lý phù hợp" ở Biển Đông.
Vấn đề khai thác chung thời gian qua trở thành đề tài tranh luận của giới chuyên gia. Nhiều nhà phân tích cảnh báo thỏa thuận có thể là ẩn họa cho Philippines, bao gồm cả khả năng mất chủ quyền. Một số chính trị gia Philippines cũng lo ngại kế hoạch này.
Trả lời phỏng vấn Thanh Niên, ông Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và luật Biển tại Đại học Philippines, cho rằng dù cuối cùng thỏa thuận có được ký hay không thì chỉ riêng chuyện Philippines chấp nhận đàm phán cũng đủ vô hiệu hóa nỗ lực tự thăm dò và khai thác của nước này. Như vậy, Trung Quốc ít nhất sẽ đạt mục tiêu ngăn cản hoạt động dầu khí của các bên khác tại những khu vực mà nước này áp đặt chủ quyền phi pháp.
Trong khi đó, PGS.TS Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), nhận định: “Với thái độ cứng rắn của Trung Quốc, không có khả năng Philippines đạt được thỏa thuận khai thác chung mà không mất chủ quyền quốc gia. Nếu không thực hiện thỏa thuận sau khi ký kết, Philippines không những đối mặt với sức ép quân sự mà còn chịu nhiều thiệt hại kinh tế từ những đòn trừng phạt của Trung Quốc”.
Cũng trong ngày 9.4, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã lên đường sang Trung Quốc dự diễn đàn Bác Ngao. Ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 10.4.
Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jose Santiago Santa Romana ngày 9.4 cho biết Manila mong muốn đạt thỏa thuận khai thác dầu và khí đốt với Bắc Kinh tại Biển Đông trong ít tháng tới.
Phát biểu trong cuộc họp báo ở đảo Hải Nam, Trung Quốc ngày 9.4, ông Romana nói: "Chúng tôi đang cố gắng để đạt thỏa thuận trong khoảng vài tháng tới".
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 10.4
Phát biểu của ông Romana đưa ra không lâu sau khi quan chức hai nước thông báo nhất trí theo đuổi khai thác dầu mỏ và khí đốt chung dựa trên "khung pháp lý phù hợp" ở Biển Đông.
Vấn đề khai thác chung thời gian qua trở thành đề tài tranh luận của giới chuyên gia. Nhiều nhà phân tích cảnh báo thỏa thuận có thể là ẩn họa cho Philippines, bao gồm cả khả năng mất chủ quyền. Một số chính trị gia Philippines cũng lo ngại kế hoạch này.
Trả lời phỏng vấn Thanh Niên, ông Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và luật Biển tại Đại học Philippines, cho rằng dù cuối cùng thỏa thuận có được ký hay không thì chỉ riêng chuyện Philippines chấp nhận đàm phán cũng đủ vô hiệu hóa nỗ lực tự thăm dò và khai thác của nước này. Như vậy, Trung Quốc ít nhất sẽ đạt mục tiêu ngăn cản hoạt động dầu khí của các bên khác tại những khu vực mà nước này áp đặt chủ quyền phi pháp.
Trong khi đó, PGS.TS Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), nhận định: “Với thái độ cứng rắn của Trung Quốc, không có khả năng Philippines đạt được thỏa thuận khai thác chung mà không mất chủ quyền quốc gia. Nếu không thực hiện thỏa thuận sau khi ký kết, Philippines không những đối mặt với sức ép quân sự mà còn chịu nhiều thiệt hại kinh tế từ những đòn trừng phạt của Trung Quốc”.
Cũng trong ngày 9.4, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã lên đường sang Trung Quốc dự diễn đàn Bác Ngao. Ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 10.4.
thanhnien.vn
Relate Threads