Giai đoạn bắt đầu “bết bát” của PVC cũng là thời điểm Tổng Công ty được điều hành bởi Chủ tịch HĐQT Trịnh Xuân Thanh, người đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đang được dư luận quan tâm vì gắn biển xanh cho siêu xe Lexus.
Ông Trịnh Xuân Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang - từng giải thích xe này do ông mượn của người bạn, biển kiểm soát 29A-79093, được mang từ Hà Nội vào sử dụng.
Thời điểm PVC được điều hành bởi Chủ tịch HĐQT Trịnh Xuân Thanh, thị trường BĐS không thuận lợi, việc đầu tư dàn trải vào các công ty con, công ty liên kết và đầu tư tài chính đã khiến Tổng CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) liên tục gặp khó khăn kể từ năm 2011.
Theo báo cáo tài chính quý 1/2016 của công ty mẹ, PVC đều ghi nhận sự sụt giảm về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, doanh thu thuần trong kỳ chỉ đạt 1.535 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ, nhưng giá vốn đạt mức giảm 26% nên lãi gộp tăng mạnh 160% lên 55 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế trong quý 1 chỉ đạt 1,5 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ trong bối cảnh chi phí tài chính chiếm 22,5 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vọt lên 37,2 tỷ đồng.
Hậu quả của những năm chạy đua đầu tư ngoài ngành, cuối quý 1/2016, PVC phải trích lập dự phòng giảm giá kinh doanh chứng khoán gần 164 tỷ đồng, tăng gần 6 tỷ đồng so với đầu năm, dự phòng phải thu khó đòi hơn 814 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng, dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cũng nhích lên con số 1.478 tỷ đồng.
Theo báo cáo quản trị công ty năm 2015 của PVC, trong năm 2015, Tổng công ty đã cố gắng xử lý các vướng mắc liên quan đến tài khoản chuyên chi của PVC tại OceanBank liên quan đến nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, hoàn thành chuyển tài khoản sang PVCombank.
PVC đã thực hiện giải tỏa được 280,11 tỷ đồng nghĩa vụ bảo lãnh đối với các khoản vay tại các đơn vị thành viên gồm: PVC-MT, PVC-IMICO, PVC-SG, tuy nhiên theo báo cáo, PVC vẫn chưa thể giải tỏa nghĩa vụ bảo lãnh đối với các khoản vay của PVC-Kinh Bắc, PVC-HN…
Tổng dư nợ vay vốn của các đơn vị có bảo lãnh của PVC tại thời điểm 31/12/2015 lên đến 288,23 tỷ đồng, nhưng chưa bao gồm 91,36 tỷ đồng PVC đã bị các ngân hàng siết nợ.
Về các khoản vay ủy thác tập đoàn qua Oceanbank, tổng dư nợ đến 31/12/2015 là 955,03 tỷ đồng và được gia hạn đến 31/12/2017 với lãi suất 2,4% kể từ thời điểm không trả được lãi đến ngày 31/12/2014 và 1% từ ngày 01/01/2015.
Tình hình khó khăn buộc PVC phải thành lập Ban tái cơ cấu và xử lý nợ trực thuộc Tổng Công ty, đồng thời phải “tháo chạy” tại 5 đơn vị gồm: CTCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex-PVC, CTCP Hồng Hà Dầu khí, CTCP Xây dựng Sông Hồng, PVLand, và PVME với mức lỗ 22,68 tỷ đồng.
Thực tế PVC gặp khó khăn từ năm 2011, đỉnh điểm là khi Sở GDCK Hà Nội đưa mã cổ phiếu PVX của công ty vào diện kiểm soát do thua lỗ trong 2 năm liên tiếp 2011 và 2012.
Tại phiên giao dịch ngày 09/06/2016, cổ phiếu này chỉ có mức giá 2.500 đồng/cổ phiếu.
Thống kê lịch sử giao dịch cho thấy, cổ phiếu PVX rớt xuống dưới mức mệnh giá 10.000 đồng lần đầu tiên vào ngày 16/08/2011 và luôn được giao dịch dưới mệnh giá kể từ đó đến nay.
Dòng tiền của PVC đã bị âm liên tục trong năm 2011, 2012 do PVC phụ thuộc dòng tiền hoạt động tài chính từ vay nợ và phát hành cổ phiếu bổ sung để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu đầu tư.
Trong năm 2012, Tập đoàn dầu khí đã phải chi 1.100 tỷ đồng để mua lại phần lớn số cổ phiếu phát hành thêm, nhờ đó giảm mức độ thâm hụt dòng tiền của PVC.
Giai đoạn bắt đầu “bết bát” của PVC cũng là thời điểm Tổng Công ty được điều hành bởi Chủ tịch HĐQT Trịnh Xuân Thanh, người đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Năm 2014, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 49/TB - VPCP ngày 25/1/2014 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân trong việc kinh doanh thua lỗ, gây khó khăn cho PVN của PVC.
Khi đó, ông Thanh vừa rời ghế Chủ tịch HĐQT PVC được vài tháng và được Bộ Công thương bổ nhiệm làm Trưởng đại diện văn phòng miền Trung của Bộ này ở Đà Nẵng vào tháng 7/2013, sau đó là Vụ trưởng, Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng thuộc Bộ Công thương. Từ tháng 5/2015, ông Thanh được luân chuyển về Hậu Giang và được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.
Bản tin Thời sự 19h tối qua (9/6) của VTV1 vừa đưa tin về ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng liên quan đến bài báo của Báo Thanh Niên:“Xe tư nhân gắn biển số xanh và “di sản” của Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang" Trịnh Xuân Thanh”.
Theo đó, Tổng bí thư giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Công an, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương, Tỉnh ủy Hậu Giang và Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung mà Báo Thanh Niên đã nêu.
Thời điểm PVC được điều hành bởi Chủ tịch HĐQT Trịnh Xuân Thanh, thị trường BĐS không thuận lợi, việc đầu tư dàn trải vào các công ty con, công ty liên kết và đầu tư tài chính đã khiến Tổng CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) liên tục gặp khó khăn kể từ năm 2011.
Theo báo cáo tài chính quý 1/2016 của công ty mẹ, PVC đều ghi nhận sự sụt giảm về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, doanh thu thuần trong kỳ chỉ đạt 1.535 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ, nhưng giá vốn đạt mức giảm 26% nên lãi gộp tăng mạnh 160% lên 55 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế trong quý 1 chỉ đạt 1,5 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ trong bối cảnh chi phí tài chính chiếm 22,5 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vọt lên 37,2 tỷ đồng.
Hậu quả của những năm chạy đua đầu tư ngoài ngành, cuối quý 1/2016, PVC phải trích lập dự phòng giảm giá kinh doanh chứng khoán gần 164 tỷ đồng, tăng gần 6 tỷ đồng so với đầu năm, dự phòng phải thu khó đòi hơn 814 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng, dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cũng nhích lên con số 1.478 tỷ đồng.
Theo báo cáo quản trị công ty năm 2015 của PVC, trong năm 2015, Tổng công ty đã cố gắng xử lý các vướng mắc liên quan đến tài khoản chuyên chi của PVC tại OceanBank liên quan đến nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, hoàn thành chuyển tài khoản sang PVCombank.
PVC đã thực hiện giải tỏa được 280,11 tỷ đồng nghĩa vụ bảo lãnh đối với các khoản vay tại các đơn vị thành viên gồm: PVC-MT, PVC-IMICO, PVC-SG, tuy nhiên theo báo cáo, PVC vẫn chưa thể giải tỏa nghĩa vụ bảo lãnh đối với các khoản vay của PVC-Kinh Bắc, PVC-HN…
Tổng dư nợ vay vốn của các đơn vị có bảo lãnh của PVC tại thời điểm 31/12/2015 lên đến 288,23 tỷ đồng, nhưng chưa bao gồm 91,36 tỷ đồng PVC đã bị các ngân hàng siết nợ.
Tình hình khó khăn buộc PVC phải thành lập Ban tái cơ cấu và xử lý nợ trực thuộc Tổng Công ty, đồng thời phải “tháo chạy” tại 5 đơn vị gồm: CTCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex-PVC, CTCP Hồng Hà Dầu khí, CTCP Xây dựng Sông Hồng, PVLand, và PVME với mức lỗ 22,68 tỷ đồng.
Thực tế PVC gặp khó khăn từ năm 2011, đỉnh điểm là khi Sở GDCK Hà Nội đưa mã cổ phiếu PVX của công ty vào diện kiểm soát do thua lỗ trong 2 năm liên tiếp 2011 và 2012.
Tại phiên giao dịch ngày 09/06/2016, cổ phiếu này chỉ có mức giá 2.500 đồng/cổ phiếu.
Thống kê lịch sử giao dịch cho thấy, cổ phiếu PVX rớt xuống dưới mức mệnh giá 10.000 đồng lần đầu tiên vào ngày 16/08/2011 và luôn được giao dịch dưới mệnh giá kể từ đó đến nay.
Dòng tiền của PVC đã bị âm liên tục trong năm 2011, 2012 do PVC phụ thuộc dòng tiền hoạt động tài chính từ vay nợ và phát hành cổ phiếu bổ sung để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu đầu tư.
Trong năm 2012, Tập đoàn dầu khí đã phải chi 1.100 tỷ đồng để mua lại phần lớn số cổ phiếu phát hành thêm, nhờ đó giảm mức độ thâm hụt dòng tiền của PVC.
Giai đoạn bắt đầu “bết bát” của PVC cũng là thời điểm Tổng Công ty được điều hành bởi Chủ tịch HĐQT Trịnh Xuân Thanh, người đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Năm 2014, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 49/TB - VPCP ngày 25/1/2014 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân trong việc kinh doanh thua lỗ, gây khó khăn cho PVN của PVC.
Khi đó, ông Thanh vừa rời ghế Chủ tịch HĐQT PVC được vài tháng và được Bộ Công thương bổ nhiệm làm Trưởng đại diện văn phòng miền Trung của Bộ này ở Đà Nẵng vào tháng 7/2013, sau đó là Vụ trưởng, Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng thuộc Bộ Công thương. Từ tháng 5/2015, ông Thanh được luân chuyển về Hậu Giang và được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.
Bản tin Thời sự 19h tối qua (9/6) của VTV1 vừa đưa tin về ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng liên quan đến bài báo của Báo Thanh Niên:“Xe tư nhân gắn biển số xanh và “di sản” của Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang" Trịnh Xuân Thanh”.
Theo đó, Tổng bí thư giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Công an, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương, Tỉnh ủy Hậu Giang và Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung mà Báo Thanh Niên đã nêu.
Theo Infonet
Relate Threads