Ngoại trừ Trịnh Xuân Thanh xin rút kháng cáo kêu oan trước khi xét xử phúc thẩm, các bị cáo nguyên là lãnh đạo PVN, PVC (PVN nắm trên 50% cổ phần) đều nhận có sai phạm nhưng xin giảm hình phạt, đặc biệt là quyết liệt xin giảm… tiền bồi thường.
Bị cáo Vũ Đức Thuận trả lời HĐXX ngày 7-5 - Ảnh: Gia Minh
Trong phiên xử ngày 7-5, HĐXX phúc thẩm Tòa án nhân dân TP Hà Nội tập trung phần lớn nội dung xét hỏi các bị cáo kháng cáo về nguyên nhân kháng cáo và các tình tiết, nội dung để xem xét việc kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và mức tiền bồi thường trách nhiệm dân sự trong vụ án.
Được mời ký chứ không chủ động?
Trong vụ án này, theo kết quả điều tra và cáo trạng truy tố, hành vi vi phạm của 22 bị cáo đã gây thiệt hại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hơn 119,8 tỉ đồng và Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) gần 12 tỉ đồng.
Các bị cáo đã thông qua các hợp đồng trị giá tới 1,2 tỉ USD xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 và Quảng Trạch 1 để cố ý làm trái và tham ô, gây thiệt hại tổng số hơn 130 tỉ đồng như trên.
Điều đáng nói là trong hợp đồng trị giá tới 1,2 tỉ USD này, bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên tổng giám đốc PVC) lại khẳng định mình "được mời" ký chứ không chủ động. Dù hồ sơ "gần như bằng không" khi tất cả yếu tố quan trọng trong một dự án đều không có hoặc không đầy đủ, nhưng bị cáo Thuận vẫn "vui vẻ, hạnh phúc" ký.
"Trách nhiệm là của chủ đầu tư (PVN), họ mời ký thì bị cáo ký. Bị cáo không những không gây hại mà còn làm lợi cho PVC khi có tiền tạm ứng trả cho ngân hàng, có việc làm cho hàng ngàn lao động trong vài năm. Thiệt hại là thiệt hại cho PVN, PVC không có thiệt hại" - bị cáo Thuận thản nhiên nói, dù PVC là công ty con thuộc PVN.
Tuy nhiên, trong phiên xử ngày 7-5, từ bị cáo Đinh La Thăng (nguyên chủ tịch HĐTV PVN), Phùng Đình Thực (tổng giám đốc PVN) và hầu hết các bị cáo đều cho rằng mình bị kết án quá nặng, mức bồi thường quá cao so với tính chất, mức độ vi phạm của mình.
Bị cáo Đinh La Thăng trình bày: "Bản án sơ thẩm chưa xem xét đầy đủ, toàn diện, khách quan và giới hạn phạm vi, trách nhiệm của tôi cũng như dựa vào kết quả giám định thiệt hại của vụ án chưa đảm bảo căn cứ pháp lý, dẫn đến việc đánh giá về vai trò, trách nhiệm của tôi chưa phù hợp, công bằng, quyết định mức hình phạt quá nghiêm khắc".
'Xin giảm nhẹ bồi thường thì thiệt hại ai chịu?'
Bị cáo Phùng Đình Thực cho rằng do không có chuyên môn về quản lý kinh tế, tài chính nên không biết các vi phạm, thiếu sót, nếu biết đã không ký.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (nguyên phó chủ tịch HĐQT PVC) là người tỏ ra "tội nghiệp" nhất khi trình bày không biết gì về các sai phạm của PVC, do cả nể, dễ tính nên Trịnh Xuân Thanh ủy quyền ký gì thì ký đó, nhiều lúc còn không biết nội dung.
Bị cáo Đinh La Thăng trong phiên xử ngày 7-5 - Ảnh: Gia Minh
Vũ Đức Thuận xác nhận lời khai của bị cáo Quý, khẳng định: Dù bị cáo Trịnh Xuân Thanh ở nhà hay đi vắng đều ủy quyền cho bị cáo Quý ký hết. Bị cáo Quý dễ dãi, đưa gì ký nấy chứ không biết thật.
Về phần mình, sau hai lần thay đổi nội dung kháng cáo, lúc đầu không kháng cáo mức bồi thường, sau lại kháng cáo rồi rút, cuối cùng Vũ Đức Thuận lại xin giảm mức bồi thường.
Đại diện viện kiểm sát hỏi lý do, bị cáo Thuận đáp: "Bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt được thì xin giảm mức bồi thường luôn".
Nhân vật bị cấp sơ thẩm tuyên mức án nhẹ nhất là Trương Quốc Dũng (nguyên phó tổng giám đốc PVC) bị phạt 17 tháng tù về tội cố ý làm trái, bồi thường 2,3 tỉ đồng và chịu án phí hơn 79 triệu đồng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, mức bồi thường và án phí.
Các bị cáo còn lại đều xin giảm nhẹ hình phạt, số tiền bồi thường vì các tình tiết giảm nhẹ và vai trò hạn chế trong vụ án.
Đại diện viện kiểm sát hỏi các bị cáo: "Các bị cáo đều xác nhận có hành vi vi phạm, gây thiệt hại. Đã gây thiệt hại thì phải bồi thường, nếu các bị cáo xin giảm mức bồi thường thì số tiền đó ai chịu?".
Bị cáo Quý ấp úng trả lời: "Nếu phải bồi thường, bị cáo sẽ về nói vợ con ra khỏi nhà, đi thuê nhà trọ ở để bán nhà bồi thường được bao nhiêu thì được. Giờ bị cáo già yếu, bệnh tật nhiều, không có tiền để bồi thường".
Bị cáo Vũ Đức Thuận trả lời HĐXX ngày 7-5 - Ảnh: Gia Minh
Được mời ký chứ không chủ động?
Trong vụ án này, theo kết quả điều tra và cáo trạng truy tố, hành vi vi phạm của 22 bị cáo đã gây thiệt hại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hơn 119,8 tỉ đồng và Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) gần 12 tỉ đồng.
Các bị cáo đã thông qua các hợp đồng trị giá tới 1,2 tỉ USD xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 và Quảng Trạch 1 để cố ý làm trái và tham ô, gây thiệt hại tổng số hơn 130 tỉ đồng như trên.
Điều đáng nói là trong hợp đồng trị giá tới 1,2 tỉ USD này, bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên tổng giám đốc PVC) lại khẳng định mình "được mời" ký chứ không chủ động. Dù hồ sơ "gần như bằng không" khi tất cả yếu tố quan trọng trong một dự án đều không có hoặc không đầy đủ, nhưng bị cáo Thuận vẫn "vui vẻ, hạnh phúc" ký.
"Trách nhiệm là của chủ đầu tư (PVN), họ mời ký thì bị cáo ký. Bị cáo không những không gây hại mà còn làm lợi cho PVC khi có tiền tạm ứng trả cho ngân hàng, có việc làm cho hàng ngàn lao động trong vài năm. Thiệt hại là thiệt hại cho PVN, PVC không có thiệt hại" - bị cáo Thuận thản nhiên nói, dù PVC là công ty con thuộc PVN.
Tuy nhiên, trong phiên xử ngày 7-5, từ bị cáo Đinh La Thăng (nguyên chủ tịch HĐTV PVN), Phùng Đình Thực (tổng giám đốc PVN) và hầu hết các bị cáo đều cho rằng mình bị kết án quá nặng, mức bồi thường quá cao so với tính chất, mức độ vi phạm của mình.
Bị cáo Đinh La Thăng trình bày: "Bản án sơ thẩm chưa xem xét đầy đủ, toàn diện, khách quan và giới hạn phạm vi, trách nhiệm của tôi cũng như dựa vào kết quả giám định thiệt hại của vụ án chưa đảm bảo căn cứ pháp lý, dẫn đến việc đánh giá về vai trò, trách nhiệm của tôi chưa phù hợp, công bằng, quyết định mức hình phạt quá nghiêm khắc".
'Xin giảm nhẹ bồi thường thì thiệt hại ai chịu?'
Bị cáo Phùng Đình Thực cho rằng do không có chuyên môn về quản lý kinh tế, tài chính nên không biết các vi phạm, thiếu sót, nếu biết đã không ký.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (nguyên phó chủ tịch HĐQT PVC) là người tỏ ra "tội nghiệp" nhất khi trình bày không biết gì về các sai phạm của PVC, do cả nể, dễ tính nên Trịnh Xuân Thanh ủy quyền ký gì thì ký đó, nhiều lúc còn không biết nội dung.
Bị cáo Đinh La Thăng trong phiên xử ngày 7-5 - Ảnh: Gia Minh
Về phần mình, sau hai lần thay đổi nội dung kháng cáo, lúc đầu không kháng cáo mức bồi thường, sau lại kháng cáo rồi rút, cuối cùng Vũ Đức Thuận lại xin giảm mức bồi thường.
Đại diện viện kiểm sát hỏi lý do, bị cáo Thuận đáp: "Bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt được thì xin giảm mức bồi thường luôn".
Nhân vật bị cấp sơ thẩm tuyên mức án nhẹ nhất là Trương Quốc Dũng (nguyên phó tổng giám đốc PVC) bị phạt 17 tháng tù về tội cố ý làm trái, bồi thường 2,3 tỉ đồng và chịu án phí hơn 79 triệu đồng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, mức bồi thường và án phí.
Các bị cáo còn lại đều xin giảm nhẹ hình phạt, số tiền bồi thường vì các tình tiết giảm nhẹ và vai trò hạn chế trong vụ án.
Đại diện viện kiểm sát hỏi các bị cáo: "Các bị cáo đều xác nhận có hành vi vi phạm, gây thiệt hại. Đã gây thiệt hại thì phải bồi thường, nếu các bị cáo xin giảm mức bồi thường thì số tiền đó ai chịu?".
Bị cáo Quý ấp úng trả lời: "Nếu phải bồi thường, bị cáo sẽ về nói vợ con ra khỏi nhà, đi thuê nhà trọ ở để bán nhà bồi thường được bao nhiêu thì được. Giờ bị cáo già yếu, bệnh tật nhiều, không có tiền để bồi thường".
GIA MINH
Báo Tuổi Trẻ
Báo Tuổi Trẻ
Relate Threads