EU đã phá băng quan hệ với Iran, tạo điều kiện cho công ty trong khối tranh thủ chớp thời cơ khai thác lợi ích từ con "tuấn mã" trong OPEC.
Bị cấm vận trong một thập kỷ, lĩnh vực dầu mỏ của Iran đã trở nên cũ kỹ lạc hậu, đang cần được nâng cấp đầu tư lớn. Ảnh: arabianoilandgas
"Tranh tối - tranh sáng"
Mặc dù các lệnh cấm vận đối với Iran đã được dỡ bỏ, nhiều công ty của Mỹ vẫn tỏ ra e dè khi nối lại quan hệ giao thương với đối tác Iran. Một số điều lệ trong lĩnh vực bảo hiểm và ngân hàng của Mỹ chưa được điều chỉnh cập nhật, điều này hạn chế khả năng tiếp cận thị trường tiềm năng của Iran.
Do lệnh cấm, các công ty đa quốc gia hoạt động tại Iran vẫn không được phép trực tiếp thanh toán hay chuyển vốn vào nước này.
Trong thời điểm "tranh tối - tranh sáng" này, không ai muốn mạo hiểm để mất mối làm ăn tại Mỹ. Các lệnh trừng phạt mới chỉ được tạm dừng chứ chưa dỡ bỏ hoàn toàn, ông Peter Sand, chuyên gia phân tích tàu biển của Hiệp hội Vận tải Biển Quốc tế Baltic and International Maritime Council, chỉ ra.
Hiện giới chức Iran vẫn đang ngóng chờ kết quả cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ sắp tới. Sự thay đổi đối với người ngồi ghế lãnh đạo Nhà Trắng có thể xoay chuyển quan hệ giữa Washington và Tehran, tháo nút số phận của các lệnh trừng phạt mà Iran đang phải gánh chịu.
Tranh thủ thời cơ
Ngược lại, Liên minh châu Âu đã dỡ bỏ tất các các lệnh cấm vận, tạo điều kiện cho công ty lớn trong khối tranh thủ chớp thời cơ khai thác lợi ích từ con "tuấn mã" Iran trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), củng cố vị trí của người tiên phong.
Iran xuất khẩu dầu hóa đặc và nhập khẩu xăng. Công ty Vitol của Thụy Sỹ sẵn sàng chi khoảng 260.000 USD cho một tàu chở dầu cỡ trung bình Alessandra Bottiglieri (25,063 tấn) để nhập dầu từ Iran. Công ty Gunvor của nước này thì trả 290.000 USD cho một chuyến tàu Maersk Messina (28,777 tấn).
Mặc dù vậy, điều này không đồng nghĩa hoạt động giao thương giữa châu Âu với Iran đã được nối lại bình thường. Các chủ tàu vẫn muốn được bảo hiểm đặc biệt với các chuyến tàu chở dầu ra và vào Iran.
Ngành bảo hiểm tàu biển bị chi phối bởi một nhóm 13 nhà bảo hiểm lớn. Trong đó, nhiều công ty nằm dưới ô dù của một hiệp hội bồi thường quốc tế có tên International Group of P&I Clubs. Hầu hết các công ty có nghiệp vụ tái bảo hiểm đóng trụ sở tại Mỹ. Do đó, nhiều chủ tàu lưỡng lự trong việc cấp tàu cho Iran.
Sau các đợt thỏa luận với chính phủ Mỹ, International Group of P&I Clubs đã tăng hạn mức tái bảo hiểm fall-back từ 80 triệu USD vào tháng Hai lên 500 triệu USD trong tháng Ba. Đây là một loại bảo hiểm bảo vệ quyền lợi của các chủ tàu hội viên đối với rủi ro thuộc trách nhiệm chủ tàu không được các loại bảo hiểm thông thường chấp nhận bảo hiểm như bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm hàng hóa và bảo hiểm cước.
Nhưng điều này làm nảy sinh một vấn đề. Để tàu chờ tại Vịnh Gulf để chở hàng cho Iran sẽ gây thiếu hụt tàu chở hàng cho Singapore. Do đó, chi phí thuê tàu chạy xuyên Singapore đã tăng hơn 50%, từ 100.000 USD đầu năm nay lên 155.000 - 165.000 USD.
Miếng bánh ngon
Bị cấm vận trong một thập kỷ, lĩnh vực dầu mỏ của Iran đã trở nên cũ kỹ lạc hậu, đang cần được nâng cấp đầu tư lớn.
Iran, đất nước rộng lớn với 78 triệu dân, có nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào vẫn được xem là thị trường xuất khẩu và nhập khẩu màu mỡ.
Hiện tại Iran có trữ lượng dầu mỏ lớn hàng thứ tư thế giới. Tuy nhiên từ năm 2012, sản xuất dầu của nước này đã giảm xuống dưới 3 triệu thùng mỗi ngày, xuất khẩu dầu mỏ cũng giảm xuống một nửa, khoảng 1,3 triệu thùng mỗi ngày thay vì 2,5 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2011.
Về khí đốt, Iran có trữ lượng hàng đầu thế giới và năm ngoái nước này chiếm vị trí thứ tư về sản lượng khí tự nhiên.
Không khó hiểu khi miếng bánh thị phần tại đây đang được nhiều công ty nước ngoài nhòm ngó và lăm le giành giật.
Bị cấm vận trong một thập kỷ, lĩnh vực dầu mỏ của Iran đã trở nên cũ kỹ lạc hậu, đang cần được nâng cấp đầu tư lớn. Ảnh: arabianoilandgas
"Tranh tối - tranh sáng"
Mặc dù các lệnh cấm vận đối với Iran đã được dỡ bỏ, nhiều công ty của Mỹ vẫn tỏ ra e dè khi nối lại quan hệ giao thương với đối tác Iran. Một số điều lệ trong lĩnh vực bảo hiểm và ngân hàng của Mỹ chưa được điều chỉnh cập nhật, điều này hạn chế khả năng tiếp cận thị trường tiềm năng của Iran.
Trong thời điểm "tranh tối - tranh sáng" này, không ai muốn mạo hiểm để mất mối làm ăn tại Mỹ. Các lệnh trừng phạt mới chỉ được tạm dừng chứ chưa dỡ bỏ hoàn toàn, ông Peter Sand, chuyên gia phân tích tàu biển của Hiệp hội Vận tải Biển Quốc tế Baltic and International Maritime Council, chỉ ra.
Hiện giới chức Iran vẫn đang ngóng chờ kết quả cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ sắp tới. Sự thay đổi đối với người ngồi ghế lãnh đạo Nhà Trắng có thể xoay chuyển quan hệ giữa Washington và Tehran, tháo nút số phận của các lệnh trừng phạt mà Iran đang phải gánh chịu.
Tranh thủ thời cơ
Ngược lại, Liên minh châu Âu đã dỡ bỏ tất các các lệnh cấm vận, tạo điều kiện cho công ty lớn trong khối tranh thủ chớp thời cơ khai thác lợi ích từ con "tuấn mã" Iran trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), củng cố vị trí của người tiên phong.
Iran xuất khẩu dầu hóa đặc và nhập khẩu xăng. Công ty Vitol của Thụy Sỹ sẵn sàng chi khoảng 260.000 USD cho một tàu chở dầu cỡ trung bình Alessandra Bottiglieri (25,063 tấn) để nhập dầu từ Iran. Công ty Gunvor của nước này thì trả 290.000 USD cho một chuyến tàu Maersk Messina (28,777 tấn).
Mặc dù vậy, điều này không đồng nghĩa hoạt động giao thương giữa châu Âu với Iran đã được nối lại bình thường. Các chủ tàu vẫn muốn được bảo hiểm đặc biệt với các chuyến tàu chở dầu ra và vào Iran.
Ngành bảo hiểm tàu biển bị chi phối bởi một nhóm 13 nhà bảo hiểm lớn. Trong đó, nhiều công ty nằm dưới ô dù của một hiệp hội bồi thường quốc tế có tên International Group of P&I Clubs. Hầu hết các công ty có nghiệp vụ tái bảo hiểm đóng trụ sở tại Mỹ. Do đó, nhiều chủ tàu lưỡng lự trong việc cấp tàu cho Iran.
Sau các đợt thỏa luận với chính phủ Mỹ, International Group of P&I Clubs đã tăng hạn mức tái bảo hiểm fall-back từ 80 triệu USD vào tháng Hai lên 500 triệu USD trong tháng Ba. Đây là một loại bảo hiểm bảo vệ quyền lợi của các chủ tàu hội viên đối với rủi ro thuộc trách nhiệm chủ tàu không được các loại bảo hiểm thông thường chấp nhận bảo hiểm như bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm hàng hóa và bảo hiểm cước.
Nhưng điều này làm nảy sinh một vấn đề. Để tàu chờ tại Vịnh Gulf để chở hàng cho Iran sẽ gây thiếu hụt tàu chở hàng cho Singapore. Do đó, chi phí thuê tàu chạy xuyên Singapore đã tăng hơn 50%, từ 100.000 USD đầu năm nay lên 155.000 - 165.000 USD.
Miếng bánh ngon
Bị cấm vận trong một thập kỷ, lĩnh vực dầu mỏ của Iran đã trở nên cũ kỹ lạc hậu, đang cần được nâng cấp đầu tư lớn.
Iran, đất nước rộng lớn với 78 triệu dân, có nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào vẫn được xem là thị trường xuất khẩu và nhập khẩu màu mỡ.
Hiện tại Iran có trữ lượng dầu mỏ lớn hàng thứ tư thế giới. Tuy nhiên từ năm 2012, sản xuất dầu của nước này đã giảm xuống dưới 3 triệu thùng mỗi ngày, xuất khẩu dầu mỏ cũng giảm xuống một nửa, khoảng 1,3 triệu thùng mỗi ngày thay vì 2,5 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2011.
Về khí đốt, Iran có trữ lượng hàng đầu thế giới và năm ngoái nước này chiếm vị trí thứ tư về sản lượng khí tự nhiên.
Không khó hiểu khi miếng bánh thị phần tại đây đang được nhiều công ty nước ngoài nhòm ngó và lăm le giành giật.
LỀ PHƯƠNG - bizlive.vn
Relate Threads