POSCO trúng thầu dự án Lọc hóa dầu Long Sơn 700 triệu USD

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
POSCO E&C sẽ xây dựng 28 bể chứa hóa dầu với tổng công suất 300.000 tấn bên trong khu phức hợp, đường ống vận chuyển nhiên liệu và một cảng luân chuyển đến các tàu.

Ngày 1/2, POSCO Engineering & Construction tiết lộ họ đã nhận được đơn đặt hàng để xây dựng một tổ hợp hóa dầu tại Việt Nam giá trị 700 triệu USD.

POSCO đã ký thỏa thuận với Lọc Hóa dầu Long Sơn, công ty thuộc sở hữu của Tập đoàn SCG Thái Lan nhằm xây dựng một cụm dầu khí tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào năm 2022.

4923_1232_refinery-1462540348498.jpg

POSCO E&C sẽ xây dựng 28 bể chứa hóa dầu với tổng công suất 300.000 tấn bên trong khu phức hợp, đường ống vận chuyển nhiên liệu và một cảng luân chuyển đến các tàu.

Trước đó, Tập đoàn SCG đã gửi thư cho Chính phủ Việt Nam đề nghị sở hữu 100% vốn trong một nỗ lực đẩy nhanh tiến độ dự án Long Sơn đã bị trì hoãn nhiều năm. SCG hiện đang nắm giữ 71% vốn cổ phần dự án, phần còn lại thuộc về Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN).

Giám đốc điều hành SCG, ông Roongrote Rangsiyopash cho biết, công ty hiện đang thảo luận với Chính phủ Việt Nam về các khoản tài trợ, chi tiết xây dựng. Khi được hỏi về việc có sẵn sàng mua lại 29% vốn còn lại, Rangsiyopash trả lời: “Tất cả các lựa chọn là mở”.

Chaovalit Ekabut, giám đốc tài chính SCG cho biết thêm, dự án sẽ có thể bị trì hoàn thêm 6 tháng nữa kể từ thời điểm hiện tại, các hoạt động nhằm phục vụ triển khai dự án vào nửa đầu năm 2022. Việc xây dựng sẽ bắt đầu vào nửa đầu năm nay.

Dự án phức hợp hóa dầu Long Sơn đã có nhiều năm trì hoãn do các nhà đầu tư đến và đi kể từ khi dự án này được Chính phủ Việt Nam chấp thuận năm 2008. Dự án ban đầu dự kiến được đưa vào sử dụng năm 2017.

Ba nhà đầu tư đầu tiên của dự án bao gồm SCG và hai Tập đoàn của Việt Nam là PVN và Vinachem, trong đó SCG là nhà đầu tư lớn nhất.

Năm 2012, Qatar Petroleum tham gia cuộc chơi khi sở hữu 25% cổ phần sự án, tuy nhiên công ty này tiến hành thoái vốn vào năm 2015 khi giá dầu thế giới bước vào thời kỳ sụt giảm mạnh. SCG sau đó nắm giữ 46% vốn cổ phần, tiếp quản lại lượng cổ phần bị “bỏ rơi” sau khi không tìm được đối tác mới phù hợp.

Một cổ đông khác là Vinachem cũng đã thoát khỏi dự án vào năm 2014, tổ chức này chuyển toàn bộ 11% cổ phần nắm giữ sang cho PVN.

Đối với SCG, dự án lọc hóa dầu Long Sơn có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng. “Điều mà chúng ta có thể thấy rõ, với dự án Long Sơn, hoạt động hóa dầu nói riêng và hoạt động kinh doanh của chúng tôi sẽ lớn mạnh hơn rất nhiều”. Cơ hội ở các lĩnh vực kinh doanh khác là tương đối nhỏ.

Bạch Mộc
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
 

Việc làm nổi bật

Top