Petrolimex chào sàn” giao dịch chính thức HOSE trong tháng 4 này trong khi PV OIL sẽ IPO vào tháng 6.
Cổ phiếu của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) liệu có kém hấp dẫn khi thực hiện bán đấu giá lần đầu ra công chúng (IPO) trong tháng 6 tới đây, bởi nguồn cung cổ phiếu xăng dầu bị đẩy ra thị trường quá lớn?
Thêm vào đó, PV OIL mặc dù là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn thứ hai trên thị trường, nhưng có thị phần chưa bằng một nửa so với “anh cả” Petrolimex chào sàn HOSE vào tháng 4 này.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên BNEWS đã phỏng vấn Tổng Giám đốc PVOIL Cao Hoài Dương.
BNEWS: Petrolimex chào sàn” giao dịch chính thức HOSE trong tháng 4 này trong khi PV OIL sẽ IPO vào tháng 6. Tại sao PV OIL chọn thời điểm này và ông có nghĩ rằng việc hai công ty cùng kinh doanh xăng dầu “trình làng” gần sát nhau như vậy sẽ là yếu tố bất lợi cho PV OIL?
Ông Cao Hoài Dương: PV OIL được xác định giá trị doanh nghiệp là 10.342 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2015 và giá trị này có thời hạn kết thúc là 30/6/2017.
Ðây là mốc có tính chất kỹ thuật để PV OIL thực hiện IPO. Ngoài ra, theo quy định mới của Chính phủ, tất cả các công ty có vốn trên 5 nghìn tỷ đồng trước khi cổ phần hoá đều phải có ý kiến của kiểm toán Nhà nước. Vì vậy, PV OIL không thể IPO sớm hơn.
Đúng là trong kinh doanh xăng dầu, Petrolimex là “anh cả” có nhiều thế mạnh, hiện chiếm xấp xỉ 50% thị phần trong nước. Tuy nhiên, PV OIL cũng có sức hấp dẫn riêng đối với nhà đầu tư.
Theo tôi được biết, cổ phiếu Petrolimex (PLX) đang giao dịch trên Upcom cao gấp 5 lần mệnh giá. Theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp, khi lên sàn HOSE thì giá giao dịch cũng sẽ như vậy, thậm chí có thể cao hơn.
Chúng tôi không dám hy vọng giá cổ phiếu của PV OIL cao như Petrolimex, thậm chí có thể thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, đây chính là điểm hấp dẫn nhà đầu tư, bởi như vậy là vẫn còn có nhiều cơ hội để tăng giá trong tương lai.
Bên cạnh đó, thị phần của PV OIL trong phân phối bán lẻ xăng dầu trong nước mới chiếm khoảng 22% đồng nghĩa với việc PV OIL vẫn còn nhiều dư địa để phát triển so với mức trần tối đa 50% thị phần quy định bởi Luật cạnh tranh và chống độc quyền.
Ngoài ra, do lo ngại lượng hàng đưa ra quá lớn khi IPO sẽ làm ảnh hưởng đến giá giao dịch cổ phiếu nên PV OIL sẽ cân nhắc kỹ lưỡng số lượng bán đấu giá lần đầu ra công chúng, trong khi sẽ dành một lượng lớn cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
BNEWS: Hoạt động kinh doanh của PV OIL phải tuân theo chỉ đạo “cứng” của Công ty mẹ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Theo ông đây có phải là điểm kém hấp dẫn của PV OIL so với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối khác?
Ông Cao Hoài Dương: Tôi nghĩ việc mua bán sản phẩm xăng dầu của Dung Quất không hẳn là điểm bất lợi với PV OIL. Khi thị trường khó khăn, khan hàng thì việc được mua sản phẩm xăng dầu của Dung Quất lại là một lợi thế và ngược lại.
Hiện Nhà nước đã có có chế để đảm bảo tính cạnh tranh về giá của sản phẩm xăng dầu Dung Quất. Theo đó, Nhà máy có thể tự quyết về giá xăng dầu. Thực tế cho thấy là tất cả các đầu mối khác mặc dù không bị bắt buộc phải tiêu thụ xăng dầu của Dung Quất, nhưng các doanh nghiệp này vẫn mua một lượng rất lớn sản phẩm của Dung Quất.
Ngoài ra, công ty mẹ của PV OIL là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hiện có sở hữu trong cả hai nhà máy lọc dầu duy nhất tại Việt Nam nên rõ ràng là PV OIL có những lợi thế về nguồn cung. Theo tôi nghĩa vụ tiêu thụ xăng dầu cho Dung Quất hay Nghi Sơn vào thời điểm này có thể là “gánh nặng” ,nhưng vào thời điểm khác lại là lợi thế, là ưu đãi.
BNEWS: Petrolimex đã có cổ đông chiến lược là JX và chiến lược của Petrolimex là “chung thuỷ” với một cổ đông chiến lược. Vậy đến thời điểm này, PV OIL đã “nhắm” được nhà đầu tư chiến lược nào chưa và tiêu chuẩn trong lựa chọn cổ đông chiến lược là gì?
Ông Cao Hoài Dương: Hiện có rất nhiều Công ty, Tập đoàn dầu khí nước ngoài muốn vào thị trường xăng dầu của Việt Nam thông qua hình thức trở thành cổ đông chiến lược của một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. PV OIL hiện chưa có nhà đầu tư chiến lược và không có bất kỳ một ràng buộc với đối tác nào.
Theo tôi, chính điều này làm nên sức hấp dẫn riêng của cổ phiếu PV OIL bởi “cánh cửa” vào thị trường phân phối xăng dầu Việt Nam thông qua việc mua cổ phiếu PV OIL đang rộng mở với tất cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tính đến thời điểm này, đã có 10 doanh nghiệp, Tập đoàn nước ngoài nộp hồ sơ thể hiện mong muốn trở thành cổ đông chiến lược của PV OIL.
Các doanh nghiệp này có 2 nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, 1 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, còn lại đến từ Nga, Trung Đông, Singapore, Thái Lan, Philippines… Tất cả các nhà đầu tư đều là các doanh nghiệp lớn, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và phân phối kinh doanh xăng dầu.
BNEWS: Ngoài việc thu hút được nguồn tài chính dồi dào khi “gả bán” PV OIL cho nhà đầu tư chiến lược thì điều này còn mang lại lợi ích gì nữa cho Tổng Công ty, thưa ông?
Ông Cao Hoài Dương: Theo Quyết định 58 ngày 26/12/2016, Chính phủ khẳng định sẽ không nắm giữ cổ phần chi phối tại PV OIL nên về mặt nguyên tắc, Nhà nước chỉ nắm khoảng 35% cổ phần tại PV OIL, 65 % còn lại có thể mang ra IPO và bán cho cổ đông chiến lược nước ngoài. Đây chính là điểm khác biệt tạo nên sự hấp dẫn riêng cho cổ phiếu PV OIL. Đây là cơ hội lớn cho các cổ đông tư nhân có thể mua tỷ lệ lớn cổ phiếu và nắm cổ phần chi phối tại PV OIL.
Từ đó, nhà đầu tư chiến lược có quyền tham gia thực sự vào công việc điều hành doanh nghiệp. Ðây cũng là kỳ vọng của PV OIL khi bắt tay với cổ đông chiến lược nước ngoài bởi các doanh nghiệp nước ngoài với bề dày kinh nghiệm sẽ giúp PV OIL chinh phục thị trường tốt hơn. Ngoài ra, khi Nhà nước không còn nắm tỷ lệ chi phối, PV OIL chắc chắn sẽ có nhiều sự linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh.
BNEWS: Giá cổ phiếu PLX bán cho JX gấp 3,9 lần mệnh giá ban đầu. Vậy giá cổ phiếu của PV OIL bán cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ được xác định ở mức nào?
Ông Cao Hoài Dương: Như đã nói ở trên, PV OIL sẽ tiến hành IPO trước 30/6/2017, tức là chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa. Trong khi đó, việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược thường mất rất nhiều thời gian bởi các nhà đầu tư chiến lược tương lai này sẽ phải tiến hành việc thẩm định đầu tư, cộng với thời gian đàm phán nữa nên chắc chắn mọi công việc phải tiến hành sau khi PV OIL thực hiện IPO.
Nhà nước cũng đã có quy định là giá bán cho cổ đông chiến lược không được thấp hơn giá thành công thấp nhất khi IPO. Vì vậy, sau khi IPO vào tháng 6, chúng tôi sẽ xác định giá IPO thấp nhất và trên cơ sở đó sẽ tính toán mức giá phù hợp để đàm phán với các nhà đầu tư chiến lược.
BNEWS: Xin cảm ơn ông!
Cổ phiếu của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) liệu có kém hấp dẫn khi thực hiện bán đấu giá lần đầu ra công chúng (IPO) trong tháng 6 tới đây, bởi nguồn cung cổ phiếu xăng dầu bị đẩy ra thị trường quá lớn?
Thêm vào đó, PV OIL mặc dù là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn thứ hai trên thị trường, nhưng có thị phần chưa bằng một nửa so với “anh cả” Petrolimex chào sàn HOSE vào tháng 4 này.
BNEWS: Petrolimex chào sàn” giao dịch chính thức HOSE trong tháng 4 này trong khi PV OIL sẽ IPO vào tháng 6. Tại sao PV OIL chọn thời điểm này và ông có nghĩ rằng việc hai công ty cùng kinh doanh xăng dầu “trình làng” gần sát nhau như vậy sẽ là yếu tố bất lợi cho PV OIL?
Ông Cao Hoài Dương: PV OIL được xác định giá trị doanh nghiệp là 10.342 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2015 và giá trị này có thời hạn kết thúc là 30/6/2017.
Ðây là mốc có tính chất kỹ thuật để PV OIL thực hiện IPO. Ngoài ra, theo quy định mới của Chính phủ, tất cả các công ty có vốn trên 5 nghìn tỷ đồng trước khi cổ phần hoá đều phải có ý kiến của kiểm toán Nhà nước. Vì vậy, PV OIL không thể IPO sớm hơn.
Đúng là trong kinh doanh xăng dầu, Petrolimex là “anh cả” có nhiều thế mạnh, hiện chiếm xấp xỉ 50% thị phần trong nước. Tuy nhiên, PV OIL cũng có sức hấp dẫn riêng đối với nhà đầu tư.
Theo tôi được biết, cổ phiếu Petrolimex (PLX) đang giao dịch trên Upcom cao gấp 5 lần mệnh giá. Theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp, khi lên sàn HOSE thì giá giao dịch cũng sẽ như vậy, thậm chí có thể cao hơn.
Chúng tôi không dám hy vọng giá cổ phiếu của PV OIL cao như Petrolimex, thậm chí có thể thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, đây chính là điểm hấp dẫn nhà đầu tư, bởi như vậy là vẫn còn có nhiều cơ hội để tăng giá trong tương lai.
Bên cạnh đó, thị phần của PV OIL trong phân phối bán lẻ xăng dầu trong nước mới chiếm khoảng 22% đồng nghĩa với việc PV OIL vẫn còn nhiều dư địa để phát triển so với mức trần tối đa 50% thị phần quy định bởi Luật cạnh tranh và chống độc quyền.
Ngoài ra, do lo ngại lượng hàng đưa ra quá lớn khi IPO sẽ làm ảnh hưởng đến giá giao dịch cổ phiếu nên PV OIL sẽ cân nhắc kỹ lưỡng số lượng bán đấu giá lần đầu ra công chúng, trong khi sẽ dành một lượng lớn cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
BNEWS: Hoạt động kinh doanh của PV OIL phải tuân theo chỉ đạo “cứng” của Công ty mẹ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Theo ông đây có phải là điểm kém hấp dẫn của PV OIL so với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối khác?
Ông Cao Hoài Dương: Tôi nghĩ việc mua bán sản phẩm xăng dầu của Dung Quất không hẳn là điểm bất lợi với PV OIL. Khi thị trường khó khăn, khan hàng thì việc được mua sản phẩm xăng dầu của Dung Quất lại là một lợi thế và ngược lại.
Hiện Nhà nước đã có có chế để đảm bảo tính cạnh tranh về giá của sản phẩm xăng dầu Dung Quất. Theo đó, Nhà máy có thể tự quyết về giá xăng dầu. Thực tế cho thấy là tất cả các đầu mối khác mặc dù không bị bắt buộc phải tiêu thụ xăng dầu của Dung Quất, nhưng các doanh nghiệp này vẫn mua một lượng rất lớn sản phẩm của Dung Quất.
Ngoài ra, công ty mẹ của PV OIL là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hiện có sở hữu trong cả hai nhà máy lọc dầu duy nhất tại Việt Nam nên rõ ràng là PV OIL có những lợi thế về nguồn cung. Theo tôi nghĩa vụ tiêu thụ xăng dầu cho Dung Quất hay Nghi Sơn vào thời điểm này có thể là “gánh nặng” ,nhưng vào thời điểm khác lại là lợi thế, là ưu đãi.
BNEWS: Petrolimex đã có cổ đông chiến lược là JX và chiến lược của Petrolimex là “chung thuỷ” với một cổ đông chiến lược. Vậy đến thời điểm này, PV OIL đã “nhắm” được nhà đầu tư chiến lược nào chưa và tiêu chuẩn trong lựa chọn cổ đông chiến lược là gì?
Ông Cao Hoài Dương: Hiện có rất nhiều Công ty, Tập đoàn dầu khí nước ngoài muốn vào thị trường xăng dầu của Việt Nam thông qua hình thức trở thành cổ đông chiến lược của một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. PV OIL hiện chưa có nhà đầu tư chiến lược và không có bất kỳ một ràng buộc với đối tác nào.
Theo tôi, chính điều này làm nên sức hấp dẫn riêng của cổ phiếu PV OIL bởi “cánh cửa” vào thị trường phân phối xăng dầu Việt Nam thông qua việc mua cổ phiếu PV OIL đang rộng mở với tất cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tính đến thời điểm này, đã có 10 doanh nghiệp, Tập đoàn nước ngoài nộp hồ sơ thể hiện mong muốn trở thành cổ đông chiến lược của PV OIL.
Các doanh nghiệp này có 2 nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, 1 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, còn lại đến từ Nga, Trung Đông, Singapore, Thái Lan, Philippines… Tất cả các nhà đầu tư đều là các doanh nghiệp lớn, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và phân phối kinh doanh xăng dầu.
BNEWS: Ngoài việc thu hút được nguồn tài chính dồi dào khi “gả bán” PV OIL cho nhà đầu tư chiến lược thì điều này còn mang lại lợi ích gì nữa cho Tổng Công ty, thưa ông?
Ông Cao Hoài Dương: Theo Quyết định 58 ngày 26/12/2016, Chính phủ khẳng định sẽ không nắm giữ cổ phần chi phối tại PV OIL nên về mặt nguyên tắc, Nhà nước chỉ nắm khoảng 35% cổ phần tại PV OIL, 65 % còn lại có thể mang ra IPO và bán cho cổ đông chiến lược nước ngoài. Đây chính là điểm khác biệt tạo nên sự hấp dẫn riêng cho cổ phiếu PV OIL. Đây là cơ hội lớn cho các cổ đông tư nhân có thể mua tỷ lệ lớn cổ phiếu và nắm cổ phần chi phối tại PV OIL.
Từ đó, nhà đầu tư chiến lược có quyền tham gia thực sự vào công việc điều hành doanh nghiệp. Ðây cũng là kỳ vọng của PV OIL khi bắt tay với cổ đông chiến lược nước ngoài bởi các doanh nghiệp nước ngoài với bề dày kinh nghiệm sẽ giúp PV OIL chinh phục thị trường tốt hơn. Ngoài ra, khi Nhà nước không còn nắm tỷ lệ chi phối, PV OIL chắc chắn sẽ có nhiều sự linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh.
BNEWS: Giá cổ phiếu PLX bán cho JX gấp 3,9 lần mệnh giá ban đầu. Vậy giá cổ phiếu của PV OIL bán cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ được xác định ở mức nào?
Ông Cao Hoài Dương: Như đã nói ở trên, PV OIL sẽ tiến hành IPO trước 30/6/2017, tức là chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa. Trong khi đó, việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược thường mất rất nhiều thời gian bởi các nhà đầu tư chiến lược tương lai này sẽ phải tiến hành việc thẩm định đầu tư, cộng với thời gian đàm phán nữa nên chắc chắn mọi công việc phải tiến hành sau khi PV OIL thực hiện IPO.
Nhà nước cũng đã có quy định là giá bán cho cổ đông chiến lược không được thấp hơn giá thành công thấp nhất khi IPO. Vì vậy, sau khi IPO vào tháng 6, chúng tôi sẽ xác định giá IPO thấp nhất và trên cơ sở đó sẽ tính toán mức giá phù hợp để đàm phán với các nhà đầu tư chiến lược.
BNEWS: Xin cảm ơn ông!
Kim Anh/BNEWS/TTXVN
Relate Threads